210-2024 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Bảy21-9-2024
GDHH là chính đáng và cần thiết.
Tuy vậy, các quy định tại dự thảo có
xu hướng siết chặt quá mức có thể
dẫn đến nguy cơ khiến thị trường
ngưng trệ.
Thực tế điều hành vĩ mô cho
thấy điều hành theo phương thức
“phanh gấp” đối với tất cả các bên
tham gia thị trường là việc không
nên, nhất là đối với lĩnh vực mua
bán hàng hóa qua Sở GDHH chưa
thực sự phát triển ở nước ta, dù đã
trải qua gần 20 năm, kể từ khi Luật
Thương mại 2005 ra đời.
Không nên quy định
ôm đồm các vấn đề
ngoài phạm vi được giao
Luật Thươngmại 2005 giaoChính
phủ quy định chi tiết bảy nội dung
gồm: Hoạt động mua bán hàng hóa
qua Sở GDHH; điều kiện thành lập
Sở GDHH; quyền hạn, trách nhiệm
của Sở GDHH; việc phê chuẩn điều
lệ hoạt động của Sở GDHH; điều
kiện hoạt động của thương nhân
môi giới mua bán hàng hóa qua Sở
GDHH; các biện pháp quản lý khẩn
cấp; quyền hoạt động mua bán hàng
hóa qua Sở GDHH ở nước ngoài
của thương nhân Việt Nam.
Tuy nhiên, nội hàm dự thảo nghị
định lại quá rộng, lồng ghép nhiều
mục tiêu khiến xa rời mục tiêu
chính là “hướng dẫn thi hành” Luật
Thương mại.
Cụ thể, Luật Thương mại không
giao hướng dẫn quy định nào về các
nội dung liên quan đến “tổ chức thị
trường hàng hóa tương lai” (Điều 27
dự thảo), “hợp đồng tương lai” (điểm
d khoản 1 Điều 3), “hợp đồng tiêu
chuẩn” (luật chỉ quy định hợp đồng
kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn),
“hoạt động SởGDHH” (luật chỉ quy
định hoạt động mua bán hàng hóa
qua Sở GDHH), sàn GDHH tương
lai chuyên biệt...
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
TS Cao Vũ Minh, Trường ĐHKinh
tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM,
cho biết khoản 1 Điều 11 Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật
(VBQPPL) 2015 quy định “Văn
bản quy định chi tiết chỉ được quy
định nội dung được giao và không
được quy định lặp lại nội dung của
văn bản được quy định chi tiết”.
Đồng thời, theo khoản 7 Điều 7
QUỲNHLINH
B
ộ Công Thương đang chủ trì
việc xâydựngdự thảoNghị định
thay thế Nghị định 158/2006
quy định chi tiết Luật Thương mại
về hoạt động mua bán hàng hóa qua
Sở Giao dịch hàng hóa (GDHH)
được sửa đổi, bổ sung tại Nghị
định 51/2018.
Nhiều nội dung đã được đặt ra và
đề xuất sửa đổi để khắc phục những
tồn tại, hạn chế tiến tới hoàn thiện
hành lang pháp lý về hoạt động mua
bán hàng hóa qua Sở GDHH phát
triển bền vững.
Sửa là cần thiết
nhưng phải phù hợp
Ban hành kèm theo dự thảo nghị
định là dự thảo tờ trình mà Bộ Công
Thương gửi Chính phủ để thuyết
minh về việc xây dựng nghị định
thay thế Nghị định 158 nêu trên.
Theo các chuyên gia pháp lý,
hoạt động mua bán hàng hóa qua
Sở GDHH hiện nay còn nhiều bất
cập, việc ban hành nghị định mới
là điều cần thiết.
Tuy nhiên, việc sửa đổi cần được
thực hiện đúng như mục đích, quan
điểm xây dựng nghị định đã đề ra.
Đó là đảm bảo nguyên tắc nhất quán
trên cơ sở kế thừa tối đa những nội
dung hợp lý, những quy định mang
tính ổn định về mua bán hàng hóa
qua Sở GDHH, hoạt động mua
bán hàng hóa qua Sở GDHH qua
các thời kỳ.
Ngoài ra, chỉ nên sửa đổi, bổ sung
các quy định còn bất cập nhằm khắc
phục các vướng mắc trong thực tiễn
nhưng vẫn phải đảm bảo tính tổng
thể, tính khả thi và phù hợp với
thực tiễn hoạt động của lĩnh vực
này hiện nay.
Việc tăng cường công tác quản
lý nhà nước theo hướng hạn chế tối
đa các nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt
động mua bán hàng hóa qua Sở
Cà phê làmột trong nhữngmặt hàng được giao dịch nhiều
qua SởGiao dịch hàng hóa Việt Nam. Ảnh: VŨ SINH - TTXVN
luật này, cơ quan, người có thẩm
quyền phải chịu trách nhiệm về việc
ban hành văn bản quy định chi tiết
có nội dung ngoài phạm vi được
giao quy định chi tiết.
Như vậy, theo Luật Ban hành
VBQPPL, chỉ những điều, khoản,
điểm nào được Quốc hội giao trong
luật thì Chính phủ mới quy định
chi tiết.
Cũng theo TS Minh, Điều 1 dự
thảo nghị định nêu: Nghị định này
quy định chi tiết Luật Thương mại
về bốn nội dung. Có nghĩa là phạm
vi điều chỉnh của nghị định là để
quy định chi tiết Luật Thương mại
về các vấn đề nêu trên chứ không
có quy định chi tiết Luật Đầu tư.
Tuy nhiên, nội dung của dự thảo
nghị định đang “ôm đồm”, quy định
chi tiết cả những vấn đề thuộc Luật
Đầu tư như “nguyên tắc hoạt động
và chức năng của Sở GDHH” (Điều
6 dự thảo nghị định).
TS Cao Vũ Minh nói: Cần lưu
ý là nguyên tắc hoạt động của Sở
GDHH rộng hơn rất nhiều so với
các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa qua Sở GDHH.
Thiết nghĩ, việc quy định về chức
năng và nguyên tắc hoạt động của
Sở GDHH là không cần thiết đối
với nghị định quy định về hoạt động
mua bán hàng hóa qua Sở GDHH.•
Theo TS Cao Vũ Minh,
nội dung của dự thảo
nghị định đang “ôm
đồm”, quy định chi tiết cả
những vấn đề thuộc Luật
Đầu tư như “nguyên tắc
hoạt động và chức năng
của Sở GDHH” (Điều 6
dự thảo nghị định).
HoạtđộngcủaSởGiaodịchhànghóa:
Sửaquyđịnhphải theohướng tốt hơn
Việc sửa đổi, bổ sung khung pháp lý về hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa là điều cần thiết nhưng cần
đảmbảo đúng nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạmpháp luật và thúc đẩy thị trường phát triển.
Điều 29, Điều 30 dự thảo nghị định quy định về một
đối tượng mới so với hiện nay là “Ủy ban kiểm soát Sở
GDHH”.Theo dự thảo, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày
Sở GDHH được Bộ CôngThương chấp thuận thành lập,
Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị Sở GDHH
phải thành lập Ủy ban kiểm soát.
Tuy nhiên, tờ trình chưa có nội dung thuyết minh,
làm rõ nội dung này. Đồng thời, quy định bắt buộc phải
có Ủy ban kiểm soát trong mô hình tổ chức Sở GDHH
có thể ảnh hưởng đến quyền kinh doanh và quyền
lựa chọn mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, một
số loại hình trong cơ cấu đã có ban kiểm soát hoặc Ủy
ban kiểm toán. Việc vừa tồn tại Ban kiểm soát vừa có
Ủy ban kiểm soát có thể tạo sự chồng lấn về nhiệm vụ,
cồng kềnh về bộ máy, tăng chi phí vận hành, tuân thủ
của doanh nghiệp.
Trongkhi đó, cơquanquản lýnhànước cóđầyđủcông
cụ quản lý để quản lý tiền kiểm lẫn hậu kiểm thông qua
việc thẩm tra, thẩm định cấp phép và thanh tra, kiểm
tra, giám sát theo chức năng, thẩm quyền.
Do vậy, nhiều chuyên gia cho rằng cơ quan soạn thảo
cần đánh giá lại chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm
soát, cơ quan này có thực sự cần thiết hay không, giải
quyết việc chồng lấn về nhiệm vụ với ban kiểm soát ở
một số doanh nghiệp như thế nào…
Cần có Ủy ban kiểm soát Sở GDHH hay không?
Hội Luật giaTP.HCMramắt BanChấphànhnhiệmkỳmới
Ngày 20-9, Hội Luật gia TP.HCM tổ chức Đại hội đại
biểu Hội Luật gia TP.HCM lần thứ IX và ra mắt Ban Chấp
hành nhiệm kỳ IX (2024-2029).
Trong ngày làm việc trước đó, đại hội đã bầu ra Ban
Chấp hành nhiệm kỳ IX gồm 33 thành viên. Luật gia Ung
Thị Xuân Hương được bầu làm chủ tịch hội.
Ông Ngô Minh Châu (thành ủy viên, Trưởng ban Nội
chính Thành ủy TP.HCM) đánh giá trong nhiệm kỳ qua,
hoạt động của các cấp hội đã có nhiều đổi mới cả về nội
dung và phương thức, bám sát và phục vụ nhiệm vụ chính
trị của địa phương.
Các cấp hội đã tham gia tích cực trong công tác xây dựng
pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tư
vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho các tầng lớp nhân
dân; tham gia các hoạt động về hòa giải, giám sát thi hành
pháp luật; tham gia công tác cải cách tư pháp, cải cách hành
chính... Hội đã được Trung ương hội, chính quyền các cấp
TP ghi nhận, đánh giá, vinh danh nhiều năm liền.
Ông Ngô Minh Châu đề nghị Ban Chấp hành nhiệm kỳ
không ngừng đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức
hoạt động Hội Luật gia các cấp TP, phát huy vai trò tích
cực trong công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp
luật, phản biện xã hội, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý
miễn phí cho người dân…
Tại đại hội, ông Nguyễn Văn Quyền (Chủ tịch Hội Luật
gia Việt Nam) cho rằng trải qua gần 70 năm xây dựng và
phát triển, Hội Luật gia Việt Nam đã có những bước phát
triển rất đáng tự hào. Trong đó, không thể không nhắc đến
những đóng góp hết sức to lớn của Hội Luật gia TP.HCM.
Ông nhiệt liệt biểu dương những thành tích xuất sắc mà
Hội Luật gia TP.HCM đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa
qua. Hàng trăm đơn vị và cá nhân của hội đã nhận được
những phần thưởng cao quý của Nhà nước, của Chính
phủ, của Hội Luật gia Việt Nam, của UBND TP.HCM và
UBND các quận, huyện...
Đồng thời, tin tưởng lãnh đạo và tập thể hội có đủ quyết
tâm, đủ bản lĩnh để đưa hội ngày càng vững mạnh trong
thời gian tới.
YẾN CHÂU
Ban Chấp hànhHội Luật gia TP.HCMnhiệmkỳmới ramắt đại hội.
Ảnh: YC
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook