11
Kinh tế -
Thứ Tư 28-8-2024
Đằng sau việc
Thái Lan bất ngờ
chi mạnh mua
nông sản Việt
Thái Lan đang chi mạnh tiền để thumua nông sản,
trong đó chủ lực là sầu riêng đông lạnh của Việt Nam.
THUHÀ
T
heo thống kê sơ bộ của
Hiệp hội Rau quả Việt
Nam (VN) - Vinafruit,
Thái Lan là quốc gia tăng
thu mua nông sản VN mạnh
nhất trong bảy tháng đầu năm.
Trongbảy thángđầunăm,Thái
Lan chi 123 triệu USD để thu
mua nông sản Việt, tăng 70%
so với cùng kỳ. Thái Lan đã
vươn lên vị trí thứ tư trong
top 10 thị trường xuất khẩu
chính của VN.
Sầu riêng Việt
hút hàng
Ông Nguyễn Thanh Bình,
Chủ tịch Vinafruit, nhấn
mạnh: Sầu riêng đông lạnh
là mặt hàng chủ lực, chiếm
tới 80% giá trị xuất khẩu trái
cây của VN sang Thái Lan.
Ngoài ra, thanh long, vải
thiều, nhãn, xoài đặc sản…
cũng ghi nhận tốc độ tăng
trưởng cao. Trong đó, thanh
long tăng hơn 15%, vải tăng
hơn 150% so với cùng kỳ.
Nhìn về thương mại rau
quả giữa hai nước, ông Đặng
Phúc Nguyên, Tổng thư ký
Vinafruit, cho biết: “Trước
đây, VN nhập siêu rau quả
Thái Lan vì chất lượng hàng
hóa trong nước chưa đảmbảo.
Hiện nay, chúng ta đã giảm
nhập khẩu nông sản từ Thái
Lan và đang xuất siêu sang thị
trường này với mặt hàng chủ
lực là sầu riêng đông lạnh”.
Năm 2014, Thái Lan vốn
là nguồn cung cấp rau quả số
1 cho VN, vượt qua cả Trung
Quốc và duy trì vị thế này đến
năm 2019 với giá trị hơn 464
triệu USD.
Tuy nhiên, đến năm 2023,
VN chỉ nhập 46,5 triệu USD
rau quả từThái Lan, giảm còn
1/10 so với năm 2019, đưa
Thái Lan xuống vị trí thứ chín
trong các nguồn cung cấp rau
quả choVN. Trong bảy tháng
đầu năm nay, VN chi 32 triệu
USD để nhập rau quả từ Thái
Lan, tăng 35% so với cùng kỳ
năm ngoái với các loại như
chà là, măng cụt, me...
Mặc dù Thái Lan là quốc
gia xuất khẩu nông sản hàng
đầu nhưng nước này vẫn có
nhu cầu nhập khẩu lớn các
mặt hàng của VN, nhất là sầu
riêng. Nguyên nhân do mùa
vụ sầu riêng của Thái Lan chỉ
kéo dài vài tháng, trong khi
nước ta có lợi thế thu hoạch
sầu riêng quanh năm.
“Để đảm bảo nguồn cung
phục vụ du lịch và xuất khẩu,
Thái Lan buộc phải tăng thu
mua sầu riêng. Thêm vào
đó, năm nay Thái Lan bị ảnh
hưởng nặng nề bởi hạn hán
do El Niño khiến sản lượng
sầu riêng giảm. Do đó, quốc
gia này đã tăng nhập khẩu sầu
riêng của VN. Đây là nguyên
nhân giúp giá trị xuất khẩu
nông sản VN qua thị trường
này tăngmạnh trong bảy tháng
đầu năm” - ông Nguyên nói.
Dù vậy, hiện nay Thái Lan
chỉ chấp nhận sầu riêng đông
lạnh của VN. Một số hàng
sầu riêng đông lạnh sau khi
nhập khẩu từ VN sẽ được
Thái Lan xuất khẩu ngược
sang thị trường khác.
Ông Nguyên dự đoán trong
thời gian tới sầu riêng tiếp tục
là mặt hàng mang lại nguồn
thu ngoại tệ cho nông dân,
Cá tra chế biến của Việt Nam
hút khách Thái Lan
Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, chuyên gia thị trường cá tra
thuộc Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sảnVN, cho biết
trong nửa đầu năm nay, Thái Lan là thị trường tiêu thụ cá
tra giá trị gia tăng nhiều nhất của VN.
Giá trị xuất khẩu đạt hơn 3 triệu USD, tăng 4% so với cùng
kỳ nămngoái, chiếm19% tỉ trọng trong tổng xuất khẩu sản
phẩm này sang các thị trường.
Các sản phẩm như cá tra cắt thỏi chiên chín đông lạnh,
cá tra fillet cắt khúc tẩmbột chiên chín đông lạnh, cá tra cắt
khúc tẩm bột chiên chín đông lạnh của VN... là mặt hàng
được người dân Thái Lan ưa chuộng.
Theo số liệu của Sở Công Thương TP.HCM, tính đến
nay, trên địa bàn TP có 34/546 cửa hàng xăng dầu đang
tạm ngừng hoạt động, nguyên nhân do giấy chứng nhận
đủ điều kiện bán lẻ hết hạn đang thực hiện cấp lại, tạm
ngưng sửa chữa hoặc lý do khác…
Đại diện Sở Công Thương TP.HCM cho biết với số
lượng cửa hàng đang tạm ngưng kinh doanh không ảnh
hưởng đến hoạt động cung ứng. Nguồn cung xăng dầu
vẫn đảm bảo cho người dân TP.
Trước đó, Sở Công Thương TP.HCM có văn bản gửi
Bộ Công Thương góp ý dự thảo Thông tư quy định, sửa
đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định trong hoạt động kinh
doanh xăng dầu... Trong đó, sở này cho biết có các quy
định gây ảnh hưởng đến thực tế công tác quản lý và cấp
giấy chứng nhận đối với cửa hàng xăng dầu, cần xem xét,
có hướng dẫn.
Cụ thể, quy định về điều kiện đại lý bán lẻ xăng dầu:
Thương nhân có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu
hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm năm trở lên… Còn
điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu “Thuộc sở hữu
hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm năm trở lên… Trường
hợp đi thuê cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân đi
thuê phải đứng tên tại giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều
kiện bán lẻ xăng dầu”.
Theo Sở Công Thương, để đáp ứng điều kiện về sở hữu
cơ sở vật chất kinh doanh xăng dầu theo quy định, doanh
nghiệp thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình
thức đồng sở hữu và chuyển toàn bộ tiền góp vốn theo
hợp tác.
Nghị định 95/2021/NĐ-CP đã bỏ khái niệm đồng sở
hữu, thay bằng hình thức sở hữu hoặc thuê với thời gian
tối thiểu năm năm nên doanh nghiệp gặp khó khăn trong
đáp ứng điều kiện do phát sinh về thuế, vốn góp...
Cũng tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định: “Sở hữu
cơ sở vật chất kinh doanh xăng dầu gồm cửa hàng bán lẻ
xăng dầu, kho, phương tiện vận tải, cầu cảng, phương tiện
tra nạp, phòng thử nghiệm và các phương tiện khác phục
vụ sản xuất, kinh doanh xăng dầu là việc sở hữu riêng.
Hoặc sở hữu chung theo phần với tỉ lệ phần sở hữu tối
thiểu 35% giá trị loại cơ sở vật chất tại thời điểm xác lập
quyền sở hữu cơ sở vật chất đó”. Tuy nhiên, hiện chưa có
hướng dẫn, quy định cụ thể.
Để thống nhất trong quản lý, phù hợp với các quy định
hiện hành, sở kiến nghị Bộ Công Thương có hướng dẫn
hoặc quy định cụ thể đối với nội dung phương pháp xác
định. Hoặc quy định loại tài liệu chứng minh việc sở hữu
35% giá trị từng loại cơ sở vật chất để Sở Công Thương
TP.HCM có cơ sở rà soát, xem xét, giải quyết thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền được giao.
Bên cạnh đó, thành phần hồ sơ đối với trường hợp cấp
mới giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng
dầu theo quy định vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau.
Vì vậy, sở đề nghị Bộ Công Thương có hướng dẫn
cụ thể: Tài liệu chứng minh tính hợp pháp về xây dựng
của cửa hàng bán lẻ xăng dầu; bản sao giấy tờ pháp lý
chứng minh quyền sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê
từ năm năm trở lên của thương nhân đề nghị cấp giấy
chứng nhận…
TÚ UYÊN
doanh nghiệp Việt, nhất là
khi sầu riêng đông lạnh đã
chính thức được xuất khẩu
qua Trung Quốc.
Giá trị xuất khẩu sầu riêng
dự kiến có thể tăng đột biến
lên 3,5 tỉ USD, trong đó dự
kiến sầu riêng đông lạnh có
thể đạt 400-500 triệu USD
trong năm nay.
Khai thác thị trường
Thái Lan
Ngoài sầu riêng, thời gian
qua, nhiều tập đoàn, doanh
nghiệp bán lẻ của Thái Lan
như Gourmet Merket hay
Central Retail đang tăng thu
mua nông sản Việt với các
mặt hàng như vải thiều, thanh
long, nhãn tươi.
Tại siêu thị của Central
Retail Thái Lan, nhiều mặt
hàng VN được ưa chuộng
như thanh long, phở, bún, cà
phê, chè…Trong khi tại các
hệ thống siêu thị của Central
Retail VN có tới 95% sản
phẩm là hàng VN, như tôm
Cà Mau, cá ba sa, xoài cát
Hòa Lộc...
Theo số liệu thống kê của
Tổng cục Hải quan, hiện nay
một sốmặt hàng như thủy sản,
hạt điều, cà phê, hạt tiêu từ
VN xuất khẩu qua Thái Lan
cũng ghi nhận tốc độ tăng
trưởng tốt.
Bộ Công Thương cũng
khuyến nghị để đẩy mạnh
hơn nữa hoạt động xuất khẩu
sang thị trường Thái Lan, các
doanh nghiệp cần nắm bắt kỹ
thị hiếu, sở thích, thói quen
lẫn quy cách đóng gói, chế
biến của người tiêu dùng
Thái Lan.
Doanh nghiệp cũng cần
nghiên cứu, tìmhiểu kỹ lưỡng
về các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy
trình và các điều kiện để xin
giấy chứng nhận nhập khẩu từ
các cơ quan chức năng. Đồng
thời cần ứng dụng công nghệ
tiên tiến trong chế biến, bảo
quản sản phẩm nhằm đảm
bảo duy trì chất lượng trong
quá trình vận chuyển.
Bên cạnh đó, Bộ Công
Thương cũng khuyến khích
doanh nghiệp tiếp tục tham
dự các hội chợ triển lãm,
chương trình xúc tiến thương
mại nhằmquảng bá sản phẩm,
thương hiệu, tìm kiếm đối tác
phù hợp...•
Sầu riêng đông lạnh chiếm80% thị phần xuất khẩu sang Thái Lan. Ảnh: THUHÀ
Thái Lan chi 123
triệu USD để thu
mua nông sản Việt,
tăng 70% so với
cùng kỳ.
Ảnhchụpngày26-8một cửahàngxăngdầu thôngbáo tạmngừng
kinh doanh để sửa chữa. Ảnh: TÚUYÊN
Hàng chục cửahàng xăngdầuởTP.HCMvẫnđóng cửa