9
nhà đầu tư thông qua tài trợ tác động
vào làm cho quy hoạch bị lái theo
lợi ích của nhà đầu tư, làm giảm lợi
ích của cộng đồng và xã hội” - ĐB
Lâm nhận xét.
Theo ông, thực tế các địa phương
trong thời gian qua, đặc biệt ở phần
quy hoạch chi tiết hầu như chỉ trông
chờ vào các nhà tài trợ mà không
dành kinh phí cho quy hoạch chi
tiết. Các địa phương cố gắng huy
động các nhà tài trợ và các nhà tài
trợ lại chủ yếu là các nhà đầu tư mà
sau này sẽ có các dự án trong các
quy hoạch chi tiết.
“Tôi chưa có số liệu chính xác
nhưng qua khảo sát thì phần lớn
những doanh nghiệp tài trợ cho các
dự án lập quy hoạch chi tiết thì sau
này đều có các dự án trúng đấu thầu
trong quy hoạch đó” - ĐB Lâm nêu.
Theo ông, điều này làm mất đi tính
khách quan, làmgiảm lợi ích của cộng
đồng trong vấn đề xây dựng các quy
hoạch, đặc biệt là quy hoạch chi tiết.
Thêm vào đó còn có tình trạng các
nhà thầu nhìn nhau, khi nhà thầu này
đã tài trợ dự án cho quy hoạch này
thì các nhà thầu khác tránh ra, không
bao giờ tham gia đấu thầu vào những
dự án đó nữa.
“Nhiều khi chỉ có một nhà thầu
tham gia đấu thầu
dự án trong quy
hoạch chi tiết mà
nhàthầuđóchínhlà
người đã tài trợcho
dự án quy hoạch.
Đây như tình trạng
“xí phần” và hiệu
quả của đấu thầu
gần như bị triệt
tiêu” - ĐB Lâm
nói và cho rằng đây là vấn đề khiến
nhân dân bức xúc.
Vì vậy, ĐB Lâm nói: “Tôi đề nghị
để ngăn ngừa triệt để việc lợi dụng
hình thức tài trợ này nhằm tác động
vào quy hoạch và chiếm lợi thế trong
đấu thầu hoặc vô hiệu hóa hiệu quả
của đấu thầu thì cần phải quy định
chặt chẽ. Thậm chí cấm việc tài trợ
cho công tác quy hoạch, đặc biệt là
quy hoạch chi tiết các dự án đô thị”.
Đừng để góp ý quy hoạch
chỉ là hình thức
ĐB Hoàng Thị Thanh Thúy (Tây
Ninh) chú ý tới quy định quy hoạch
phải lấy ý kiến cộng đồng dân cư có
liên quan. Bà đặt vấn đề: “Đối với quy
hoạchTPtrực thuộcTrung ương thì có
lấy ý kiến toàn bộ dân cư sống tại TP
đó không? Nếu lấy ý kiến dân cư của
CHÂNLUẬN
N
gày 27-8, Quốc hội tổ chức Hội
nghị đại biểu (ĐB) hoạt động
chuyên trách lần thứ sáu để
thảo luận về 12 dự án luật sẽ được
trình thông qua hoặc cho ý kiến vào
kỳ họp tháng 10. Một số ĐB đã có
ý kiến góp ý cho Luật Quy hoạch
đô thị và nông thôn.
Dễ bị lái theo lợi ích
của nhà đầu tư
ĐB Trần Văn Lâm (Bắc Giang)
tập trung vào nội dung “chính sách
của Nhà nước trong quy hoạch đô
thị và nông thôn” quy định tại khoản
3 Điều 10. Nội dung của quy định
này là khuyến khích các tổ chức, cá
nhân tham gia tài trợ cho quy hoạch.
Theo ĐB Lâm, chính sách xã hội
hóa nguồn lực tài trợ cho các hoạt
động của Nhà nước góp phần làm
giảm gánh nặng của ngân sách chi
cho các hoạt động này. Cộng thêm
Điều 12 quy định nguồn lực hỗ trợ
cho quy hoạch không được tài trợ trực
tiếp cho các tổ chức tư vấn lập quy
hoạch là khá chặt chẽ. ĐB Lâm cho
rằng mục tiêu của những quy định
này là bảo đảm công tác tài trợ không
tác động gì đến chất lượng của quy
hoạch hay các nhà tài trợ sẽ can thiệp
sâu làm giảm chất lượng quy hoạch.
“Tuy nhiên, trong thực tế thời gian
qua công tác tài trợ cho quy hoạch
là một trong những nguyên nhân các
Đại biểu
Trần
Văn Lâm
(Bắc
Giang)
cho
rằng
nên cấm
hoạt
động tài
trợ quy
hoạch.
Ảnh:
CHÂN
LUẬN
cả TP thì cụm từ cộng đồng dân cư là
chưa phù hợp. Bởi cụm từ này thường
để chỉ một cụmdân cư có quymô nhỏ,
tập trung tại một khu vực trong lãnh
thổ có tính chất quần cư cao”.
Dù cho rằng lấy ý kiến dân cư về
quy hoạch là quan trọng và cần thiết
nhưng ĐB Thúy nói quy định về vấn
đề này trong dự luật còn chung chung,
mang tính thủ tục, hình thức.Bàđềnghị
cần phải nghiên cứu bổ sung quy định
để việc lấy ý kiến có ý nghĩa như một
kênh thông tin phải xemxét trong hoạt
động quy hoạch và phải có cơ chế để
phản hồi việc tiếp thu hoặc không tiếp
thu của cơ quan quy hoạch đối với các
ý kiến góp ý của dân cư.
Bà Thúy cũng đề nghị phải bố trí
lại quy trình lấy ý kiến, thời điểm lấy
ý kiến quy hoạch sao cho việc lấy ý
kiến phải thực sự
có ý nghĩa thực
chất,tránhđểngười
dân cho rằng việc
lấy ý kiến là hình
thức và bản thân
họ cũng sẽ thờ ơ
với việc góp ý.
Ở góc độ khác,
ĐB Nguyễn Thị
Sửu (ThừaThiên-
Huế) đề nghị cần
quy định rõ hơn quyền và trách nhiệm
củaMTTQViệt Nam trong phản biện
quy hoạch đô thị và nông thôn trước
khi phê duyệt.
“Dự thảo luật hiện nay không có
quy định cho phép các hội nghề
nghiệp được phản biện, gây khó khăn
cho việc áp dụng. Trong khi các hội
nghề nghiệp của tỉnh như Hội Quy
hoạch và Phát triển đô thị, Hội Kiến
trúc sư, Hội Xây dựng… là những
hội nghề nghiệp có chức năng phản
biện xã hội, có chuyên môn phù hợp
để phản biện” - ĐB Sửu nói.
Bà đề nghị sửa đổi Điều 62 theo
hướng giao MTTQ Việt Nam đứng
ra mời các hội nghề nghiệp tham gia
phản biện quy hoạch đô thị và nông
thôn nhằm tạo điều kiện để các hội
được phát huy vai trò, chức năng,
nhiệm vụ.•
“Có tình trạng các nhà
thầu nhìn nhau, khi nhà
thầu này đã tài trợ dự án
cho quy hoạch này thì các
nhà thầu khác tránh ra,
không bao giờ tham gia
đấu thầu vào những dự
án đó nữa.”
Mới đây, UBND TP.HCM vừa đề xuất Thủ tướng Chính
phủ các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho tuyến đường
vành đai 4 TP.HCM. Với những cơ chế này, nếu được Thủ
tướng Chính phủ thông qua, dự án đường vành đai 4 sẽ có
nhiều thuận lợi trong quá trình triển khai dự án.
Theo Sở GTVT, dự án đường vành đai 4 có ý nghĩa quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thuộc vùng Đông
Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt, dự án
đường vành đai 4 có tính kết nối giao thông liên vùng rất quan
trọng trong giải quyết lưu thông hàng hóa, giảm chi phí logistics.
Tại Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế -
xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ
đã xác định đến năm 2030 phấn đấu hoàn thành đường vành
đai 4 TP.HCM.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 483 bổ
sung dự án đường vành đai 4 vào danh mục dự án quan trọng
quốc gia, trọng điểm ngành GTVT. Do đó, việc đẩy nhanh
tiến độ nghiên cứu chuẩn bị và triển khai đầu tư tuyến đường
này bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả về tính kinh tế - kỹ thuật
là rất cần thiết.
Các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho toàn bộ
tuyến đường vành đai 4 mà TP đề xuất tập trung vào nguồn
vốn, quy hoạch, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng
thông thường.
Tương tự về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết
định đầu tư các dự án xây dựng, quản lý công trình sau đầu tư
và quyết toán đầu tư và một số cơ chế khác cũng được đề xuất.
Dự án đường vành đai 4 TP.HCM dài hơn 206 km. Trong đó,
TP.HCM được giao làm cơ quan có thẩm quyền triển khai 17,3
km, Bình Dương 47,45 km. Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai 18,1
km, Đồng Nai 45,6 km và Long An 78,3 km.
ĐÀO TRANG
Cho doanh nghiệp tài trợ công tác
quy hoạch: Lợi bất cập hại
Theo đại biểu, trong thực tế, các doanh nghiệp tài trợ lập quy hoạch chi tiết thì sau này phần lớn sẽ được
trúng đấu thầu dự án trong quy hoạch đó.
Đề xuất nhiều cơ chế đặc thù cho dự án vành đai 4 TP.HCM
ĐB HoàngVăn Cường (Hà Nội) cho rằng hệ thống các
quy hoạch trong dự thảo luật đã được sàng lọc song vẫn
còn chồng chéo trong nội bộ các quy hoạch trong dự
thảo luật cũng như giữa các quy hoạch trong dự thảo
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn với Luật Quy hoạch.
Chẳnghạn, dự thảoLuậtQuyhoạchđô thị vànông thôn
quy định: Quy hoạch chung của huyện tỉ lệ là 1/5000 đến
1/25000, đồng thời quy hoạch chung của xã tỉ lệ 1/5000
đến 1/10000. “Nghĩa là phạm vi của quy hoạch huyện
sẽ phủ trọn quy hoạch xã, quy hoạch xã thì cũng chỉ chi
tiết đến mức như quy hoạch huyện. Như vậy là không
có điểm gì khác hơn” - ĐB Cường nhận xét.
ĐB Cường cho rằng dự thảo quy định quy hoạch chi
tiết khu vực xây dựng trong huyện cũng phủ trọn quy
hoạch chi tiết xây dựng trong xã, không có gì khác
nhau. Nếu quy hoạch xã có làm thì cũng chép lại quy
hoạch của huyện.
Vì thế, ĐB Cường kiến nghị đối với quy hoạch nông
thôn chỉ cần tập trung vào quy hoạch chung của huyện
và quy hoạch xây dựng chi tiết trong huyện, trong đó
bao phủ toàn bộ quy hoạch xã.
Còn đối với các TP trực thuộc Trung ương, ĐB Cường
lo ngại sẽ có hai quy hoạch được lập trên cùng một địa
bàn. Một là lập theo Luật Quy hoạch vàmột lập theo luật
này. ĐB Cường đề nghị cần phải phân định rõ ràng để
tránh trùng lặp quy hoạch.
Tránh chồng chéo quy hoạch
Với cơ chế đặc thù, đường vành đai 4 TP.HCMsẽ rút ngắn thời gian
thực hiện dự án. Ảnh: ĐT