210-2024 - page 7

7
Ngày 20-9, TAND TP Cần Thơ xử sơ thẩm vụ tham ô
tài sản xảy ra tại UBND xã Trường Xuân, huyện Thới Lai.
HĐXX tuyên phạt các bị cáo Sơn Thị Hồng Linh (cựu kế
toán UBND xã) 15 năm tù về tội tham ô tài sản.
Bị cáo Nguyễn Thanh Bình (cựu chủ tịch UBND xã) bị
phạt một năm sáu tháng tù, Nguyễn Thị Kiều Trang (cựu
thủ quỹ xã) một năm tù cùng về tội vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Tòa còn buộc các bị cáo liên đới khắc phục nốt số tiền
hơn 80 triệu đồng, trong đó bị cáo Linh phải khắc phục
50% trong số này. Tòa cũng buộc bị cáo Linh phải trả lại
cho bị cáo Bình 477 triệu đồng là tiền bị cáo Bình đã nộp
khắc phục hậu quả trước đó.
Theo cáo trạng, Linh là kế toán UBND xã Trường
Xuân. Bị cáo lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, lợi
dụng việc chủ tịch UBND xã giao quản lý tài khoản, chữ
ký số của chủ tài khoản, lập giấy rút dự toán để rút tiền từ
ngân sách nhà nước dẫn đến gây thất thoát cho ngân sách
hơn 653 triệu đồng.
Bị cáo chiếm đoạt từ nhiều khoản tiền như tiền sửa máy
phôtô, máy tính; thanh toán chứng từ mua xăng; thanh
toán chứng từ mua cây kiểng; tiền hỗ trợ người bị ảnh
hưởng COVID-19; tiền phụ cấp cho cán bộ ấp, cán bộ thú
y, sinh hoạt phí HĐND xã…
Bị cáo Bình là chủ tịch UBND xã, đồng thời là chủ tài
khoản UBND xã nhưng đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm
tra, giám sát dẫn đến thiệt hại nên phải chịu trách nhiệm
hình sự với tổng số tiền hơn 617 triệu đồng.
Bị cáo Trang là thủ quỹ UBND xã nhưng không trực
tiếp quản lý tiền mặt, không mở sổ quỹ theo dõi và thực
hiện việc thu, chi theo quy định mà lại giao tiền cho Linh
dẫn đến thiệt hại nên phải chịu trách nhiệm với tổng số
tiền hơn 328 triệu đồng.
Cũng theo cáo trạng, ông Đoàn Tiến Nhanh với vai trò
là chủ tịch UBND xã Trường Xuân (từ tháng 1-2020 đến
ngày 19-8-2020) đã quản lý thiếu chặt chẽ, thiếu kiểm tra,
giám sát dẫn đến gây thất thoát cho ngân sách nên phải
chịu trách nhiệm với số tiền hơn 36 triệu đồng. Tuy nhiên,
hành vi chưa đủ định lượng để truy cứu trách nhiệm hình
sự.
NHẪN NAM
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Bảy21-9-2024
HỮUĐĂNG- SONGMAI
N
gày 20-9, TANDTP.HCM tiếp
tục xét xử bị cáo Trương Mỹ
Lan và 33 bị cáo khác về các
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa
tiền và vận chuyển trái phép tiền
tệ qua biên giới.
Đây là phần vụ án nằm trong giai
đoạn 2 của vụ án xảy ra tại Công ty
CPTập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân
hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các
đơn vị có liên quan.
Mời cơm trưa để bàn việc
phát hành trái phiếu
Theo cáo buộc, bị cáo Võ Tấn
Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc
SCB) đã tham gia cuộc họp bàn về
chủ trương phát hành trái phiếu với
Trương Mỹ Lan và là đồng phạm,
giúp sức tích cực cho bà Lan hoàn
thành việc bán trái phiếu, chiếm
đoạt số tiền hơn 28.469 tỉ đồng của
35.818 bị hại.
Trình bày tại tòa, bị cáo Văn khai
làm việc tại SCB từ tháng 7-2013
đến tháng 7-2020 thì nghỉ việc. Bị
cáo Văn thừa nhận các con số mà
cáo trạng quy kết.
Bị cáo Văn khai bà Lan đã mời
Văn cùng cựu chủ tịch SCB Đinh
Văn Thành, phó tổng giám đốc
SCB Nguyễn Phương Hồng, tổng
giám đốc Công ty Chứng khoán
Tân Việt Nguyễn Tiến Thành và
phó tổng giám đốc Tập đoàn Vạn
Thịnh Phát Hồ Bửu Phương đến
cùng ăn cơm trưa để bàn về việc
phát hành trái phiếu.
Tại bữa cơm, bà Lan ra chủ trương
đồng ý cho mượn Công tyAn Đông
để phát hành trái phiếu, huy động
nguồn tiền cho hoạt động của SCB
và giao cho năm cá nhân trên chủ
động nghiên cứu thực hiện.
Bị cáo Văn nói mình không có
nghiệp vụ chuyên môn về chứng
khoán, trái phiếu mà chỉ tập trung
công tác điều hành SCB nên việc
phát hành các gói trái phiếu, bị cáo
không tham gia.
Đến khi có sản phẩm cuối cùng,
SCB chỉ giới thiệu với khách hàng.
Mỗi ngày, SCB chỉ bán được vài
chục tỉ đồng tiền trái phiếu nhưng
bà Nguyễn Phương Hồng tạo ra các
giao dịch ảo về việc mua bán trái
phiếu để các bị hại vào mua.
Khi được hỏi về nhận thức của
mình, bị cáo Văn nghẹn ngào bật
khóc rồi trình bày ở thời điểm phát
hành trái phiếu, bị cáo chỉ nghĩ là
tăng thu nhập, khai thác nguồn tài
nguyên khách hàng của SCB đã gầy
dựng nhiều năm qua.
“Khi xảy ra sự cố này, bị cáo rất
đau lòng, không nghĩ sẽ gây tác hại
quá lớn cho quá nhiều người. Bản
thân bị cáo vô cùng đau lòng” - bị
cáo Văn nói.
Về việc chạy dòng tiền khống tạo
lập trái phiếu, bị cáo Văn trình bày
không biết, không tham gia chỉ đạo
các nhân viên SCB ký khống các
chứng từ để chạy dòng tiền.
Cựu tổng giám đốc SCB khẳng
định quá trình thực hiện công việc
tại SCB, bị cáo chỉ được trả lương
hằng tháng và không có thêm quyền
lợi gì.
“Không nghĩ số người
mua trái phiếu lại nhiều
như vậy”
Tại tòa, bị cáo Hồ Bửu Phương
(phó tổng giám đốc phụ trách tài
chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát)
thừa nhận hành vi phạm tội. Bị cáo
này khai có tham gia vào các cuộc
họp để quyết định chủ trương phát
hành trái phiếu của ba công ty An
Đông, QuangThuậnvàSunnyWorld.
Trước khi phát hành trái phiếu thì
đều được hội đồng quản trị của các
công ty này ra nghị quyết thông qua.
Lý giải về việc các công ty thuộc
hệ thống Vạn Thịnh Phát đứng ra
mua sơ cấp các lô trái phiếu, bị cáo
Bị cáo TrươngMỹ Lan tại phiên tòa. Ảnh: NGUYỆTNHI
Phương cho biết theo quy định, khi
các lô trái phiếu được phát hành,
muốn thành công thì phải có đơn
vị mua sơ cấp. Nếu phát hành mà
không có ai mua sơ cấp thì các
lô trái phiếu đó cũng bị hủy nên
các công ty nội bộ trong hệ thống
Vạn Thịnh Phát sẽ đứng ra mua để
đảm bảo việc phát hành trái phiếu
thành công.
Về dòng tiền chuyển qua lại giữa
các công ty, cá nhân để mua các
lô trái phiếu, bị cáo này khai việc
hứa chuyển nhượng cổ phần giữa
các tổ chức, cá nhân với nhau chỉ
là một trong các kỹ thuật để xử lý
dòng tiền (có thể là cho mượn, cho
vay, hứa chuyển nhượng…). Đây
là cách để lấy tiền ra từ đơn vị này
chuyển qua đơn vị khác.
“Bị cáo không phụ trách phát hành
trái phiếu, không biết tiền thu về sử
dụng vào mục đích gì, không được
hưởng lợi. Bị cáo chỉ sử dụng kiến
thức chuyên môn của mình (về tài
chính) để đảm bảo phát hành thành
công các lô trái phiếu. Đến bây giờ,
bị cáo vẫn không nghĩ là số lượng
người mua trái phiếu lại nhiều đến
như vậy” - bị cáo Phương nói.
Tương tự Phương, bị cáo Nguyễn
PhươngAnh (phó tổng giámđốc phụ
trách tài chính Công ty Tập đoàn
Sài Gòn Peninsula) cũng thừa nhận
hành vi phạm tội.
Bị cáo này cho biết phụ trách
nhóm các công ty thuộc Peninsula
gồm có khoảng 600 công ty. Chủ
trương thành lập các công ty nhận
lệnh từ Nguyễn Phương Hồng, Trần
Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám
đốc SCB), Trương Khánh Hoàng
(cựu quyền tổng giám đốc SCB).
Sau khi nhận chỉ đạo thì giao cho
nhân viên cấp dưới tìm người để
thành lập công ty phục vụ cho quá
trình giải quỹ.
Về việc phát hành các lô trái phiếu
bị cáo Phương Anh khai dòng tiền
thu được từ phát hành trái phiếu, sau
khi được chuyển qua chuyển lại và
chảy về Peninsula thì bị cáo sẽ phụ
trách việc giải quỹ, chuyển tiền từ
Peninsula cho các cá nhân khác sử
dụng vào các mục đích khác nhau.
Cáo trạngxácđịnhNguyễnPhương
Anh phối hợp với các cá nhân tại văn
phòng Tập đoànVạn Thịnh Phát lên
phương án hứa chuyển nhượng cổ
phần cho nhiều công ty khác nhau;
chuyển tiền cho các cá nhân rút tiền,
hoàn tất chuỗi các giao dịch chạy
dòng tiền khống tạo lập trái phiếu;
trực tiếp quản lý, theo dõi và đi lệnh
dòng tiền sử dụng theo sự chỉ đạo
của các lãnh đạo SCB.•
“Đến bây giờ, bị cáo vẫn
không nghĩ là số lượng
người mua trái phiếu lại
nhiều đến như vậy” - bị
cáo Hồ Bửu Phương nói
tại tòa.
Nhiều bị hại là người thân, họ hàng, bạn bè
của bị cáo
Tại tòa, bị cáo Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng giám đốc SCB)
cho biết việc phát hành trái phiếu rồi sử dụng tiền cho mục đích khác là
sai. “Bị cáo rất ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có
cả mẹ và dì của bị cáo” - bị cáo Hoàng nói.
Tương tự, bị cáoBùi AnhDũng (cựugiámđốc SCBChi nhánhBếnThành)
thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố và nhận trách nhiệm. Bị cáo này
không biết thời điểm phát hành trái phiếu, không biết đây là sai phạm.
Vợ, dì, anh em họ hàng, bạn bè của bị cáo Dũng đều mua trái phiếu.
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 20-9. Ảnh: NHẪNNAM
Cựu chủ tịchxã lãnhánvì để kế toán thamô
Cựu tổng giám đốc SCB bật khóc
vì “gây tác hại quá lớn”
Cựu tổng giámđốc SCBVõ TấnHoàng Văn bật khóc tại tòa, cho rằng vô cùng đau lòng,
không nghĩ sẽ gây tác hại quá lớn cho quá nhiều người...
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook