8
Đường tránhTPĐôngHà trước nguy cơ chậmtiếnđộ
Sau nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ (QL)
1 đoạn qua trung tâm TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã khởi
công xây dựng tuyến tránh để chấm dứt cảnh xe máy, ô tô
phải chen lấn với các xe khổ lớn. Tuy nhiên, đến nay dự án
có nguy cơ về đích không đúng theo kỳ vọng.
Dự án đường tránh TP Đông Hà được chia làm hai đoạn,
đoạn 1 từ Dốc Miếu, QL9 và đoạn 2 từ nút giao đường
Nguyễn Hoàng đến phía nam cầu Sông Hiếu có chiều dài
hơn 4 km.
Trong đó, đoạn 1 được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư gần
400 tỉ đồng với chiều dài 13,3 km đi qua huyện Gio Linh
và TP Đông Hà. Dự án được Bộ GTVT giao Sở GTVT tỉnh
Quảng Trị làm chủ đầu tư, thời gian thực hiện trong giai
đoạn 2021-2024.
Hiện nay còn chưa đầy ba tháng là kết thúc năm 2024, tuy
nhiên nhiều đoạn đường vẫn chưa thi công, nhiều vị trí vẫn
trong giai đoạn đợi lún. Đến nay, địa phương mới bàn giao
12,9/13,3 km, đạt 87%. Đây là một trong những lý do gây trở
ngại lớn cho các đơn vị thi công dự án “chạy đua” tiến độ.
Theo Sở GTVT tỉnh Quảng Trị, công tác giải phóng mặt bằng
cho dự án gặp khó khăn do đây là thời điểm giao thoa giữa Luật
Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 nên các chính sách chưa
đồng bộ. Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chưa ban
hành kịp thời nên địa phương gặp nhiều lúng túng, vướng mắc
trong quá trình triển khai giải phóng mặt bằng.
Đồng thời, trong phạm vi thực hiện dự án còn một số hộ
dân phải tái định cư nên phải xây dựng khu tái định cư cho
các hộ dân bị ảnh hưởng. Ngoài ra còn công tác di dời hạ
tầng kỹ thuật như điện, nước...
Đối với đoạn hơn 13 km này, các đơn vị thi công phải xử
lý nền đất yếu hơn 4,2 km. Tổng khối lượng đào khoảng
240 m
3
, tổng khối lượng đắp khoảng 551.00 m
3
. Phạm vi
dự án đi qua khu vực có nền đất yếu nên phải triển khai thi
công hoàn thành hạng mục xử lý nền đất yếu.
Thời gian chờ lún 205-296 ngày mới thi công được phần
mặt đường bê tông nhựa nên kéo dài thời gian thi công.
Những ngày qua, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công bằng
việc tăng cường các thiết bị, máy móc và tăng ca đến 21 giờ.
Tỉnh Quảng Trị kỳ vọng dự án đường tránh TP Đông Hà
đoạn từ Dốc Miếu vào QL9 sẽ khớp nối với hai đoạn đang
khai thác góp phần giảm tải áp lực giao thông cho QL1 vào
cuối năm. Tuy nhiên, tuyến đường đang đứng trước nguy cơ
chậm tiến độ.
Còn đoạn 2 của dự án từ nút giao đường Nguyễn Hoàng
đến phía nam cầu Sông Hiếu có chiều dài hơn 4 km, thuộc
chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đoạn
đường này có tổng mức đầu tư 230 tỉ đồng (nguồn vốn
ngân sách trung ương là 203 tỉ đồng, ngân sách tỉnh là 27 tỉ
đồng), thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 đến 2025.
Đường tránh TP Đông Hà đoạn này được khởi công từ
tháng 7-2024, hiện các đơn vị thi công đang triển khai dự
án, đồng thời gấp rút giải phóng mặt bằng đối với 0,7 km
còn lại. Do tiến độ thực hiện dự án và kế hoạch giải ngân
nguồn vốn đã giao không đáp ứng được mong muốn, mới
đây UBND tỉnh có công văn gửi Bộ KH&ĐT xin kéo dài
thời gian thực hiện và giải ngân vốn chương trình phục hồi
và phát triển kinh tế - xã hội đã giao cho dự án này đến hết
ngày 30-6-2025 đối với số vốn 70 tỉ đồng.
Đối với đoạn này, ngoài các vướng mắc nêu trên, cuối
tháng 12-2023, Thủ tướng có quyết định giao kế hoạch vốn
cho các dự án chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã
hội và kéo dài thời gian thực hiện đến hết tháng 12-2024
nhưng đến tháng 2-2024 mới cấp vốn về cho tỉnh. Quá trình
tổ chức lựa chọn nhà thầu gặp vướng mắc, kéo dài thời gian
thực hiện dự án.
NGUYỄN DO
Đô thị -
Thứ Hai 7-10-2024
Đếnnay,địaphươngmớibàngiaomặtbằngcủa12,9/13,3km,đạt87%.
Ảnh:NGUYỄNDO
Không đủ độ sâu, tàu không thể qua lại
Dự án cầu cảng cá sông Trà Bồng do Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất
và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Dự án có kỳ vọng
sẽ phục vụ ngư nghiệp, đảm bảo hoạt động nghề cá ổn định, lâu dài và
cung cấp nơi neo đậu trú bão.
Dự án có các hạng mục như bến dài 128 m, bến 90 m; kè bảo vệ
bờ dài 1,4 km; san lấp mặt bằng với diện tích gần 18.000 m
2
; nạo vét
vũng bốc xếp trước bến và quay trở tàu đảm bảo cho tàu có chiều
dài 15 m cập cảng; công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ cảng cá, khu
tái định cư…
Ngư dân địa phương cho biết luồng nước quanh cầu cảng quá cạn, nhiều
vị trí rất cạn khi thủy triều xuống khiến đa số tàu cá không thể tiếp cận.
Trong khi phần lớn tàu cá của ngư dân có chiều dài trên 15 m, mớn nước
vài mét nên không vào cảng neo đậu được.
NGUYỄNYÊN
D
ự án cầu cảng cá sông Trà
Bồng, tỉnh Quảng Ngãi được
đầu tư đưa vào sử dụng năm
2013 với quy mô khoảng 23 ha, kinh
phí gần 185 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến
nay cảng cá này vẫn không hoạt
động gây lãng phí ngân sách. Tỉnh
này đang đưa vào kế hoạch đầu tư
công trung hạn của tỉnh giai đoạn
2026-2030 và ưu tiên triển khai
trong năm 2026.
Vắng tàu lớn cập bến,
hoạt động không hiệu quả
Ghi nhận của
Pháp Luật TP.HCM,
ở khu vực cầu cảng chỉ neo đậu lác
đác một số tàu thuyền công suất nhỏ
và một số thuyền thúng của ngư
dân. Khu vực xung quanh trong
tình trạng vắng vẻ, không có tàu
thuyền tấp nập ra vào. Trong khi
đó, một số chi tiết trên cầu cảng
bắt đầu xuống cấp.
Ở các khu vực bán ngư cụ, tiếp
nhận thủy sản… khu vực cảng cá
này đều trong tình trạng đóng cửa
im lìm. Khu vực cầu cảng với mục
tiêu tiếp nhận tàu cá có chiều dài
trên 15 m chỉ là nơi ra vào của
các tàu thuyền, thuyền thúng kích
thước nhỏ nhưng số lượng cũng
không nhiều.
Ngư dân Trần Thanh Tuấn cho
biết đã nhiều năm liền khu vực cầu
cảng này chỉ được các tàu công suất
nhỏ và thuyền thúng neo đậu. Trong
khi đó, các loại tàu công suất lớn
đều chuyển hướng sang các cảng
cá khác do không thể tiếp cận cầu
cảng vì khu vực xung quanh không
đủ độ sâu.
Không những vậy, dự án này
không đủ diện tích mặt nước cảng,
không đảm bảo diện tích vùng đất
cảng, không có kho bãi phân loại
cá, không có nhà làm việc, không
có lượng hàng thủy sản qua cảng;
khu vực không đảm bảo độ sâu
luồng, vùng nước trước cầu cảng
Cảng cá 185 tỉ đồng
“trùmmền”gần10năm
Được đầu tư gần 185 tỉ đồng nhưng suốt 10 nămnay, cảng cá
sông Trà Bồng, tỉnhQuảng Ngãi vẫn không thể đi vào hoạt động
do không đủ độ sâu.
sông Trà Bồng không đảm bảo
cho các tàu cá có chiều dài trên
15 m ra vào.
Yêu cầu sớm khắc phục,
đưa vào sử dụng
Trước thực trạng trên, ông Trần
Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Quảng Ngãi, đã giao cảng cá
sông Trà Bồng cho Sở NN&PTNT
tỉnh tiếp nhận, quản lý, khai thác
công trình.
Ông Hiền yêu cầu Sở NN&PTNT
tỉnh làm chủ đầu tư, đề xuất
UBND tỉnh xem xét đầu tư hoàn
thiện các công trình tại cảng cá
sông Trà Bồng để đáp ứng tiêu
chuẩn cảng cá loại III. Nghiên
cứu phương án xây dựng cảng
cá sông Trà Bồng là một cảng
cá vệ tinh thuộc cảng cá Sa Cần
để đáp ứng nhu cầu phục vụ ngư
dân trong vùng dự án trước mắt
cũng như lâu dài.
Đồng thời, chủ động phối hợp
với đơn vị quản lý cảng cá trước
đó là Công ty TNHH Thiên Phú
để thống nhất phương án khai thác
tối ưu nhất. Từ đó, nhằm phát huy
hiệu quả công trình đã đầu tư, đảm
bảo thực hiện đầy đủ các trình tự,
thủ tục quy định của pháp luật có
liên quan.
Rà soát các nội dung có liên quan
để đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét
đầu tư xây dựng cảng cá Sa Cần
nhằm phát huy lợi thế của sông Trà
Bồng. Qua đó, hình thành cảng cá
phục vụ ngư dân trong vùng gắn
với khu neo trú tàu thuyền, đáp
ứng nhu cầu của nhân dân và phục
vụ công tác bồi thường, giải phóng
mặt bằng trên địa bàn Khu kinh tế
Dung Quất.
“Trên cơ sở đề xuất của Sở
NN&PTNT, giao Sở KH&ĐT tham
mưu UBND tỉnh trình cấp có thẩm
quyền đưa vào kế hoạch đầu tư công
trung hạn của tỉnh giai đoạn 2026-
2030 và ưu tiên triển khai trong năm
2026, làm cơ sở để triển khai thực
hiện đảm bảo theo quy định” - ông
Hiền yêu cầu.
Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi
cho biết hiện đang thực hiện theo
các chỉ đạo từ UBND tỉnh về việc
đẩy nhanh tiếp nhận, quản lý và
khai thác dự án. “Tuy nhiên, hiện
còn các thủ tục, vướng mắc về
đất đai, quản lý luồng biển… mà
ngành nông nghiệp chưa thể tiếp
nhận do vướng các cơ chế. Hiện
đang kiến nghị UBND tỉnh để được
giải quyết” - ông Hiền thông tin. •
Bên dưới cầu cảng là nơi neo đậu thuyền thúng nhỏ của ngư dân. Ảnh: NGUYỄNYÊN
“Các loại tàu công suất
lớn đều chuyển hướng
sang các cảng cá khác do
không thể tiếp cận cầu
cảng vì khu vực xung
quanh không đủ độ sâu.”