13
NGUYỄNQUYÊN
T
ại TrườngTHCSNguyễn
Thái Bình (quận 6), giờ ra
chơi không có cảnh học
sinh (HS) tụm năm tụm ba
chơi điện thoại. Thay vào đó,
các em cùng chơi đá cầu, cờ
vua, đọc sách, tham gia hoạt
động thể thao. Bởi theo quy
định, HS không được phép
mang điện thoại vào trường.
Phụ huynh vui khi
con không được mang
điện thoại vào trường
Đang chơi đá cầu, NgôKhải
Anh,HS lớp6, bộc bạch: “Nhờ
có trò chơi này, emđã có thêm
nhiều bạn mới. Chơi vừa vui
vừa giải tỏa căng thẳng sau
giờ học”. Khải Anh cho biết
với quy định trên, em thấy
rất thoải mái, không sợ bị
mất điện thoại, tập trung hơn
vào việc học, có thời gian trò
chuyện với bạn bè.
Ở góc độ phụ huynh, chị
Lê Thị Thu Nguyệt ủng hộ
nội quy của trường. “Trước
khi trường đưa ra quy định,
từ đầu vợ chồng tôi đã xác
định không cho con đem điện
thoại vào trường vì rất khó
kiểm soát” - chị Nguyệt nói.
Theo chị Nguyệt, việc cấm
HS sử dụng điện thoại trong
trường là điều đúng đắn. Điều
này giúp các con chú tâm vào
việc học, có thời gian thamgia
vào các hoạt động của trường
cũng như chơi với bạn cùng
trang lứa. Hiện trường cũng đã
tổ chức nhiều hoạt động để giờ
chơi HS có thể tham gia, tạo
môi trườnggiao tiếpvàgắnkết.
Bà PhạmThị PhươngHồng,
Hiệu trưởng Trường THCS
NguyễnThái Bình, cho biết có
ba lý do khiến trường đưa ra
quy định trên. “Khi tới trường,
tôi muốn các emdành hết thời
gian, tâm trí vào việc học và
các hoạt động của trường. Tôi
muốn giúp phụ huynh hạn chế
bớt thời gian con của họ sử
dụng điện thoại bởi nhiều gia
đình bất lực trong việc kiểm
soát việc sử dụng điện thoại
của con. Mặt khác, nhiều em
sử dụng điện thoại chủ yếu
để lên mạng xã hội. Bên cạnh
những yếu tố tích cực, mạng
xã hội cũng có những yếu tố
tiêu cực. Trong quá trình sử
dụng, các em thường hình
thành hội nhóm không tránh
khỏi những mâu thuẫn. Quy
định trên sẽ ngăn ngừa những
sự việc không hay xảy ra” - bà
Hồng nói.
Để hỗ trợ HS trong việc kết
nối với gia đình khi có việc
cần, bà Hồng cho biết trường
đã gắn năm điện thoại bàn và
cung cấp các số điện thoại
để phụ huynh nắm. Đối với
hoạt động giảng dạy, những
tiết học cần tra cứu kết nối
mạng, trường có hai phòng
máy có thể tổ chức giảng dạy.
Saumột thời gian thực hiện,
thầy Lê Chánh Thi, giáo viên
công nghệ thông tin, rất vui
khi thấy giờ ra chơi, học trò
cùng nhau đá cầu, đọc sách
hoặc thảo luận về một vấn
đề nào đó.
Từ tháng 9 này, Trường
THPT Thạnh Lộc, quận 12
cũngcấmHSsửdụngđiệnthoại
di động, kể cả trong giờ chơi.
Trong khi đó, cũng là trường
công tại quận 12, đây là năm
thứ hai TrườngTHPTTrường
Chinh không cho HS sử dụng
điện thoại trong khuôn viên
trường. ÔngTrịnhDuyTrọng,
Hiệu trưởng nhà trường, nói
rõ: “Chúng tôi không cấmHS
mang điện thoại vào trường
nhưng các em không được
sử dụng điện thoại tùy tiện.
Các em chỉ được sử dụng đối
với những tiết học giáo viên
cho phép”.
Ông Trọng thừa nhận việc
quản lý vấn đề này không đơn
giản vì các em đã quá quen
và bị hấp dẫn bởi những trò
chơi trên điện thoại. Vì thế,
trường tích cực truyền thông
đểHShiểu rõ quy định và thực
hiện tốt. HS chưa thực hiện
đúng quy định bị nhắc nhở,
thậm chí trường sẽ phối hợp
với phụ huynh để giáo dục.
Để giúp HS xa rời điện thoại,
trường đầu tư cơ sở vật chất,
các sân bãi để HS có thể vui
chơi thể thao.
Học sinh Trường THCSNguyễn Thái Bình (quận 6) chơi cờ vua trong giờ ra chơi. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Quy định học sinh không được mang
điện thoại vào trường
Thông tư 32/2020 ngày 15/9/2020 của Bộ GD&ĐT có quy
định:“HS không được sử dụng điện thoại di động, các thiết
bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc
học tập và không được giáo viên cho phép”.
Đời sống xã hội -
ThứBảy 21-9-2024
Nhiều trường ở TP.HCM cấm
học sinh sử dụng điện thoại
Phụ huynh ủng hộ các trường tại TP.HCMcấmhọc sinh sử dụng điện thoại di động trong khuôn viên.
Nhiều trường nói
“không” với điện thoại
từ cách đây năm năm
Năm năm nay, Trường
THCS Lê Văn Tám, quận
Bình Thạnh nghiêm cấm HS
sửdụngđiện thoại trongkhuôn
viên trường, gồm cả giờ học
và giờ chơi. Điều đáng nói
công tác chuyển đổi số trong
từng tiết học lại được trường
đẩy mạnh.
Ông Nguyễn Anh Tuấn,
Hiệu trưởng nhà trường, lý
giải sở dĩ trường triển khai
từ sớm vì giờ ra chơi, đa số
các em dùng điện thoại để
chơi game.
Để đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong các
tiết học, trường chú trọng đầu
tư cơ sở vật chất. Đến nay,
trường đã có hai phòng máy
vi tính, có kết nối mạng để tổ
chức dạy học nếu giáo viên có
nhu cầu. Bên cạnh đó, trường
còn có thư viện thông minh
được trang bị 50 máy phục
vụ cho việc tra cứu thông tin
cho các em.
Tương tự, đây là năm thứ
năm, Trường THCS Nguyễn
Văn Luông, quận 6 không
cho HS mang điện thoại vào
trường. Điều này được nêu
rõ trong nội quy của trường.
HS sẽ bị nhắc nhở, thậm chí
bị đánh giá hạnh kiểm nếu vi
phạm nhiều lần.
ÔngĐinh PhúCường, Hiệu
trưởng nhà trường, chia sẻ
trường có phòngmáy, cómáy
chiếu để phục vụ cho việc dạy
học. Vì vậy, sau khi làm việc
với giáo viên, trường thống
nhất không cho phépHSmang
điện thoại vào trường.
Em Phạm Nguyễn Bảo
Như, HS lớp 8, ủng hộ quy
định trên. Nếu cần tra cứu
bài, em sẽ chuẩn bị trước ở
nhà hoặc hỏi thêm giáo viên.
Nếu có việc cần liên hệ với
gia đình, em sẽ xuống văn
phòng hoặc nhờ các thầy cô
giám thị.
“Không mang điện thoại
vào trường em có thời gian
trò chuyện với bạn nhiều hơn,
giờ ra chơi em có thể xuống
sảnh nghe nhạc hoặc vào thư
viện đọc sách” - Như nói.
Như cho biết tại lớp học
thêmbuổi chiều sau giờ chính
khóa, do ai cũng có điện thoại
nên hầu như ít tiếp xúc, lớp
học vì thế rất buồn.
Là giáo viên chủ nhiệm
trong nhiều năm qua, thầy
Thanh Phương nhìn nhận quy
định trên hợp lý. Từng tham
dự một tiết học được phép sử
dụng điện thoại, thầy Phương
nhận xét điện thoại giúp giáo
viên dễ dàng tạo trò chơi gây
hứng thú cho việc học nhưng
lại mất sự kết nối và hạn chế
sự thảo luận nhóm.
“Khi không sử dụng điện
thoại, thầy có thể tổ chức
nhiều hoạt động nhóm như
kể chuyện, đóng kịch hay hát
cùng nhau trong giờ sinh hoạt
chủnhiệm.Nhờvậymọi người
gắn kết với nhau hơn” - thầy
Phương nói.•
Sau một thời gian
thực hiện, thầy Lê
Chánh Thi, giáo
viên công nghệ
thông tin, rất vui
khi thấy giờ ra chơi,
học trò cùng nhau
đá cầu, đọc sách
hoặc thảo luận về
một vấn đề nào đó.
Nhànghiên cứuNguyễnĐìnhĐầuquađời
Theo thông tin từ phía gia đình, nhà nghiên cứu
Nguyễn Đình Đầu đã qua đời ở tuổi 104, lúc 12 giờ 40
phút ngày 20-9 vì tuổi cao sức yếu.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu sinh năm 1920
tại Hà Nội. Năm 1953, ông tốt nghiệp cử nhân khoa
học - xã hội thuộc ĐH Công giáo Paris (Pháp), sau đó
về sinh sống và làm việc tại Sài Gòn. Sau năm 1975,
ông tiếp tục sinh sống tại TP.HCM và tập trung cho
công tác giảng dạy, nghiên cứu lịch sử, địa lý. Ông để
lại rất nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng về địa bạ
và bản đồ. Năm 2005, ông nhận giải thưởng Trần Văn
Giàu về công trình
Nghiên cứu địa bạ và ruộng đất triều
Nguyễn
. Đây là công trình nghiên cứu đồ sộ của ông
được giới chuyên môn đánh giá rất cao.
Năm 2008, ông là nhà nghiên cứu đầu tiên nhận giải
nghiên cứu của Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cũng là người có
bộ sưu tập bản đồ lớn nhất Việt Nam. Ông sưu tầm và
lưu giữ gần 4.000 bản đồ cổ của Việt Nam và phương
Tây. Đây là những tư liệu quý giá khẳng định chủ quyền
biển, đảo Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Ông từng công bố các bài viết rất giá trị
của mình về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đối với
Hoàng Sa và Trường Sa trên báo
Pháp Luật TP.HCM
.
Năm 2020, nhân dịp tròn 100 tuổi, ông và Nhà xuất
bản Trẻ đã phát hành tập 3 của bộ
Tạp ghi Việt Sử Địa
.
Đây là bộ sách mang đến nhiều tư liệu quý liên quan đến
địa lý, lịch sử dân tộc. Trong tập 3, nhiều ghi chép của
nhà nghiên cứu thuộc loại tài liệu quý chưa được công
bố. Điểm nhấn ở tập này là những bài viết, phân tích
khoa học về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Gần đây, ngày 14-11-2022, đại diện Nhà xuất bản Trẻ đã ký
kết hợp đồng tác quyền trọn đời các tác phẩm của nhà nghiên
cứu Nguyễn Đình Đầu với mong muốn đưa các tác phẩm
nghiên cứu có giá trị của ông đến với đông đảo bạn đọc.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nhận được sự kính
trọng không chỉ bởi sự nghiêm túc, tận tụy khi thực hiện
các công trình nghiên cứu về lịch sử, địa lý Việt Nam
qua từng thời kỳ, những cống hiến quan trọng cho khoa
học Việt Nam mà còn bởi lối sống giản dị, nhân ái với
mọi người. Ông luôn có những trăn trở sâu sắc về việc
bảo vệ các giá trị quan trọng để xây dựng và phát triển
đất nước.
VĂN HÀ
Nhà
nghiên
cứu
Nguyễn
ĐìnhĐầu
trong dịp
ramắt tập
3
Tạp ghi
Việt Sử
Địa
. Ảnh:
NXB Trẻ