3
Thời sự -
Thứ Hai 7-10-2024
Ba yêu cầu trong
phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực
Trong những tháng cuối năm
2024 và thời gian tới, các cấp ủy,
tổchứcĐảng,cơquanchứcnăng
tuyệt đối không được chủ quan,
thỏa mãn với những kết quả đã
đạt được, mà phải tiếp tục triển
khai mạnhmẽ, đồng bộ các giải
pháp, kiên quyết, kiên trì đẩy lùi
thamnhũng, tiêu cực.Theo đó:
(1)PCTNTCphảiphụcvụphát
triển kinh tế - xã hội, không
vì đẩy mạnh PCTNTC mà ảnh
hưởng, cản trở phát triển kinh
tế - xã hội.
(2) PCTNTC phải được triển
khai đến tận cơ sở Đảng, chi
bộ, phải được sự giám sát của
cánbộ, đảng viên và nhândân.
(3) Đặc biệt quan tâm công
tác phòng, chống tiêu cực,
nhất là các biểu hiện tiêu cực là
nguồn gốc, nguyên nhân dẫn
đến tham nhũng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
phát biểu tại phiên họp thứ 26, của BCĐ
Trung ương về PCTNTC, ngày 14-8
Tiêu điểm
TS
CAOVŨ MINH
,
Trường ĐH Kinh tế - Luật,
ĐH Quốc gia TP.HCM:
Cách thức
nào để đảm
bảo thực hiện
hai nhiệm vụ
song hành?
Yêu cầu của
Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước
Tô Lâm, Trưởng
BCĐ Trung ương
về PCTNTC, đã
chuyển tải một thông điệp mới và rất
quan trọng.
Trước hết, tôi cho rằng cần nhận thức tham
nhũng, tiêu cực là một loại sâu bệnh sẽ làm
mục ruỗng một quốc gia, một thể chế. Việc xử
lý PCTNTC bằng các biện pháp cứng rắn như
truy cứu chính trị và trách nhiệm pháp lý (bao
gồm trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành
chính, trách nhiệm hình sự) là cần thiết. Tuy
nhiên, áp dụng các biện pháp trên với những
cán bộ, công chức thực hiện hành vi tham
nhũng, tiêu cực không phải là đích đến cuối
cùng. Không phải cứ xử lý thật nhiều, thật
nặng đã là tốt.
Việc xử lý đó nếu là cần, chỉ nên áp dụng
một cách khách quan, phù hợp với tính chất,
mức độ của hành vi vi phạm. Điều này sẽ có
giá trị phòng ngừa và răn đe để hướng đến
mục đích cuối cùng của PCTNTC là đảm bảo
hoạt động của các cơ quan công quyền được
diễn ra hiệu quả, từ đó tăng cao hiệu quả phục
vụ nhân dân, phục vụ công cuộc phát triển
kinh tế - xã hội.
Trong tương quan, việc đẩy mạnh PCTNTC
cũng cần có những giải pháp toàn diện, căn cơ
để không ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển
kinh tế - xã hội. Công việc tiếp theo là các cấp,
các ngành, các cơ quan phải có chiến lược và
phương hướng hoạt động cụ thể để đạt được mục
đích song hành đã đề ra là vừa PCTNTC vừa phát
triển kinh tế - xã hội.
Đối với cơ quan lập pháp, có thể nghiên cứu để
nội luật hóa các quy định về thu hồi tài sản không
qua thủ tục kết tội - một trong tám hình thức thu
hồi tài sản tham nhũng được quy định trong Công
ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Phương thức này không tập trung xét xử bị cáo
hay hành vi phạm tội mà tập trung vào xử lý tài
sản được cho là có nguồn gốc hoặc có liên quan
đến tham nhũng, với mục đích thu hồi tài sản về
cho ngân sách nhà nước hoặc trả lại cho chủ sở
hữu hợp pháp.
Đối với các cơ quan hành pháp, cần quán triệt
việc thanh tra, kiểm tra để phát hiện các sơ hở
trong hoạt động công vụ chứ không nhằm gây
cản trở hoạt động bình thường của đối tượng
thanh tra, kiểm tra.
Cùng với đó, các quy định và thiết chế bảo
vệ cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm cần
được kích hoạt nhằm bảo vệ những con người
mẫn cán, quên lợi ích bản thân mà cống hiến
cho lợi ích chung.
Đối với các cơ quan tư pháp, cần minh định
giữa những chủ thể cố ý thực hiện hành vi tham
nhũng với những chủ thể vì vòng xoáy của quan
hệ cấp trên - cấp dưới mà không còn cách nào
khác là nhúng chàm, thực hiện vi phạm pháp luật
về PCTNTC.
Trong bối cảnh nêu trên, các quy định về miễn
trách nhiệm pháp lý hoặc cho hưởng hình phạt
không cách ly khỏi xã hội cần được áp dụng để
họ vẫn có thể đoái công chuộc tội, cống hiến sức
mình cho sự phát triển của đất nước. Có lẽ với
những phương pháp và cách thức này, công cuộc
PCTNTC vẫn diễn ra một cách quyết liệt nhưng
lại không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát
triển kinh tế - xã hội.
TS
HỒ NGỌC ĐĂNG
,
khoa Xây dựng Đảng
Học viện Cán bộ TP.HCM:
Chống tham
nhũng, tiêu cực
cũng là công cụ
phát triển
kinh tế
Quan điểm này của
Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Tô Lâm
nhấn mạnh mối quan
hệ chặt chẽ và tương
hỗ giữa công tác
PCTNTC và sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc
đấu tranh PCTNTC không chỉ là một mục tiêu
đơn lẻ mà còn là một công cụ để thúc đẩy sự phát
triển bền vững của đất nước.
Việc loại bỏ tham nhũng sẽ tạo ra một môi
trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, thu hút
đầu tư trong và ngoài nước. Khi các nguồn lực
được sử dụng hiệu quả, không bị thất thoát do
tham nhũng sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, cải
thiện đời sống của người dân và nâng cao vị thế
của quốc gia. Tuy nhiên, công tác này phải được
thực hiện một cách khéo léo, tránh gây ra sự bất
ổn, làm gián đoạn các hoạt động sản xuất, kinh
doanh hay gây tâm lý lo lắng trong xã hội.
Theo tôi, mục tiêu cuối cùng của PCTNTC là
xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, nơi mà mọi người có cơ hội phát triển
bình đẳng, góp phần vào sự phát triển bền vững
của đất nước.
Quan điểm này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
Tô Lâm đặt ra những yêu cầu cao đối với công tác
PCTNTC trong giai đoạn hiện nay, với bốn vấn
đề lớn. Cụ thể, về tính hệ thống, các hoạt động
PCTNTC cần được triển khai một cách đồng bộ,
toàn diện, từ cấp cao nhất đến cấp cơ sở.
Về tính hiệu quả, các biện pháp PCTNTC
phải mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể,
không chỉ xử lý những vụ việc tham nhũng,
tiêu cực đã xảy ra mà còn ngăn chặn tham
nhũng, tiêu cực từ gốc rễ.
Về tính minh bạch, quá trình điều tra, xử lý các
vụ án tham nhũng, tiêu cực phải được thực hiện
công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi của
người dân. Cuối cùng là khuyến khích nhân dân
tố cáo, cung cấp thông tin về các hành vi tham
nhũng, tiêu cực.
Công tác PCTNTC là một nhiệm vụ lâu dài,
phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của toàn
xã hội. Việc thực hiện tốt công tác này không chỉ
góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, mà
còn là yếu tố quyết định sự thành công của công
cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
THANH TUYỀN
ghi
Trong vụ án chuyến bay giải cứu, bị cáo PhạmTrung Kiên,
cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế, bị cáo buộc nhận hối lộ
253 lần với tổng số tiền 42,6 tỉ đồng trong quá trình
cấp phép chuyến bay. Ảnh: CTV
Nhà nước sẽ có thêm nguồn
lực chăm lo tốt hơn đời sống
vật chất, tinh thần của người
dân. Môi trường đầu tư kinh
doanh minh bạch, thuận lợi
sẽ tạo được niềm tin đối với
các nhà đầu tư cả trong và
ngoài nước…
Cần đội ngũ
dám nghĩ, dám làm,
chống tham nhũng
. Thưa ông, mọi thành quả
về phát triển kinh tế - xã hội
chỉ có thể bền vững khi chúng
ta có một bộ máy thật sự liêm
chính?
+ Trong những năm qua,
khi Đảng đẩy mạnh công
cuộc PCTNTC đã có rất
nhiều cán bộ, đảng viên,
trong đó có những cán bộ,
đảng viên giữ các cương
vị cao bị kỷ luật, truy tố
và chịu hình phạt của pháp
luật. Trước tình hình này,
không phải không có những
tâm lý băn khoăn, lo lắng,
những luồng ý kiến bày tỏ
sợ sệt, sợ sai khi thực hiện
nhiệm vụ.
Trong thực tế, có những
vấn đề lý luận chưa theo
kịp với đời sống thực tiễn
phong phú, vì vậy quá trình
thực hiện nhiệm vụ đã có
những cán bộ năng động,
sáng tạo, vận dụng và cuối
cùng bị… kỷ luật. Tuy nhiên
phải khẳng định rằng số
nằm trong những trường
hợp này là ít, rất ít, hầu hết
sai phạm đều do cán bộ cố
tình làm sai.
Trong thực tế, nơi nào
cán bộ năng động, sáng tạo,
dám nghĩ, dám làm thì chắc
chắn đơn vị, địa phương đó
sẽ phát triển và ngược lại.
Tuy nhiên, vẫn có một bộ
phận cán bộ có tâm lý sợ
trách nhiệm, không dám
làm khi công cuộc chống
tham nhũng được đẩy mạnh.
Nhưng rõ ràng đây chỉ là
thiểu số bởi hàng triệu cán
bộ, đảng viên, công chức,
viên chức trên cả nước vẫn
đang hằng ngày thực hiện
nhiệm vụ, chức trách của
mình, góp phần to lớn vào
sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
Để khuyến khích và bảo
vệ cán bộ năng động, sáng
tạo vì lợi ích chung, tháng
9-2021, Bộ Chính trị đã ban
hành Kết luận 14. Cụ thể hóa
kết luận này, tháng 9-2023,
Chính phủ ban hành Nghị
định 73 quy định về khuyến
khích, bảo vệ cán bộ năng
động, sáng tạo, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách
nhiệm vì lợi ích chung.
Như vậy, những cán bộ,
đảng viên thật sự tâm huyết,
tận tâm với chức trách,
nhiệm vụ có thêm phần an
tâm vì đã có những cơ chế
bảo vệ mình.
. Xin cảm ơn ông.•
không
Ý kiến