16
KHOAĐIỀM
G
aza từ lâu là một trong
những nơi cómật độ dân
số cao nhất hành tinh.
Kể từ khi xung đột Israel -
Hamas nổ ra hơn 10 tháng
trước, diện tích mà người
dân Gaza có thể sống được
đã giảm đi đáng kể, theo tờ
The Wall Street Journal
.
“Vùng an toàn”
cũng không an toàn
Đầu năm nay, các lệnh sơ
tán từ Israel đã buộc người
dân Gaza phải di dời và sống
trongcáckhuvực tươngđương
33% diện tích dải đất này.
Trong những tuần gần đây,
lực lượng Israel lại tấn công
vào các khu vực mà trước đây
Israel đã đánh dấu là vùng
an toàn, tức đã “quét sạch”
Hamas. Tuy nhiên, lúc này
phía Israel cho biết các chiến
binhHamas vẫn đang trà trộn,
lẩn trốn trong những khu vực
này nên phải truy quét tiếp.
Trong nhiều tháng qua,
Israel cho rằng các chiến
binh Hamas đang sử dụng
một khu vực an toàn do Israel
chỉ định có tên làAl-Mawasi
để tấn công lực lượng Israel
và tập hợp lại lực lượng. Các
cuộc không kích của Israel
đã gây ra thương vong cho
dân thường trong khu vực
Al-Mawasi này.
“Một trong những biện pháp
phòng ngừa để giảm thiểu
thiệt hại cho dân thường là
Không chỉ cơ sở hạ tầng mà
năng lực y tế và thực phẩm
cũng rất ít ỏi, trong khi nước
sạch cũng đang khan hiếm.
Các lệnh sơ tán khiến việc
cứu trợ thêm khó khăn. Văn
phòng điều phối nhân đạo
của Liên hợp quốc báo cáo
rằng các cuộc sơ tán đã khiến
con đường chính vận chuyển
hàng viện trợ nhân đạo bị
tắc nghẽn.
Phía Liên hợp quốc cho biết
hiện các nhân viên cứu trợ
gần như không thể di chuyển
theo tuyến đường này, khiến
việc cung cấp các sản phẩm
cần thiết gặp nhiều khó khăn.
Nỗi lo dịch bệnh vốn đã
thường trực ngày càng trở
nên cấp bách hơn. Nước thải
chưa qua xử lý, tình trạng
thiếu nước sạch, không đủ
thực phẩm, cơ sở y tế bị tấn
công và thiếu đồ dùng vệ sinh
cá nhân đang làm trầm trọng
thêm nỗi lo về việc bùng phát
dịch bệnh không thể kiểmsoát.
“Tình trạng quá tải, thiếu
nước nghiêm trọng và dịch vụ
vệ sinh tối thiểu đang khiến
việc lây lan của các dịch bệnh
trở nên dễ dàng hơn” - ông
Jacob Granger, điều phối
viên dự án của tổ chức phi
lợi nhuận Bác sĩ không biên
giới, cảnh báo.
Thực tế này chắc chắn sẽ tạo
thêm áp lực quốc tế lên Israel
về việc chấm dứt xung đột.
Hiện các nhà trung gian
hòa giải của Mỹ và các nước
Ả Rập đang thúc đẩy Israel
và Hamas đồng ý thỏa thuận
ngừng bắn để làm dịu tình
hình. Tuy nhiên, đến thời
điểm này hai bên vẫn chưa
tìm được tiếng nói chung.•
Quốc tế -
ThứTư 28-8-2024
sơ tán dân thường khỏi các
khu vực chiến sự” - phía lực
lượngPhòng vệ Israel cho biết.
Để tránh thêm nhiều người
dân thiệtmạng, Israel đangyêu
cầu người dân dồn vào một
khu vực nhỏ củaAl-Mawasi.
Trong tháng 8, lực lượng
Israel đã ban hành chín lệnh
sơ tán, áp dụng cho cả những
khu vực trước đây Israel đã
chỉ định là vùng an toàn. Liên
hợp quốc ước tính các lệnh
sơ tán này ảnh hưởng đến
213.000 người.
Theo tờ
The Wall Street
Journal
, điều đó có nghĩa
là hầu như 2,2 triệu người ở
Gaza hiện chen chúc trong
một khu vực rộng chỉ gần 39
km
2
, tương đương 11% diện
tích dải đất.
Áp lực tăng,
Israel sẽ nhượng bộ?
Việc không gian sống của
người dân Gaza ngày càng
bị thu hẹp có nguy cơ làm
trầm trọng thêm cuộc khủng
hoảng nhân đạo vốn đã rất tồi
tệ ở Gaza.
Không gian sống chật hẹp,
điều kiện sống chắc chắn sẽ tồi
tệ hơn bình thường. Như tại
Al-Mawasi, các nhómcứu trợ
cho biết khu vực này đã chật
ních người dân sống trong lều.
Không gian sống của người dânGaza ngày càng bị thu hẹp. Ảnh: THEWALL STREET JOURNAL
ÔngTrumpdọabỏtranhluậnvớibàHarris
Đội ngũ tranh cử của Phó Tổng thống Mỹ Kamala
Harris và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26-8
đã tranh cãi gay gắt về quy tắc của buổi tranh luận do đài
ABC News tổ chức vào tháng tới, theo hãng tin
Reuters
.
Theo đó, ông Brian Fallon, người phát ngôn chiến dịch
tranh cử của bà Harris, nói rằng đội ngũ của phó tổng
thống muốn ABC News giữ cho micro của các ứng cử
viên luôn bật trong suốt sự kiện, không tắt tiếng khi đối
thủ của họ đang phát biểu.
“Phó tổng thống đã sẵn sàng đối phó với những lời nói
dối và sự ngắt lời liên tục của ông Trump trên sóng truyền
hình. Ông Trump nên ngừng trốn sau nút tắt tiếng đó” -
ông Fallon nói.
Trong khi đó, phía ông Trump đe dọa sẽ rút khỏi sự kiện
này, cáo buộc ABC News thiên vị.
“Tại sao tôi phải tranh luận với bà Harris trên đài này cơ
chứ?” - ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social.
Ông Jason Miller, cố vấn cấp cao của chiến dịch tranh
cử của cựu Tổng thống Trump, nói rằng phía ông Trump
đã đồng ý với các điều khoản tương tự như cuộc tranh
luận hồi tháng 6 của đài CNN, nhấn mạnh rằng “không có
thay đổi nào đối với các quy tắc đã thỏa thuận”.
Trước đó, ABC News thông báo Phó Tổng thống Harris
và cựu Tổng thống Trump đã đồng ý tham gia buổi tranh
luận do đài này tổ chức vào ngày 10-9, đánh dấu buổi tranh
luận lần đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống từ sau khi
ông Biden rút khỏi chiến dịch tranh cử.
THẾ VINH
Nga phóng hơn 200 tên lửa, UAV
vào hạ tầng năng lượng Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng
Nga đã tấn công bằng tên lửa và máy bay không người
lái (UAV) quy mô lớn nhắm vào Ukraine trong sáng 26-8
khiến bảy người thiệt mạng, gần 50 người bị thương, theo
tờ
The Kyiv Independent
. Ông Zelensky cho biết phía Nga
đã sử dụng hơn 100 tên lửa và 100 UAV nhắm mục tiêu
trực tiếp vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Kiev.
Trước đó, ông Mykola O Meatchuk, Tư lệnh Không
quân Ukraine, cho biết trên nền tảng Telegram rằng lực
lượng không quân nước này đã bắn hạ 102/127 tên lửa và
99/109 UAV lao tới Ukraine.
Theo ông Meatchuk, đòn tấn công này có “quy mô lớn
nhất” từ trước đến nay trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Cơ quan dịch vụ khẩn cấp nhà nước Ukraine cho biết
các hoạt động cứu hộ đã hoàn tất lúc 20 giờ 30 ngày 26-8.
Gần 740 nhân viên cứu hộ tham gia ứng phó với các vụ
tấn công.
Về phía Nga, Bộ Quốc phòng nước này cho biết lực
lượng Moscow đã sử dụng vũ khí có độ chính xác cao để
tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng ở Ukraine
(các cơ sở mà Moscow cho là đã hỗ trợ cho tổ hợp công
nghiệp - quân sự của Kiev).
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các mục tiêu bị tấn công bao
gồm các trạm biến áp điện, trạm nén khí và các địa điểm
lưu trữ vũ khí - máy bay ở các TP gồm Kiev, Vinnitsa,
Zhitomir, Khmelnitsky, Dnepropetrovsk, Poltava, Mykolaiv,
Kirovograd và Odessa, theo hãng thông tấn
TASS
.
Phía Nga cho biết đòn tấn công này đã tạo ra sự gián
đoạn trong việc cung cấp năng lượng trên khắp Ukraine.
DƯƠNG KHANG
Người dân Gaza:
“Không còn nơi nào để đi”
“Không cònnơi nàođểđi”là câu trả lời chung của rất nhiều
người dân ở Gaza khi được hỏi về việc sơ tán.
“Không còn nơi nào để đi nữa. Chỉ còn Deir al-Balah và
bây giờ họ yêu cầu chúng tôi di tản khỏi Deir al-Balah. Sau
bao nhiêu lần di tản, chúng tôi không còn sức để di tản
thêm”- đài CNN dẫn lời một người dân phải sơ tán tại Gaza.
“Có tiếng bomđạn, tiếng súng vàmáy bay trực thăng bốn
cánh quạt... vì vậy chúng tôi buộc phải chạy trốn. Mọi người
đi đến nơi vô định. Họ không biết gì cả” - ông Muhammad
Awad, một người sơ tán, nêu thực tế.
BS Jacob Granger, điều phối viên dự án của tổ chức phi
lợi nhuận Bác sĩ không biên giới, chỉ trích: “Yêu cầu người
dân sơ tán liên tục là vô nhân đạo. Người dân không còn đồ
đạc, không còn nơi nào để đi. Không có chỗ để dựng lều”.
Việc sơ tán liên tục và không gian sống bị thu hẹp gây
nên cảm giác đau buồn, sợ hãi cho nhiều người dân Gaza.
“Việc thu hẹp không gian
sinhsống,kếthợpvớitìnhtrạng
đôngđúc,mất anninhgia tăng,
cơ sở hạ tầng không đầy đủ
và quá tải, các cuộc tấn công
đang làmtrầmtrọng thêmtình
hình nhân đạo của người dân
Gaza”- Liênhợpquốc cảnhbáo.
Tiêu điểm
Các nhà trung gian
hòa giải củaMỹ và
ẢRập đang thúc
đẩy Israel vàHamas
đồng ý thỏa thuận
ngừng bắn, tuy nhiên
đến nay hai bên vẫn
chưa tìmđược tiếng
nói chung.
Cựu Tổng thốngMỹ Donald Trump. Ảnh: REUTERS
Khủng hoảng nhân đạo ở Gaza
ngày càng trầm trọng
Xung đột kéo dài, người dânGaza ngày càng phải đối mặt thêmnhiều rủi ro về sức khỏe, thiếu ăn
khi phải sơ tán liên tục và không gian sinh sống ngày càng bị thu hẹp, chỉ còn 11%diện tích dải đất.