210-2024 - page 9

9
giao thông chỉ bằng đường thủy. Mới
đây, TP.HCM cho biết tuyến đường
bộ kết nối liên vùng đi qua cảng trung
chuyển quốc tế CầnGiờ được dự kiến
đầu tư năm 2030.
“Việc chưa có kết nối giao thông
bằng đường bộ đến cảng là một hạn
chế trong việc đa dạng hóa các loại
hình kết nối giao thông có thể làm
giảm năng lực vận tải kết nối đến
cảng. Trường hợp dự án được chấp
thuận đầu tư, nhà đầu tư cần xây dựng
phương án tổ chức khai thác giao
thông đường thủy, hàng hải hiệu quả,
hợp lý” - Bộ GTVT nêu quan điểm.
Về tác động của cảng trung chuyển
quốc tế Cần Giờ đến các cảng biển
trong khu vực, Bộ GTVT nhận định
do quy hoạch hệ thống cảng biểnViệt
Namđược tính toán trên cơ sở dự báo
hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo đó,
về cơ bản khối lượng hàng hóa qua
cảng Cần Giờ gần như không ảnh
hưởng đến kế hoạch phát triển theo
quy hoạch của cảng biểnViệt Namnói
chung và khu vực Cái Mép nói riêng.
Tuy nhiên, Bộ GTVT lưu ý cơ
quan chức năng khi lựa chọn nhà
đầu tư cần yêu cầu cam kết “khoảng
75% hàng trung chuyển qua cảng”,
để không ảnh hưởng đến hoạt động
các khu bến cảng, cảng biển lân cận.
Cần làm rõ nhiều vấn đề
về tác động môi trường
Về vị trí cảng trung chuyển quốc tế
Cần Giờ, Bộ TN&MT cho rằng hồ sơ
chưa mô tả rõ vị trí cụ thể của dự án.
Vì vậy, bộ đề nghị đơn vị nghiên cứu
làm rõ vị trí cụ thể của dự án trong
Chỉ làm dự án khi đáp ứng yêu cầu
vì lợi ích quốc gia, dân tộc
Mới đây, PhóThủ tướngTrần Hồng Hà đã chủ trì họp về hồ sơ chủ trương
đầu tư dự án bến cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn - cảng Cần
Giờ. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ KH&ĐT trong quá trình thẩm định
phải chỉ rõ các điều kiện, mục tiêu và yêu cầu về đầu tư, khai thác cảng biển.
Cảng Cần Giờ chỉ thực hiện khi đáp ứng yêu cầu vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
Thêmvào đó, dự thảo quyết định chủ trương đầu tư trìnhThủ tướng phê
duyệt phải tuân thủ quy định pháp luật, bảo đảm lựa chọn được nhà đầu
tư có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm trong việc đầu tư xây dựng, khai thác,
phát triển cảng đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới.
vùng đệm Khu dự trữ sinh quyển
thế giới Cần Giờ. Đồng thời làm rõ
khoảng cách vị trí đối với vùng lõi
khu dự trữ sinh quyển và hiện trạng
cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh
học khu vực dự án.
Thêm vào đó, hai đơn vị nghiên
cứu phải bổ sung làm rõ hình ảnh
hoặc bản đồ về vị trí và mối quan hệ
của dự án đối với vùng đệm, vùng lõi
khu dự trữ sinh quyển. Song song đó,
xác định địa điểm của dự án đối với
phân vùng môi trường theo quy định
pháp luật để làm cơ sở nhận dạng và
đánh giá sơ bộ các tác động của dự
án đến cảnh quan thiên nhiên và đa
dạng sinh học của Khu dự trữ sinh
quyển thế giới Cần Giờ.
Bộ TN&MT nêu rõ quan điểm,
vị trí xây cảng trung chuyển quốc
tế Cần Giờ đảm bảo không làm ảnh
hưởng đến vùng lõi của khu dự trữ
sinh quyển, hệ sinh thái rừng ngập
mặn tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh
thái… theo quy định pháp luật Việt
Nam và quy định của UNESCO.
Bộ TN&MT cũng lưu ý quá trình
thực hiệnđánhgiá tác độngmôi trường
của dự án cần tập trung vào các nội
dung tác động đến đa dạng sinh học
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập
mặn Cần Giờ, hệ sinh thái biển và
các biện pháp giảm thiểu. Tác động
VIẾT LONG
S
au khi UBND TP.HCM có chủ
trương làm cảng trung chuyển
quốc tế Cần Giờ, Công ty Cổ
phần Cảng Sài Gòn và Terminal
Investment LimitedHolding S.A-TIL
(đơn vị thành viên của hãng tàu biển
lớn bậc nhất thế giới làMediterranean
Shipping Company - MSC) đã tiến
hành nghiên cứu và trình các cấp có
thẩm quyền xem xét chấp thuận chủ
trương đầu tư dự án.
Tuy nhiên, các bộ, ngành cho rằng
đơn vị nghiên cứu cần tiếp tục làm
rõ nhiều vấn đề, chẳng hạn như vị
trí xây dựng cảng, tác động của cảng
đến môi trường…
Đầu tư cảng Cần Giờ
trong 21 năm
Theo hồ sơ của đơn vị nghiên cứu,
cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
được đề xuất đặt tại khu vực cù lao
PhúLợi, xãThạnhAn, huyệnCầnGiờ.
Quy mô dự án rộng 571 ha, trong đó
diện tích rừng phòng hộ ven biển gần
90 ha, còn lại là diện tích mặt nước.
Cảng có tổng chiều dài mặt sông là
7,2 km, tiếp nhận tàu container trọng
tải lớn nhất thế giới hiện nay 24.000
Teus (250.000 tấn) hoặc lớn hơn khi
đủ điều kiện.
Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng
113.531 tỉ đồng, tương đương 4,8 tỉ
USD. Dự án được phân kỳ thành bảy
giai đoạn, dự kiến hoàn thành vào
năm 2045. Trong đó, giai đoạn 1 dự
án sẽ xong vào năm2027, với hai bến
cảng dài hơn 1.000 m.
Nhận xét về hồ sơ trên, Bộ GTVT
khẳng định vị trí và công năng cảng
phù hợp với quyết định củaThủ tướng.
Số lượng bến cảng và chiều dài cầu
cảng cũng như lộ trình đầu tư dự án
phù hợp với quy hoạch chi tiết nhóm
cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầmnhìn
đến năm 2050 do Bộ GTVT lập, tuy
nhiên quy hoạch này chưa được Thủ
tướng phê duyệt.
Về giao thông kết nối, Bộ GTVT
nhận thấy đây là khu biệt lập, kết nối
Một góc đô thị ở huyện CầnGiờ. Ảnh: NGUYỄNTIẾN
môi trường do quá trình nạo vét, thi
công, nhận chìm vật chất nạo vét và
biện pháp giảm thiểu.
“Đơn vị nghiên cứu cũng cần quan
tâm đến các vấn đề xói lở, bồi lắng và
thích ứng với biến đổi khí hậu trong
quá trình thi công và vận hành dự
án…” - Bộ TN&MT cho hay. Thêm
vào đó, đơn vị nghiên cứu cũng được
giao tham vấn các bên có liên quan,
trongđó cóỦybanquốc giaUNESCO
Việt Nam về vấn đề môi trường.
Còn theoBộKH&ĐT, hồ sơ nghiên
cứu đề xuất nhà đầu tư dự kiến giải
ngân vốn 10 năm đầu hết 50.000 tỉ
đồng và giải ngân toàn bộ tiền trong
22 năm. Tuy nhiên, theo quy định
hiện hành, thời gian giải ngân vốn
được thực hiện trong năm năm, kể
từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư.
Vì vậy, bộ đề nghị nhà đầu tư đề
xuất quy mô tổng vốn của dự án và
tiến độ thực hiện với quy định trên,
để đảm bảo thời gian hoàn thành dự
án không quá dài và khả thi trong việc
huy động vốn.
Về công nghệ, BộKH&ĐTđề nghị
làm rõ số lượng thiết bị dự kiến đầu
tư tương ứng với các giai đoạn phân
kỳ đầu tư của dự án. “Lựa chọn thiết
bị vận chuyển container tự động trong
dự án và nghiên cứu phương án chủ
động chuyển giao công nghệ của dự
án” - Bộ KH&ĐT cho hay.
Để có cơ sở trình Thủ tướng xem
xét chấp thuận chủ trương đầu tư dự
án, hiện Bộ KH&ĐT đang yêu cầu
hai đơn vị nghiên cứu tiếp tục giải
trình, làm rõ một số đề nghị trên của
các bộ, ngành.•
“Theo Bộ TN&MT, vị trí
xây cảng trung chuyển
quốc tế Cần Giờ đảm bảo
không làm ảnh hưởng
đến vùng lõi của khu dự
trữ sinh quyển, hệ sinh
thái rừng ngập mặn tự
nhiên và các dịch vụ hệ
sinh thái.”
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó
Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình
hình triển khai thực hiện dự án đường bộ cao tốc Nha Trang
(Khánh Hòa) - Đà Lạt (Lâm Đồng).
Cao tốc Nha Trang - Đà Lạt là tuyến đường bộ ngắn nhất kết
nối hai địa bàn chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh
là duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; kết nối hai trung
tâm kinh tế, du lịch lớn của đất nước là tỉnh Khánh Hòa và tỉnh
Lâm Đồng. Để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, triển khai dự án,
Phó Thủ tướng thống nhất nghiên cứu triển khai dự án theo
phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT để thu hút
nguồn lực của xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
UBND hai tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa sớm thống nhất với
Bộ GTVT, có văn bản chính thức báo cáo Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định giao một địa phương là cơ quan có
thẩm quyền triển khai thực hiện dự án theo quy định.
Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm hướng
dẫn, hỗ trợ các địa phương và nhà đầu tư đề xuất dự án về
thiết kế hướng tuyến. Cùng với đó là các giải pháp kỹ thuật
xây dựng để đảm bảo giảm thiểu tối đa tác động, ảnh hưởng
đến rừng, tổng mức đầu tư, phương án tài chính, tỉ lệ vốn
nhà nước tham gia dự án, hiệu quả đầu tư và các thủ tục để
triển khai dự án trước năm 2030.
Bộ KH&ĐT hướng dẫn các địa phương và nhà đầu tư đề
xuất dự án theo quy định. Bộ NN&PTNT xem xét, hướng
dẫn các thủ tục về chủ trương chuyển mục đích sử dụng
rừng. Các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ
hướng dẫn các địa phương và nhà đầu tư đề xuất dự án các
nội dung, thủ tục liên quan để sớm hoàn thành thủ tục chuẩn
bị đầu tư, triển khai đầu tư xây dựng dự án.
THY LAN
Cần làm rõ vị trí xây cảng
trung chuyển quốc tế Cần Giờ
Các bộ, ngành đề nghị đơn vị nghiên cứu cần phải xác định rõ vị trí xây dựng cảng trung chuyển quốc tếCầnGiờ,
đánh giá đầy đủ tác động của cảng đếnmôi trường.
Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt
Đèo Khánh Lê trênQuốc lộ 27C dài 120 kmhiện là đường độc đạo
nối TPNha Trang và TPĐà Lạt. Ảnh: XUÂNHOÁT
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook