165-2024 - page 7

7
Ngày 26-7, TAND tỉnh Bến Tre tuyên chấp nhận kháng
cáo của bị đơn, hủy bản án sơ thẩm vụ án tranh chấp
quyền sử dụng đất (QSDĐ) giữa nguyên đơn là bà Phạm
Thị Oanh Em, ông Phạm Văn Hăn và bị đơn là bà Nguyễn
Thị Bạch Yến, ông Võ Văn Rỡ; giao hồ sơ cho TAND
huyện Bình Đại xét xử lại.
HĐXX nhận định qua đo đạc thực tế phần đất tranh
chấp giữa nguyên đơn và bị đơn có diện tích 3.019 m
2
,
diện tích đất tranh chấp này phía nguyên đơn đã được cấp
giấy chứng nhận QSDĐ; tuy nhiên bị đơn là người đang
sử dụng phần đất tranh chấp này.
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án,
có căn cứ xác định các phần đất tranh chấp có nguồn gốc
từ cha mẹ của các bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Nguyễn
Thị Lâm, Nguyễn Thị Bạch Yến tặng cho các bà này.
Từ năm 1995, khi có chủ trương lập hồ sơ địa chính, bà
Lâm và bà Tuyết đã đăng ký kê khai đất và được UBND
huyện Bình Đại cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
Năm 2006, UBND xã Đại Hòa Lộc đo vẽ lại bản đồ địa
chính, trong đó các thửa đất của bà Lâm và bà Tuyết đã
bao gồm phần diện tích đất kênh cặp đường Huyện lộ 40
(HL40).
Ngày 27-3-2008, bà Lâm và bà Tuyết chuyển nhượng
các thửa đất này cho ông Hăn và bà Em. Sau đó, ông Hăn
và bà Em được cấp giấy chứng nhận QSDĐ trong phần
đất bao gồm cả phần đất kênh cặp HL40.
Hơn nữa, căn cứ vào biên bản việc xác định ranh giới
phần đất ao tranh chấp ngày 24-3-2008, sau khi tiến hành
xác định ranh giới thửa đất giữa ba hộ thì các bà Yến,
Lâm, Tuyết đã thống nhất phần đất tính từ mép HL40 đi
sâu vào hướng nam 20 m và dài từ phần đất của bà Yến
đến phần đất của bà Lâm do UBND xã Đại Hòa Lộc quản
lý; phần còn lại từ 20 m vào trong do các hộ dân quản lý.
Như vậy có căn cứ xác định tại thời điểm lập biên bản
ngày 24-3-2008, phần đất phía trước cách HL40 của bà
Lâm, bà Tuyết nay là phần đất tranh chấp được các bên
thống nhất thuộc quyền quản lý của UBND xã. Đến ngày
27-3-2008, bà Lâm và bà Tuyết chuyển nhượng cho bà
Em và ông Hăn.
Tại Điều 7 của các hợp đồng chuyển nhượng có ghi:
“Phần đất cặp HL40 tính từ mép HL40 vào sâu 20 m theo
hướng nam thuộc UBND xã quản lý (kênh và bờ kênh)”.
Do đó, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
(UBND xã Đại Hòa Lộc và UBND huyện Bình Đại) cho
rằng việc chuyển nhượng QSDĐ giữa bà Lâm, bà Tuyết
với bà Em, ông Hăn là sai quy định và có yêu cầu độc lập
hủy một phần giấy chứng nhận là có căn cứ để xem xét.
Cấp sơ thẩm nhận định các phần đất nêu trên thuộc quyền
sử dụng hợp pháp của ông Hăn và bà Em; không chấp nhận
yêu cầu độc lập của UBND xã Đại Hòa Lộc và UBND
huyện Bình Đại là đánh giá chứng cứ chưa toàn diện.
Đồng thời, theo biên bản xác minh ngày 9-7-2024,
UBND xã Đại Hòa Lộc cung cấp thông tin hiện trạng con
kênh cặp HL40 vẫn được các hộ dân sử dụng dẫn nước
vào các vuông nuôi thủy sản.
Việc công nhận hiệu lực hợp đồng giữa bà Tuyết, bà
Lâm với ông Hăn, bà Em đối với phần đất này có một
phần con kênh nội đồng, làm ảnh hưởng đến lợi ích công
cộng và lợi ích hợp pháp của Nhà nước…
ĐÔNG HÀ
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy27-7-2024
BÙI TRANG
C
hiều 26-7, TAND TP Hà Nội
tiếp tục xét xử bị cáo Trịnh Văn
Quyết (cựu chủ tịch Tập đoàn
FLC) và 49 bị cáo khác trong vụ án
thao túng thị trường chứng khoán.
Thủ đoạn tinh vi, chiếm
đoạt hơn 3.600 tỉ đồng
Phát biểu quan điểm luận tội, đại
diệnVKS cho rằng thị trường chứng
khoán là kênh đầu tư, huy động vốn
cho doanh nghiệp để phát triển kinh
tế, tạo công ăn việc làm. Chính phủ
đã có nhiều chính sách để phát triển
thị trường chứng khoán, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ thể tham gia thị trường.
Các bị cáo là những người amhiểu
thị trường chứng khoán nhưng đã
có hành vi vi phạm pháp luật, ảnh
hưởng không nhỏ đến thị trường,
làm suy giảm niềm tin, tác động tiêu
cực đến công tác quản lý nhà nước,
thị trường chứng khoán.
Đối với bị cáo Trịnh Văn Quyết,
đại diện VKS cho rằng đây là bị cáo
chủ mưu, hành vi, thủ đoạn tinh vi.
Bị cáo lợi dụng sơ hở pháp luật về
góp vốn, niêm yết cổ phiếu, thực
hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài
sản hơn 3.600 tỉ đồng, thao túng thị
trường chứng khoán hơn 680 tỉ đồng.
Bị cáo Quyết đã sử dụng Công ty
Faros làm công cụ, chỉ đạo cấp dưới
và em gái Trịnh Thị Minh Huế thực
hiện hành vi gian dối tăng khống
vốn chủ sở hữu từ 1,5 tỉ lên 4.300
tỉ đồng. Sau đó, hoàn thiện thủ tục
để niêm yết và bán cổ phiếu, chiếm
đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của hơn
30.000 nhà đầu tư.
Thông qua các cổ phiếu đã niêm
yết của các công ty trong Tập đoàn
FLC, ông Quyết chỉ đạo bị cáo Huế
mượn giấy tờ cá nhân của 45 người
để thành lập, đứng tên doanh nghiệp
và mở 500 tài khoản tại 41 công ty
chứng khoán.
Các bị cáo sử dụng các tài khoản
này đặt lệnh mua bán liên tục nhằm
tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá
đối với nămmã cổ phiếuAMD, HAI,
GAB, FLC,ARTđể thu lợi bất chính.
VKS ghi nhận thái độ thành
khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bị
cáo tự nguyện dùng toàn bộ tài sản
để khắc phục hậu quả nhưng đến
nay mới khắc phục được hơn 200
tỉ đồng, không đáng kể so với hậu
quả của vụ án.
Cựu tổng giám đốc HOSE
bị đề nghị 6-7 năm tù
Đại diện VKS đề nghị HĐXX
tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết
Ông Trịnh VănQuyết tại phiên tòa. Ảnh: CTV
mức án 19-20 năm tù về tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản, 5-6 năm tù
về tội thao túng thị trường chứng
khoán, tổng hợp hình phạt chung
là 24-26 năm tù.
Bị cáo Trịnh Thị Minh Huế (em
gái ông Quyết) bị đề nghị mức án
13-14 năm tù về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, 4-5 năm tù về tội thao
túng thị trường chứng khoán, tổng
hợp hình phạt chung là 17-19 năm tù.
Bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga (em
gái ông Quyết) bị đề nghị mức án
7-8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản, 3-4 năm tù về tội thao túng
thị trường chứng khoán, tổng hợp
hình phạt chung là 10-12 năm tù.
Vụ án này, bốn cựu lãnh đạo của
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM
(HOSE) bị truy tố về tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ.
Trong đó, đại diện VKS đề nghị
tòa tuyên phạt các bị cáo Trần Đắc
Sinh (cựu chủ tịch) 8-9 năm tù, Lê
Hải Trà (cựu tổng giámđốc) vàTrầm
Tuấn Vũ (cựu phó tổng giám đốc)
6-7 năm tù, Lê Thị Tuyết Hằng (cựu
giám đốc phòng Quản lý và thẩm
định niêm yết) 3-4 năm tù.
Ở tội công bố thông tin sai lệch
hoặc che giấu thông tin trong hoạt
động chứng khoán, đại diện VKS
đề nghị tuyên phạt bị cáo Lê Công
Điền (cựu vụ trưởng Vụ Giám sát
công ty đại chúng) 36-42 tháng tù.
Cùng tội danh, bị cáo DươngVăn
Thanh (cựu tổng giám đốc Trung
tâmLưu ký chứng khoánViệt Nam)
bị đề nghị mức án 24-30 tháng tù,
PhạmTrungMinh (cựu trưởngphòng
thuộc Trung tâm Lưu ký chứng
khoán Việt Nam) 18-24 tháng tù.
Các bị cáo còn lại bị đề nghị từ
18-24 tháng tù đến 14-16 năm tù
theo các tội danh bị truy tố.•
Các bị cáo am hiểu thị
trường chứng khoán
nhưng đã có hành vi vi
phạm pháp luật, ảnh
hưởng không nhỏ đến
thị trường, làm suy giảm
niềm tin, tác động tiêu
cực đến công tác quản
lý nhà nước, thị trường
chứng khoán.
Xin bán toàn bộ tài sản tích góp để khắc phục
Trước đó, trình bày tại tòa, ôngTrịnhVăn Quyết nói rằng trong suốt thời
gian giải quyết vụ án, bị cáo“đau đáu”tìm cách khắc phục thiệt hại. Bị cáo
đã xin bán toàn bộ tài sản tích góp, bao gồm tài sản cá nhân và cổ phần
tại Tập đoàn FLC.
Hiện cơ quan điều tra đang phong tỏa khối tài sản của bị cáo ước tính
có giá trị 4.800-5.000 tỉ đồng, chưa kể 500 tỉ đồng bán hãng hàng không
Bamboo Airways mà đối tác chưa trả.
“Với tài sản cá nhân dành dụm hơn 20 năm, tôi mong HĐXX tạo điều
kiện để xử lý các tài sản, trong đó có cổ phần tại FLC, nắm giữ hơn 30%”
- ông Quyết nói.
Ông Quyết cho rằng tài sản của Tập đoàn FLC rất lớn, nói “khiêm tốn”
cũng trị giá hàng chục ngàn tỉ đồng với 5.000-6.000 phòng khách sạn 5
sao và nhiều tài sản khác.
“Tínhvo, tài sảncủaFLCcógiá trị thực lên tới hàngtỉ USD, nếubáncổphần
của cá nhân tôi cũng thu được hàng chục ngàn tỉ đồng”- ông Quyết nói.
Tuy nhiên, trả lời chủ tọa phiên tòa, ông Quyết cũng thừa nhận trong
khối tài sản củaTậpđoànFLC có tài sản thế chấp, có tài sản không thế chấp.
Bị đơn - ông Võ Văn Rỡ và bàNguyễn Thị Bạch Yến
sau phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: ĐÔNGHÀ
Saukhi thu thập thêmchứng cứ, tòa tuyênhủy án sơ thẩm
Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị
24-26 năm tù
Đại diện VKS cho rằng bị cáo Trịnh VănQuyết là chủmưu, thủ đoạn tinh vi nhưng đã thành khẩn khai báo,
tích cực khắc phục hậu quả.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook