192-2024 - page 3

3
phí, nếu người dân nào không có tài khoản
ngân hàng hoặc tài khoản thuộc những ngân
hàng không kết nối với hệ thống thì cũng
không thể hoàn tất nộp hồ sơ…
Dù vậy, ông Phong cho rằng những
vướng mắc nêu trên không phải là đa số và
có thể giải quyết. Quá trình cải cách nào
cũng sẽ gặp khó khăn, quan trọng là mục
tiêu lâu dài mà chúng ta hướng đến.
Còn ông Vương Hoài Nam, Chủ tịch
UBND phường 5, quận Gò Vấp, thì đánh
giá: Việc giải quyết TTHC đăng ký kết
hôn, xác nhận độc thân trực tuyến sẽ giúp
người dân tiết kiệm thời gian đi lại. Đồng
thời giải quyết hồ sơ trực tuyến dữ liệu
sẽ được truyền tải đến cơ quan phối hợp
nhanh hơn.
Tuy nhiên, hiện nay khi người dân điền
thông tin đăng ký phải khai rất nhiều
trường thông tin và có những thuật ngữ
hướng dẫn vẫn còn khó hiểu khiến người
dân phải khai đi khai lại nhiều lần.
“Đây là bước đầu, những khó khăn về
cập nhật dữ liệu và những vướng mắc nêu
trên sẽ dần được khắc phục. Khi đó, việc
áp dụng chuyển đổi số trong giải quyết hồ
sơ hành chính về hộ tịch sẽ rất thuận lợi
cho người dân” - ông Nam chia sẻ.
VÕ HÀ
trên của TP. Như ý kiến của
một người dân đã phản hồi
với chúng tôi: Số hóa dữ
liệu, thủ tục được thực hiện
online, tuy cán bộ và người
dân ít tiếp xúc nhưng lại giúp
chính quyền gần dân hơn.
Người dân ủng hộ
việc sử dụng dịch vụ
công trực tuyến
. Được biết thủ tục đăng ký
kết hôn, xác nhận tình trạng
hôn nhân cũng được giải
quyết qua dịch vụ công trực
tuyến tích hợp. Kết quả bước
đầu như thế nào, thưa ông?
+
Việc triển khai tiếp nhận
giải quyết thủ tục đăng ký kết
hôn, xác nhận tình trạng hôn
nhân trực tuyến mang lại các
lợi ích từ việc đơn giản hóa
TTHC, tiết kiệm thời gian,
thuận lợi cho người thực
hiện TTHC.
Cụ thể, từ hai thủ tục riêng
biệt, nay kết hợp thành một
thủ tục, giảm đi lại, giảm
thời gian giải quyết so với
làm riêng rẽ từng thủ tục.
Người thực hiện TTHC
không phải chứng minh tình
trạng hôn nhân khi đăng ký
kết hôn mà cơ quan đăng ký
hộ tịch có trách nhiệm kiểm
tra, xác minh tình trạng hôn
nhân của người yêu cầu đăng
ký kết hôn.
Sau hơn năm tháng thực
hiện, các địa phương của TP
đã tiếp nhận 997 hồ sơ đăng
ký kết hôn, xác nhận tình
trạng hôn nhân trực tuyến,
đã giải quyết 780 trường
hợp, đạt 5,3% trên tổng số
hồ sơ đăng ký kết hôn toàn
địa bàn TP.
Tỉ lệ này bước đầu triển
khai tuy chưa cao nhưng là
dấu hiệu tốt về sự chuyển biến
trong nhận thức và thể hiện sự
ủng hộ của người dân về sử
dụng dịch vụ công trực tuyến.
. Bước đầu triển khai dịch
vụ công trực tuyến sẽ không
tránh khỏi những bất cập,
vậy Sở Tư pháp TP.HCM
đã có những giải pháp nào
để giải quyết những bất cập
này, thưa ông?
+ Đúng là trong quá trình
thực hiện công tác đăng ký,
quản lý hộ tịch, Sở Tư pháp
có phát sinh một số vướng
mắc, khó khăn.
Có thể kể đến như hệ thống
Thời sự -
ThứTư 28-8-2024
Người dân đến làmthủ tục tại UBND
quậnGò Vấp. Ảnh: BẢOPHƯƠNG
Số hóa hơn 11,7 triệu hồ sơ hộ tịch
Đến nay, TP.HCMđã có hơn 11,7 triệu hồ sơ gồmbốn loại
sổ hộ tịch (đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai
tử và đăng ký nhận cha, mẹ, con) được số hóa.
Trong đó có hơn 11,1 triệu hồ sơ đăng ký trước ngày
1-1-2016 đủ điều kiện chuyển chính thức lưu trên cơ sở dữ
liệu hộ tịch điện tử của Bộ Tư pháp và đã đồng bộ vào hệ
thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp.
Đối với hồ sơ sau ngày 1-1-2016 đã cập nhật trực tiếp trên
hệ thống ngay từ khi tiếp nhận, xử lý.
giúpchínhquyền
NGUYỄNTIẾN
N
gày 27-8, tại TP Đà
Nẵng, Bộ Tư pháp đã tổ
chức Hội thảo góp ý về
dự thảo Đề án “Chuyển đổi
số trong công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật giai đoạn
2025-2030”.
Xây dựng trang thông
tin phổ biến luật
Hội thảo có sự tham dự
của lãnh đạo Sở Tư pháp
TP Đà Nẵng, Quảng Ngãi,
Thừa Thiên-Huế, Quảng
Nam, Quảng Bình, Bình
Định và các chuyên gia.
Theo TS Lê Vệ Quốc,
Cục trưởng Cục Phổ biến,
giáo dục pháp luật (Bộ Tư
pháp), Phó Trưởng ban
soạn thảo đề án, để chuyển
đổi số trong phổ biến, giáo
dục pháp luật thành công
phụ thuộc vào hai yếu tố
quan trọng đó là sự quyết
tâm của lãnh đạo và tính
khả thi của đề án.
Cụ thể, đó là sự quyết
tâm lãnh đạo, chỉ đạo
của Trung ương Đảng,
Nhà nước; sự nỗ lực thực
hiện của các cơ quan, địa
phương trong việc xây
dựng hạ tầng công nghệ;
công tác xây dựng đề án
cũng cần đảm bảo tính khả
thi, đi vào cuộc sống, phù
hợp với mọi tầng lớp nhân
dân. Vì vậy, ban soạn thảo
đề án muốn lắng nghe các
ý kiến đóng góp của các
địa phương, cơ sở để tiếp
thu.
Bà Đào Thị Phước
Hạnh, Phó Trưởng phòng
Phổ biến - Quản lý xử lý vi
phạm hành chính và Theo
dõi thi hành pháp luật (Sở
Tư pháp TP Đà Nẵng),
cho biết Sở Tư pháp TP
đã tham mưu UBND TP
xây dựng trang thông tin
điện tử để phổ biến, giáo
dục pháp luật, để cung cấp
chính xác, đầy đủ, kịp thời
thông tin về pháp luật.
Các quận, huyện, đơn
vị cũng thành lập nhiều
fanpage trên các nền tảng
mạng xã hội phổ biến để
cung cấp thông tin pháp
luật với hàng trăm ngàn
lượt người theo dõi.
Những trang này đã
góp phần thông tin, tuyên
truyền các chính sách
của Đảng, Nhà nước và
phản bác, phản biện đối
với các thông tin sai trái
trên không gian mạng.
Đồng thời góp phần lan
tỏa thông tin tích cực đến
cán bộ, đảng viên và nhân
dân TP.
Ứng dụng AI để giảm
tải cho chuyên viên
Sở Tư pháp TP cũng
kiến nghị Bộ Tư pháp
sớm hoàn thiện chính
sách, thể chế nhằm tháo
gỡ những vướng mắc,
khó khăn, khuyến khích
việc triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin, thực
hiện chuyển đổi số trong
phổ biến, giáo dục pháp
luật, đặc biệt là cơ chế về
kinh phí, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực
và chính sách xã hội hóa
trong công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật.
Tại hội thảo, các
chuyên gia cũng cho rằng
việc ứng dụng trí tuệ
nhân tạo (AI) để chuyển
đổi số trong phổ biến,
giáo dục pháp luật là một
xu hướng tất yếu đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao
của xã hội.
Vì vậy, cần đề xuất xây
dựng hệ thống phần mềm
trả lời tự động (Chatbot)
kết hợp với AI và dữ liệu
văn bản luật nhằm tự động
hóa quá trình làm việc,
giảm tải cho các chuyên
viên tư vấn.
Tại mỗi cơ quan hành
chính nên có 1-2 máy tính
phục vụ người dân khi
đến thực hiện thủ tục hành
chính có thể tra cứu và
làm theo hướng dẫn.
Thông qua việc sử dụng
AI, chính quyền có thể
nâng cao hiệu quả của
công tác phổ biến pháp
luật, giúp người dân tiếp
cận và hiểu rõ quyền và
nghĩa vụ pháp lý của
mình.•
Các chuyên gia cho
rằng việc ứng dụng
AI để chuyển đổi
số trong phổ biến,
giáo dục pháp luật
là một xu hướng tất
yếu đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao
của xã hội.
TSLêVệQuốc,CụctrưởngCụcPhổbiến,giáodụcphápluật(BộTưpháp),phátbiểutạihộithảo.Ảnh:MT
Bộ Tư pháp bàn về
chuyển đổi số, dùng AI
để phổ biến pháp luật
Sự quyết tâm của lãnh đạo và tính khả thi của đề án
sẽ quyết định sự thành công của việc chuyển đổi số
trong phổ biến, giáo dục pháp luật.
TƯ PHÁP VIỆT NAM ( 28 - 8 - 1945 – 28 - 8 - 2024 )
thông tin quản lý đăng ký hộ
tịch thường xuyên bị chậm,
từ chối truy cập, dữ liệu hiển
thị không đầy đủ…nên nhiều
trường hợp chưa giải quyết
được ngay yêu cầu của người
dân, mất nhiều thời gian tra
cứu, chỉnh sửa nội dung bản
sao trích lục.
Tình trạng không đồng bộ
giữa hệ thống thông tin giải
quyết hành chính và hệ thống
thông tin đăng ký quản lý hộ
tịch của Bộ Tư pháp chưa
được khắc phục (hồ sơ được
tiếp nhận trên cổng dịch vụ
công nhưng không hiển thị
hoặc hiển thị không đầy đủ
thông tin trên hệ thống đăng
ký quản lý hộ tịch).
Thời gian tối đa giải quyết
hồ sơ đăng ký kết hôn, xác
nhận tình trạng hôn nhân tại
cấp xã theo quy trình ban hành
theoQuyết định 309/QĐ-BTP
(năm ngày) nhiều lúc không
đảm bảo đúng hạn…
Trước những khó khăn này,
Sở Tư pháp đã thường xuyên
cập nhật, tổng hợp vướngmắc
của các địa phương trong quá
trình triển khai thực hiện các
TTHC thuộc lĩnh vực quản
lý, các TTHC giải quyết trên
môi trường điện tử.
Từ đó, chúng tôi kiến nghị
kịp thời với Bộ Tư pháp và
các cơ quan liên quan để điều
chỉnh các quy định của pháp
luật,quytrìnhgiảiquyếtTTHC,
cải thiện hạ tầng công nghệ
thông tin nhằm giải quyết tốt
hơn nữa yêu cầu đăng ký hộ
tịch của người dân.
. Xin cảm ơn ông.•
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook