13
Nhiềungười mongbỏ thủ tục chuyển
tuyến BHYT bệnh nặng, hiểmnghèo
THANHTÚ
B
à Lê Minh Huệ (61
tuổi, ngụ xã Cổ Bi,
huyện Gia Lâm, Hà
Nội) chọn nơi đăng ký khám
chữa bệnh (KCB) ban đầu là
BV đa khoa huyện Gia Lâm
để chữa những bệnh thông
thường, hưởng mức BHYT
cao nhất là 80%.
Vất vả với thủ tục
chuyển tuyến
Điều bà Huệ mong muốn
hơn cả là nếu mắc bệnh nặng,
cơ sở KCB ban đầu không
điều trị được, bà buộc phải
vượt tuyến KCB thì vẫn được
hưởng BHYT 80%.
“Tôi đã tham gia BHYT
lâu nay, may mắn chưa mắc
bệnh nặng. Nhưng ở tuổi này
thì khó nói lắm, nếu không
may bị bệnh nặng hay bệnh
hiểm nghèo, tôi mong có thể
tự lên BV tuyến trên mà vẫn
được BHYT thanh toán như
hiện tại” - bà Huệ nói.
Không may mắn như bà
Huệ, bà Trần Thị Tĩnh (57
tuổi, ngụ huyệnÂnThi, Hưng
Yên) mắc bệnh hiểm nghèo
là ung thư đại tràng di căn.
Ngay sau khi phát hiện bệnh,
bà Tĩnh được chỉ định phẫu
thuật cắt bỏ khối u.
Do ở quê không có người
chămsóc hậu phẫu, con gái bà
không thể nghỉ việc dài ngày
vì cần phải tiếp tục đi làm để
có tiền thanh toán chi phí điều
trị bệnh, bà Tĩnh vượt tuyến
lên BVBạchMai (Hà Nội) để
phẫu thuật và chỉ được hưởng
mức BHYT 32%.
Toàn bộ chi phí từ phẫu
thuật đến nằm viện 10 ngày
hậu phẫu của bà lên đến gần 70
triệu đồng. Trong đó, BHYT
vượt tuyến hỗ trợ thanh toán
hơn 16 triệu đồng.
Sau khi cắt bỏ khối u ác
tính, bà Tĩnh được các bác sĩ
BV Bạch Mai chỉ định điều
trị hóa chất sau mổ. Bà Tĩnh
biết rằng quá trình điều trị
sẽ rất tốn kém, nếu BHYT
không thanh toán mức cao
nhất thì gia đình rất khó có
thể chi trả nổi.
“Tôi phải về lại BV đa
khoa huyện Ân Thi để làm
các xét nghiệm, chụp chiếu
lại từ đầu, mấy ngày sau
mới có kết quả. Sau đó, tôi
được chuyển tuyến lên BV
đa khoa Phố Nối (HưngYên)
tiếp tục KCB lại từ đầu. Sau
đó phải đợi mấy ngày nữa
mới có giấy chuyển tuyến
lên BV Bạch Mai” - bà
Tĩnh kể lại thủ tục chuyển
tuyến của mình.
Cùng điều trị tại Trung tâm
Yhọc hạt nhân và Ung bướu,
BV Bạch Mai với bà Tĩnh là
bà Nguyễn Thị Vân (47 tuổi,
ngụ Bắc Giang). BàVân cũng
vượt tuyến lên BV tuyến cuối
để điều trị ung thư tuyến tụy
giai đoạn cuối.
BàVân cho biết sau 10 ngày
nhập viện, theo quy địnhKCB
vượt tuyến, bà phải thanh
toán chi phí 12 triệu đồng.
Biết khó duy trì điều trị lâu
dài với mức chi phí này, bà
về tuyến dưới để làm thủ tục
chuyển tuyến.
“Nằm viện tuyến dưới
hai tuần, tôi mới xong thủ
tục chuyển tuyến. Tôi mong
những người bệnh nặng như
mình có thể được lên thẳng
các tuyến trên để chữa bệnh,
không bỏ lỡ “thời gian vàng”
điều trị” - bà Vân chia sẻ.
Đề xuất người bệnh
nặng được vượt tuyến
“Để thuận tiện cho người
tham gia BHYT, đối với
các ca bệnh khó, bệnh hiểm
nghèomà cácBVtuyến huyện
không điều trị được, chúng
tôi đề xuất người bệnh có thể
được chuyển thẳng lên tuyến
chuyên sâu và hưởng đầy đủ
quyền lợi của BHYT” - bà
Đoàn Thị Xuyến, Giám đốc
BV đa khoa huyện Ân Thi
(Hưng Yên) nêu ý kiến.
Tại dự thảo Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật
BHYT, Bộ Y tế đã đề xuất
các trường hợp bệnh hiếm,
bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng
được lên thẳng cấp chuyên
môn cao để KCB và điều trị
mà không cần làm thủ tục
chuyển tuyến.
Theo Bộ Y tế, đề xuất này
nhằm cải cách hành chính,
thủ tục KCB, tạo thuận lợi và
giảm chi tiền túi cho người
Tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội vào sáng 25-9, Bộ trưởng Bộ Y
tế Đào Hồng Lan khẳng định: Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật BHYT đưa ra
nhiều giải pháp nhằm cải cách hành chính,
thủ tục KCB.
“Dự thảo luật quy định một số giải pháp
thể hiện rõ tinh thần cải cách hành chính,
thủ tục KCB, giảm hồ sơ giấy tờ; đồng thời
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin,
phân cấp, phân quyền tối đa, tạo thuận lợi
cho người dân, cơ quan, tổ chức” - bà Lan
nhấn mạnh.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều
của Luật BHYT được trìnhQuốc hội tại kỳ họp
thứ tám vào tháng 10-2024.
Đời sống xã hội -
ThứHai 7-10-2024
Nhiều người mắc bệnh nặng, bệnh hiểmnghèo phải nằmviện, thămkhámnhiều ngày,
nhiều lần ở tuyến dưới mới xong thủ tục chuyển tuyến.
dân, tiết kiệm chi phí cho
Quỹ BHYT.
Tại một hội thảo lấy ý
kiến góp ý xây dựng dự thảo
Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật BHYT, bà
Trần Thị Trang, Vụ trưởng
Vụ BHYT (Bộ Y tế), chia sẻ
ngành y tế biết rõ trong nhiều
trường hợp chỉ có cơ sở y tế
tuyến trênmới thực hiện được
những kỹ thuật cao. Do đó, cần
tạo điều kiện để người bệnh
được lên thẳng tuyến trên mà
không phải làm các thủ tục
“Quy định bệnh
nặng, bệnh hiểm
nghèo có thể đến
thẳng cơ sở y tế
có chuyên môn để
được khám chữa
bệnh mà không
cần chuyển tuyến
vừa thuận tiện cho
người dân, tiết kiệm
chi phí, giúp người
bệnh được điều trị
ngay từ ban đầu.”
chuyển tuyến ở tuyến dưới.
Với một số trường hợp
bệnh mạn tính, sau khi tuyến
trên điều trị, người bệnh
sẽ được chuyển về tuyến
dưới để được quản lý, theo
dõi bệnh mạn tính. Họ vẫn
được nhận những thuốc
chuyên khoa như khi điều
trị ở tuyến trên.
“Quy định bệnh nặng, bệnh
hiểm nghèo có thể đến thẳng
cơ sở y tế có chuyên môn để
được KCB mà không cần
chuyển tuyến vừa thuận tiện
cho người dân, tiết kiệm chi
phí, giúp người bệnh được
điều trị ngay từ ban đầu. Việc
này vừa tránh phát sinh KCB
trùng lặp hai lần, tức là vừa
khám ở tuyến dưới mà vẫn
cần khám lại ở tuyến trên khi
chuyển viện.
Tuy nhiên, danh mục bệnh
vượt tuyến sẽ được nghiên
cứu cụ thể, là những bệnh
chỉ thực sự tuyến trên mới có
thể điều trị được, nhằm đảm
bảo không xảy ra tình trạng
quá tải cho tuyến cuối” - bà
Trang nói.•
Nhiều giải pháp cải cách hành chính, thủ tục khámchữa bệnh
Liên quan đến vụ hổ chết hàng loạt trong Khu du
lịch (KDL) Vườn Xoài (TP Biên Hòa, Đồng Nai) vì dịch
cúm A/H5N1, mới đây Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh
Đồng Nai đã lấy mẫu giám sát các đối tượng mẫn cảm với
bệnh cúm gia cầm đang nuôi nhốt tại đây để xét nghiệm.
Lực lượng thú y đã lấy hơn 70 mẫu giám sát trên các loài
gia cầm ở KDL Vườn Xoài như gà, gà lôi, công, vẹt, hồng
hạc, gà lôi hông tía, vịt uyên ương, các loài chim trĩ…
Kết quả xét nghiệm của Trạm Chẩn đoán xét nghiệm thú
y tỉnh Đồng Nai không phát hiện virus gây bệnh cúm gia
cầmA/H5N1 trên tất cả mẫu vật phẩm gửi đến xét nghiệm.
Để truy vết nguồn lây bệnh cúm gia cầm, Chi cục Chăn
nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai đã làm việc với đại diện
KDL Vườn Xoài và các đơn vị cung cấp gà làm thức ăn
cho thú tại đây.
Theo thông tin từ KDL Vườn Xoài, nguồn gốc thức ăn
cho động vật tại đây do một hộ kinh doanh tại xã Bắc Sơn,
huyện Trảng Bom cung cấp. Hộ kinh doanh này nhập gà
từ nhiều doanh nghiệp khác. Từ ngày 6-8 đến 6-9, KDL
Vườn Xoài nhập tổng cộng gần 6,6 tấn sản phẩm thịt gà
gồm hơn 5,1 tấn đầu, cổ gà và gần 1,5 tấn ức gà. Lượng
gà này nhập hằng ngày hoặc một tuần/lần tùy thời điểm.
Tại buổi làm việc, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng
Nai yêu cầu đơn vị mua bán thịt gà cung cấp hóa đơn để cơ
quan chức năng liên quan sẽ tiếp tục làm việc để truy xuất về
nguồn gốc gà làm thức ăn cho thú nuôi tại KDLVườn Xoài.
Cũng liên quan đến vụ hổ nuôi chết ở Long An, ông
Huỳnh Minh Phúc, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An, cho
biết sức khỏe của những người tiếp xúc với hổ, sư tử chết
tại Vườn thú Mỹ Quỳnh (xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa) và
các cán bộ thú y, thành viên đến kiểm tra ở vườn thú này
vẫn bình thường.
“Những người này đều âm tính với cúm A/H5N1” - ông
Phúc nói.
Hiện tại đã ghi nhận virus trên các con hổ tại vườn
thú. Theo đó, ngành y tế tỉnh đã triển khai các biện pháp
phòng hộ cá nhân an toàn khi tiếp xúc để tránh tình trạng
lây sang người.
Sở Y tế tỉnh Long An cũng đề nghị tăng cường giám sát,
theo dõi người tiếp xúc với hổ chết tại vườn thú, yêu cầu
người tiếp xúc khi có triệu chứng sốt cao, ho, khó thở cần
thông báo ngay cho y tế địa phương.
VŨ HỘI
Nhân viên thú y khử khuẩn khu vực có hổ chết ởĐồngNai
trước khi mang đi tiêu hủy. Ảnh: VH
Thông tinmới về vụhổ chết hàng loạt ởĐồngNai, LongAn
Người dân đến khámchữa bệnh và điều trị tại Trung tâmY học hạt nhân vàUng bướu, BV BạchMai
(HàNội). Ảnh: THANHTÚ