7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 7-10-2024
Tòa cho rằng sau khi mua đất,
ông Đào đã xây dựng nhà trọ cho
thuê, có nhiều người đang ở và sử
dụng lối đi này nên diện tích lối đi
có chiều ngang 1 m là chưa đảm
bảo đi lại.
Phần đất của ông Đào bị vây bọc
bởi các bất động sản liền kề khác,
lối đi này là duy nhất để ra đường,
đồng thời bà N cũng sử dụng lối đi
này vào khu mộ gia đình. Vì vậy,
tòa sơ thẩm chấp nhậnmột phần yêu
cầu của ông Đào, buộc bà N mở lối
đi theo như thỏa thuận là hợp lý.
Theo quy định tại Điều 254 BLDS
năm 2015, nguyên đơn yêu cầu mở
lối đi thì phải bồi thường cho bị đơn
giá trị quyền sử dụng đất.
Tại đơn phản tố và tại phiên tòa sơ
thẩm, bà N đòi trị giá lối đi ngang
2 m, dài 19 m là 570 triệu đông.
Ngoài ra, tại phiên tòa sơ thẩm, bà
N cũng đồng ý cho ông Đào tiếp tục
đi nhờ lối đi ngang 1m, dài 19m. Vì
vậy, tòa phúc thẩm mới sửa án sơ
thẩm, chia đôi số tiền trên để buộc
nguyên đơn trả cho bị đơn.
Tuy nhiên, ông Đào không đồng
ý với phán quyết của tòa va muốn
khiếu nại giám đốc thẩm để hủy cả
hai bản án.
Ông cho rằng quyền về lối đi, theo
khoản 1 Điều 254 có nêu “chủ sở
hữu bất động sản hưởng quyền về lối
đi qua phải bồi thường cho chủ sở
hữu bất động sản chịu hưởng quyền,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Ở đây, ông và bà N có thỏa thuận
về việc cho đi nhờ không nêu thời
hạn, giá cả. Vì vậy, ông cho rằng
tòa sơ thẩm áp dụng Điều 254 chưa
triệt để khi buộc ông phải mua lại
phần đất đi nhờ mới được sử dụng
là chưa đúng pháp luật.
Cũng theo ông Đào, tòa phúc
thẩm nhận định bà N đơn phương
có quyền thay đổi, chấm dứt thỏa
thuận là không có căn cứ, vì muốn
thay đổi, chấm dứt thỏa thuận phải
có sự đồng ý của ông. Trong văn bản
thỏa thuận, cả ông và bà N cùng ký
cam kết và chịu trách nhiệm trước
pháp luật.•
NHẪNNAM
M
ới đây, gửi đơn phản ánh
đến báo
PhápLuật TP.HCM
,
ông Nguyễn Văn Đào (ngụ
TPCần Thơ) cho biết ông được chủ
đất gốc cho đi nhờ trên lối đi rộng
2 m nhưng sau đó bà này “vi phạm
cam kết” và tòa án buộc ông phải
“mua lại lối đi nhờ mới được đi”.
Cho đi nhờ với
chiều ngang 2 m
Cụ thể, năm 2020, ông có nhận
chuyển nhượng của bà N thửa đất
gần 300 m
2
, trong đó có 40 m
2
là
đất thổ cư, còn lại là đất trồng cây
lâu năm. Cùng ngày, ông và bà N
có làm văn bản thỏa thuận về việc
bà N cho ông đi nhờ trên phần đất
của bà vào đất của ông, chiều ngang
2 m, văn bản này được công chứng.
Tuy nhiên, đầu năm 2021, bà N
tự ý rào lại, chỉ chừa lối đi có bề
ngang 1 m để ông đi lại. Do thấy
việc làm của bà N vi phạm văn
bản thỏa thuận đã ký và hòa giải
ở phường không thành nên ông đã
khởi kiện ra toa.
Xử sơ thẩm, TAND quận Bình
Thủy chấp nhận một phần yêu cầu
của ông Đào về việc được mở lối
đi qua thửa đất của bà N với chiều
ngang phía ngoài đường 1,75m, phía
giáp đất ông Đào là 2 m. Tòa cũng
chấp nhận phản tố của bà N, buộc
ông Đào bồi thường giá trị quyền
sử dụng đất cho bà N gần 400 triệu
đông. Ông Đào kháng cáo.
Tòa: Bị đơn có quyền
thay đổi, chấm dứt
thỏa thuận
Xử phúc thẩm, TAND TP Cần
Thơ không chấp nhận kháng cáo
của ông Đào nhưng sửa một phần
án sơ thẩm, buộc ông trả số tiền 285
triệu đông giá trị quyền sử dụng đất
có chiều ngang 1 m, dài 19 m…
Theo tòa phúc thẩm, văn bản thỏa
thuận ghi nhận nội dung bà N cho
ông Đào đi nhờ trên đất của bà với
chiều ngang 2 m, chiều dài từ giáp
đất ông Đào ra ngoài đường.
Tuy nhiên, thỏa thuận này không
xác định thời hạn và không ràng
buộc quyền, nghĩa vụ của các bên
nên bà N có quyền thay đổi, chấm
dứt thỏa thuận vì diện tích đất này
vẫn đang thuộc quyền sử dụng hợp
pháp của bà N theo giấy đất.
Nguyên đơn nói đã mua phần đất
này nhưng vì diện tích nhỏ, không
tách thửa làm giấy được nhưng
nguyên đơn không có chứng cứ
chứng minh.
BàN chỉ đồng ý cho đi nhờ 1m, còn lại 1mtòa buộc ôngĐào phải trả giá trị.
Ảnh: NHẪNNAM
Đã ký cam kết
cho đi nhờ, có được
tự ý rút lại?
Chủ đất đã ký camkết cho đi nhờ trên lối đi 2mnhưng sau đó
rút lại chỉ cho lối đi 1mnên ông Đào khởi kiện ra tòa…
Theo tòa phúc thẩm,
thỏa thuận không xác
định thời hạn và không
ràng buộc quyền, nghĩa
vụ của các bên nên bà N
có quyền thay đổi, chấm
dứt thỏa thuận...
Làmgì để không c nnhững
đại ánnhư chuyếnbay
giải cứu?
(Tiếp theo trang1)
Đánh giá về nguyên nhân, điều kiện phạm tội, Cơ quan An ninh điều
tra Bộ Công an cho rằng các bị can đã lợi dụng hoàn cảnh, tình hình dịch
COVID-19 diễn biến khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ để tư túi.
Nhu cầu về nước của người dân rất lớn nhưng thực tiễn chưa có quy
trình, quy định cụ thể giải quyết. Lợi dụng điều này, một số bị can là cán
bộ do suy thoái về đạo đức, lối sống đã thực hiện những hành vi vụ lợi.
Từđó, cơquanđiều tra kiếnnghị khi Đảng vàNhànước cho chủ trương,
chính sách và giao cho Chính phủ thực hiện, Chính phủ cần có cơ chế
quản lý, giám sát chặt chẽ, có quy trình, quy định cụ thể để các cơ quan
có thẩm quyền thực hiện.
Như vậy, bài học kinh nghiệm rút ra là trong những tình trạng bất
thường, khẩn cấp, Chính phủ với tính chất là cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp cần phải có những giải pháp
thíchhợpđể quản lý nhànước. Các giải phápnày cầnđược quy phạmhóa
để tạo ra cách áp dụng thống nhất từ phương án hành vi đến quy trình
thực hiện. Bên cạnhđó, các thiết chế như thanh tra, kiểmtra, giámsát cần
được kích hoạt mạnh mẽ để cán bộ không thể vụ lợi, không dám vụ lợi.
Gần nửa thiên niên kỷ trước, trong tác phẩm
Leviathan (Thủy quái),
nhà triết học và xã hội học người Anh Thomas Hobbes (1588-1679) đã ví
quyền lực nhà nước như con thủy quái Leviathan trong Kinh thánh. Vì lẽ
đó, phải kiểm soát quyền lực như kiểm soát một con thủy quái. Thomas
Jefferson, người viết Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, đã nói rằng: “Trong
các vấn đề về quyền lực, đừng nói thêm gì về lòng tin vào đức tính tốt
của con người, mà phải trói anh ta lại bằng sợi dây hiến pháp để anh ta
không còn làm được điều ác”. Do quyền lực có xu hướng bị tha hóa nên
tất cả vấn đề về quyền lực cần phải được kiểm soát bằng các quy định
của pháp luật rõ ràng để các nhân viên công quyền không thể vụ lợi, dù
trong bất kỳ tình huống nào.
Đại dịch COVID-19 là một trạng thái bất thường, khẩn cấp. Do chưa
có kinh nghiệm trong việc ứng phó với đại dịch nguy hiểm nên tại thời
điểm đó, các cơ quan nhà nước còn lúng túng với bài toán quản lý. Và
việc trục lợi trong các chuyến bay giải cứu chỉ là một minh chứng về hậu
quả của việc này.
Cònnhớ trong bối cảnhđại dịchCOVID-19, chủ trương chuyếnbay giải
cứu được xem như ánh sáng chân lý trong việc bảo hộ công dân. Đáng
tiếc, khi thiếu một quyết sách thống nhất, được dẫn đường bởi các quy
phạm cụ thể, việc đưa công dân về nước đã bị trục lợi để làm giàu cho
những cán bộ biến chất.
Khi luật của quốc gia để trống thì lệ của địa phương phát huy tác dụng,
thế nhưng lệ của địa phương với cách làm manh mún chỉ là mảnh đất
umtùmcho sâumọt trú ẩn và trục lợi. Nếu trong giai đoạn đó, Chính phủ
ban hànhmột nghị định quy định về những vấn đề cơ bản như điều kiện,
quy trình, thủ tục đưa công dân về nước thì có lẽ chúng ta đã không đau
xót và phẫn nộ đến thế.
Nghiên cứu số lượng nghị định Chính phủ ban hành trong 10 năm (từ
năm 2014 đến 2023) thì trung bình mỗi năm Chính phủ ban hành 140
nghị định. Trong hai năm cao điểm diễn ra dịch bệnh là 2020 và 2021,
Chính phủ lần lượt ban hành 159 nghị định (năm2020) và 148 nghị định
(năm2021). Như vậy, năng lực ban hành nghị định của Chính phủ trong
các năm này vẫn được bảo đảm.
So với chính sách tiêm vaccine cho toàn dân, rõ ràng chính sách đưa
công dân về nước dường như chưa được quan tâm đúng mức. Tính
đến tháng 6-2021, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ ở nhiều nơi
trên thế giới thì chưa có một cơ quan nhà nước nào ở Việt Nam nghĩ
đến phương án tiêm vaccine cho toàn dân. Thế nhưng chỉ nửa tháng
sau đó, khi dịch bệnh hoành hành tại Việt Nam, vấn đề tiêm vaccine
cho toàn dân đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Chính sách ngoại giao
vaccine, rồi xác định đối tượng ưu tiên trong tiêm vaccine, thời gian,
địa điểm tiêm vaccine… đều được dự liệu và quy định cụ thể. Với các
quy định minh thị, việc trục lợi trong tiêm vaccine tuy có nhưng không
đáng kể so với việc trục lợi trong công tác đưa công dân về nước bằng
con đường chuyến bay giải cứu.
Thiết nghĩ trong tương lai, nếu đất nước lại xảy ra những tình trạng bất
thường, khẩn cấp, Chính phủ cần nhanh chóng ban hành nghị định để
quy định về các biện pháp ứng phó, giải quyết (có thể áp dụng thủ tục rút
gọn). Chính các quy phạmpháp luật nàymới tạo ra quy tắc xử sự chung,
tạo tính thống nhất trong thực thi và áp dụng pháp luật.
Cố Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng đã nhiều lần chỉ rõ: “Phải nhốt quyền
lực vào trong lồng cơ chế”. “Lồng cơ chế” trước tiên và chủ yếu phải là văn
bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước.
Một khi tính tham của cán bộ được trói chặt bằng các quy định của
pháp luật thì chắc chắn tham nhũng, vụ lợi sẽ giảm đáng kể. Chúng ta
mong mỏi cán bộ phải có đạo đức, liêm chính nhưng cũng cần phải có
chốt chặn pháp lý để ngăn họ không thoái hóa, biến chất.
Có lẽ thiết lậpmột hành lang pháp lý vững chắc để dẫn đường cho cán
bộ trong thực thi công vụ là điều tối quan trọng. Đây cũng là một mắt
xích quan trọngmà gần đây chúng ta hay nhắc đến trong phòng, chống
thamnhũng là làmsao để cán bộ khôngmuốn thamnhũng, không dám
tham nhũng và không thể tham nhũng.
TS
CAOVŨ MINH
, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM
Luật và đời
Phán quyết của tòa là hợp tình, hợp lý
Theo luật sư Lê Quang Vũ, Giám đốc Công ty Luật Công Bình, Đoàn
Luật sư TP.HCM, căn cứ theo quy định tại các điều 247, 254, 256 BLDS,
ông Đào có quyền yêu cầu bà N mở một lối đi ngang qua đất của bà N
vào đất của ông Đào theo thỏa thuận hoặc theo phán quyết của tòa án.
Quyền về lối đi qua này có giá trị chuyển giao đối với người thứ ba và có
thể kết thúc theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Giữa ông Đào và bà N có thỏa thuận về lối đi có giá trị và hiệu lực theo
quy định của pháp luật.Tuy nhiên, nội dung thỏa thuận cho đi nhờ không
xác định rõ thời hạn, khoản tiền phải chi trả…nên phát sinh tranh chấp
và hai bên có quan điểm khác nhau về lối đi này.
Tòa phúc thẩm đã căn cứ vào yêu cầu, ý chí của các bên, kết quả thẩm
định giá, đảmbảo an toàn cho việc đi lại, đã phán quyết mở lối đi có chiều
ngang 2 m và ông Đào phải trả cho bà N 285 triệu đồng là hợp tình, hợp
lý. “Theo tôi, vụ này nên kết thúc ở đây” - luật sư Vũ bày tỏ.