7
Ngày 27-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên
họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật, thảo
luận, cho ý kiến đối với ba dự án luật gồm Luật Quản lý
và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi), Luật
Nhà giáo, Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tại phiên họp, Chính phủ nghe trình bày tờ trình tóm
tắt, báo cáo tiếp thu ý kiến thẩm định; đồng thời thảo luận
các nội dung chính sách tại các dự án luật. Cho ý kiến
cụ thể đối với từng nội dung thảo luận, Thủ tướng Phạm
Minh Chính phân tích, nhấn mạnh thêm một số quan điểm
đối với việc xây dựng các dự án luật.
Về quan điểm chung, Thủ tướng yêu cầu bám sát, thể
chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước về các vấn đề có liên quan; bám sát và
thể hiện rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua
trong đề nghị xây dựng các luật.
Cùng với đó, tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật
theo hướng bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách
quan, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc, bất cập
trong thực tiễn.
“Cơ chế, chính sách phải thông thoáng, khả thi nhưng
kiểm soát được, trong đó có chính sách phù hợp, hiệu quả
để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực chất lượng cao
liên quan đến ba lĩnh vực mà ba dự án luật điều chỉnh; huy
động mọi nguồn lực hợp pháp cho phát triển đất nước” -
Thủ tướng cho biết.
Với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh
nghiệp, Thủ tướng yêu cầu rà soát, tháo gỡ được những bất
cập, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, kế thừa những
quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả
của luật hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với
các quy định của pháp luật có liên quan…
Về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng
lưu ý tiếp tục bám sát, quán triệt và thể chế hóa các chủ
trương của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, định hướng xây dựng chính sách phát triển công
nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…
Về dự án Luật Nhà giáo, Thủ tướng nhấn mạnh yêu
cầu nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ, sứ mệnh trồng người của đội ngũ nhà giáo
trong điều kiện mới với quan điểm “thầy cô là động lực,
truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên”.
Kết luận tại phiên họp, Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng
chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện
các dự án luật theo quy định để trình Quốc hội tại kỳ họp
thứ tám vào tháng 10.
BÙI TRANG
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứTư 28-8-2024
Thủ tướng PhạmMinhChính chủ trì phiên họp chuyên đề
về xây dựng pháp luật. Ảnh: VGP
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách thông thoángnhưngphải kiểmsoát được
CHÂNLUẬN
N
gày 27-8, Hội nghị đại biểu
Quốc hội (ĐBQH) hoạt động
chuyên trách khai mạc với
mục tiêu mà theo Chủ tịch QH
Trần Thanh Mẫn phát biểu khai
mạc xác định là “để thảo luận cho
ý kiến với 12 dự án luật”.
Hội nghị ĐBQHhoạt động chuyên
trách sẽ thảo luận 12 dự án luật, bao
gồm 11 dự án luật đã được QH cho
ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ bảy
vừa qua. Cùng với đó là một dự án
luật được trình QH cho ý kiến tại
kỳ họp thứ tám là Luật Điện lực
(sửa đổi), nếu được chuẩn bị tốt,
QH thảo luận đạt sự đồng thuận cao
thì Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH
xem xét, phối hợp với Chính phủ
trình QH thông qua tại kỳ họp thứ
tám theo quy trình tại một kỳ họp.
“Nhật làm 230 luật/năm,
mỗi luật 1-2 trang”
Theo Chủ tịch QH, ngay sau
kỳ họp thứ bảy, UBTVQH đã chỉ
đạo các cơ quan của QH phối hợp
với cơ quan của Chính phủ khẩn
trương nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý
kiến, bám sát quan điểm, mục tiêu,
nguyên tắc chỉ đạo đã được thống
nhất từ đầu khi xây dựng và đưa vào
dự án luật, chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh trong quá trình hoàn
thiện, chỉnh lý được.
Đồng thời, UBTVQH yêu cầu
phải lưu ý kiến nghị của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng
chịu sự tác động trực tiếp, các vấn
đề địa phương, người dân, doanh
nghiệp gặp vướng mắc, cần tháo gỡ
để chỉnh lý, hoàn thiện quy định.
Trên cơ sở đó, tại phiên họp chuyên
đề pháp luật và phiên thường kỳ
tháng 8, UBTVQH đã kết luận về
việc tiếp thu, chỉnh lý đối với từng
dự án luật và chỉ đạo hoàn thiện hồ
sơ trình hội nghị.
Thời gian qua, theo Chủ tịch QH,
công tác xây dựng pháp luật có nhiều
tiến bộ nhưng cũng còn nhiều mặt
hạn chế cần phải rút kinh nghiệm.
“Tại sao luật chúng ta ban hành
thực hiện không bao lâu phải điều
chỉnh, phải sửa, luật chưa ban hành
đã muốn điều chỉnh, sửa. Các địa
phương khi có luật triển khai thực
hiện chưa đồng bộ, chưa đến nơi
đến chốn” - Chủ tịch QH nêu.
Sau khi cho biết tới đâyUBTVQH
sẽ tổ chức một diễn đàn xây dựng
pháp luật, Chủ tịch QH kể: Ông
tiếp chủ tịch đảng Tự do của Nhật,
người ta cho hay một kỳ họp QH
người ta làm 230 luật, một luật
1-2 trang. Luật của Việt Nam mấy
trăm trang, trên 100 điều. Vẫn theo
lời ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ
tịch QH Nguyễn Khắc Định mới đi
Trung Quốc học tập kinh nghiệm,
trao đổi cũng biết Trung Quốc một
năm họp QH hai kỳ, mỗi kỳ họp
khoảng 3-7 ngày.
“Như vậy, việc làm luật là
UBTVQH, ủy viên chuyên trách
của QH làm, tới đây chúng ta phải
đổi mới như thế nào?” - Chủ tịch
QH đặt vấn đề.
Bộ trưởng phải tham gia
xây dựng luật
Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn đề
nghị bám sát nguyên tắc thống nhất
Chủ tịchQuốc hội Trần ThanhMẫn cho biết không thể ủy nhiệmcho vụ trưởng,
thứ trưởngmà bộ trưởng không thamgia trong xây dựng luật. Ảnh: QH
từ đầu nhiệm kỳ là ưu tiên cao nhất
cho chất lượng dự án luật, không
chạy theo số lượng, chỉ những dự
án luật bảo đảm chất lượng, giải
quyết thỏa đáng các vấn đề vướng
mắc mới trình QH thông qua.
“Nội dung chưa chín, chưa rõ thì
dứt khoát không đưa vào luật chứ
bây giờ làm luật muốn đưa vào vấn
đề này, vấn đề nọ nhưng chưa đánh
giá tác động, chưa rõ nhưng chúng
ta sửa sẽ chưa có cơ sở” - ông Trần
Thanh Mẫn nói.
Ông Mẫn cũng đề nghị phải quán
triệt các nghị quyết của Trung ương,
đặc biệt là Quy định 178 của Bộ
Chính trị về kiểm soát quyền lực,
phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực trong công tác xây dựng pháp
luật. Các chính sách phải bảo đảm
không để sơ hở, phòng ngừa, ngăn
chặn tham nhũng chính sách, lồng
ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ
của ngành, lĩnh vực.
Tới đây, Trung ương sẽ họp giữa
tháng 9 để thảo luận các vấn đề kinh
tế - xã hội, ngân sách nhà nước…,
Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn đề
nghị Chính phủ chỉ đạo ngay các
bộ trưởng phải trực tiếp xây dựng
luật của ngành mình.
“Không thể ủy nhiệm cho vụ
trưởng, thứ trưởng mà bộ trưởng
không tham gia trong xây dựng
luật. Nếu từ bộ là cơ quan soạn
thảo làm tốt trình lên Bộ Tư pháp
thẩm định, trình Chính phủ sẽ có
chất lượng, khi gửi qua QH, Hội
đồng Dân tộc, các ủy ban thẩm tra
có đủ cơ sở để thẩm tra” - Chủ tịch
QH Trần Thanh Mẫn nói.•
Chủ tịch Quốc hội Trần
Thanh Mẫn đề nghị bám
sát nguyên tắc thống
nhất từ đầu nhiệm kỳ là
ưu tiên cao nhất cho chất
lượng dự án luật, không
chạy theo số lượng.
Trại giam cho người chưa thành niên
có nên không?
Tại Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách, một trong những ý kiến
nổi lên khi thảo luận dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN)
là quy định xây dựng trại giam riêng dành cho NCTN.
ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu rằng không nhất thiết phải
xây dựng trại giam riêng cho NCTN, bởi trong dự án luật đã có quy định
về xử lý chuyển hướng đối với NCTN vi phạm pháp luật.
“Trong điều kiện hiện nay, nếu xây dựng trại giam thì rất tốn kém. Ta
xây dựng trại giam riêng có thể chỉ giam giữ 5-7 người thì lãng phí, nhất
là với điều kiện ngân sách hiện nay. Cho nên việc xây dựng trại giam
riêng cho NCTN là không nên” - ĐB Hòa nói và tán thành phương án có
một phân khu riêng trong trại giam dành cho NCTN.
ĐB Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) tán thành việc có trại giam riêng cho NCTN
vì điều này thể hiện chính sách tốt đẹp của chế độ nhưng ông nói xây
dựng trại giam riêng là rất khó khăn.
“Nếu xây dựng trại giam riêng cho NCTN thì chỉ có thể là khu vực nhất
định thôi, có thể chỉ mấy trại trong cả nước. Như vậy thì cự ly từ quê của
NCTNđến chỗđó là rất xa, rất khó thực hiện tráchnhiệmcủagiađình trong
thămnuôi, phối hợp giáo dục choNCTNphạm tội”- ĐBTrầnĐình Gia nói.
Không thểủynhiệmchovụ trưởng
xây dựng luật
“Không thể ủy nhiệm cho vụ trưởng, thứ trưởngmà bộ trưởng không thamgia trong xây dựng luật…”
- Chủ tịchQuốc hội TrầnThanhMẫn cho biết.