234-2024 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứBảy 19-10-2024
VIẾT LONG-NGỌC SƠN
S
au chương trình hỗ trợ
người dân ở Lào Cai,
Yên Bái và Phú Thọ,
ngày 17-10, đoàn công tác báo
Pháp Luật TP.HCM
 tiếp tục
đến thăm, chia sẻ và gửi quà
hỗ trợ của bạn đọc, nhà hảo
tâm tới các gia đình bị thiệt
hại do bão số 3 (Yagi) tại thị
trấn Cát Bà, huyện Cát Hải,
TPHải Phòng. Hòn đảo chịu
cấp gió mạnh cực lớn khi bão
đổ bộ vào nước ta.
Khó khăn chồng chất
sau bão
Hơn một tháng trôi qua,
đảo Cát Bà vẫn còn những
vết “sẹo” của cơn bão số 3.
Căn nhà nhỏ của gia đình chị
Phạm Thị Phiêm đã bị tốc
toàn bộ mái tôn, sập một góc
nhà khi bão đến. Chị Phiêm
nói không biết bao lâu nữa
nơi đây mới trở lại như xưa.
Chị Phiêm nói và cho biết
bản thân đi bán hàng rong,
chồng ai thuê gì làm nấy
nên cuộc sống không có dư
giả. Vì vậy, đến nay gia đình
vẫn chưa có tiền để lợp hết
lại mái nhà.
Chỉ tay lên tấm bạt được
dựng tạm để phòng mưa lớn,
chị Phiêmchobiết khi bãochưa
vào, hai vợ chồng đã chằng
chốngmái nhà. Tuy nhiên, sức
gió quá mạnh khiến hàng cây
bên đường đổ sập vào làmrách
mái tôn, gió cũng từ đó luồn
vào và cuốn phăng đi tất cả.
Hai vợ chồng chị thấy vậy
vội chạy vào nhà vệ sinh trú
ẩn cả tiếng đồng hồ không
dám ra ngoài: “Lúc ngớt gió,
tôi bước ra ngước lên không
còn một miếng tôn nào sót
lại…” - chị Phiêm nói.
Cả tháng nay gia đình chị
làm đủ công việc để mong
có tiền sớm lợp lại mái nhà
nhưng vẫn chưa đủ. Với món
quà của bạn đọc báo 
Pháp
Luật TP.HCM
, chị mong rằng
“Tuần sau, tấm bạt trên nóc
nhà sẽ được thay bằng những
tấm tôn mới”.
Cùng cảnh ngộ, chị Phạm
Thị Ngọc cho biết bản thân
làm công việc dọn vệ sinh
khách sạn, chồng đi lặn biển.
Thu nhập của vợ chồng không
dư giả nhưng đủ nuôi hai con
ăn học.
Từ khi bão số 3 ập tới, cuộc
sống gia đình chị vô cùng khó
khăn vì nhà bị tốc mái, một
góc tường bị đổ sập. “Cần câu
cơm” duy nhất của chồng là
chiếc thuyền đi lặn biển cũng
bị sóng đánh chìm.
“Hai vợ chồng coi như tay
trắng sau bão” - chị Ngọc nói
mất thì vợ chồng có thể kiếm
lại nhưng người mất coi như
hết…” - chị Hoài nói.
Trong khi đó, em Nguyễn
Hải Long cho biết do mẹ đi
lao động ở nước ngoài, hai
anh em ở nhà nên khi có tin
bão cả hai di tản lên nhà người
thân. Lúc 8 giờ ngày 8-9, hai
anh em trở về không nhận ra
nhà mình, bởi tất đồ đạc đã
bị gió cuốn đi, chỉ còn khung
bê tông trơ trọi.
Do điều kiện khó khăn,
anh Long vẫn chưa thể sửa
sang lại căn nhà để ở. “Hiện
hai anh em đang ở nhà bà
ngoại, thời gian này em sẽ
phụ giúp mẹ kiếm tiền với
hy vọng sớm sửa lại nhà. Sự
hỗ trợ của bạn đọc báo
Pháp
Luật TP.HCM
 hôm nay sẽ
giúp em tiến tới gần mục tiêu
đó” - Long nói.
Trở về đất liền trên chiếc
phà vào chiều muộn, chúng
tôi hy vọng không chỉ anh
Long mà những người dân
vừa chịu ảnh hưởng của bão
số 3 sẽ sớm có đủ tiền sửa
sang lại ngôi nhà để ổn định
cuộc sống…
Món quà rất ý nghĩa
với người dân
Ông Hoàng Xuân Thủy,
Phó Chủ tịch UBND thị trấn
Cát Bà, cho biết bão số 3 quét
qua đảo với cường độ giật
trên cấp 17. Tuy nhiên, địa
phương có sự chuẩn bị tốt
từ việc vận động người dân
di chuyển tới nơi an toàn cho
đến công tác tuyên truyền
người dân phòng, chống bão.
Nhờ vậy, huyện đảo không
có thiệt hại về người. “Đây
là điều may mắn nhất” - ông
Thủy nhấn mạnh.
Dù vậy, bão số 3 gây thiệt
hại rất lớn về tài sản cho địa
phương, với số tiền ước tính
khoảng 400 tỉ đồng. Trong
đó, nhiều nhà bị gió thổi bay
hoàn toàn mái, đổ sập một
phần nhà…
“Trước khó khăn đó, chính
quyền địa phương đã động
viên, hỗ trợ người dân. Sự hỗ
trợ, chia sẻ của bạn đọc báo
Pháp Luật TP.HCM
hôm nay
sẽ rất ý nghĩa đối với nhiều
người, giúp họ vượt qua khó
khăn, ổn định cuộc sống…”
- ông Thủy nói.•
Pháp Luật TP.HCM
gửi hỗ trợ của
bạn đọc đến người dân Hải Phòng
Hơnmột
tháng trôi
qua, cuộc
sống của
người dân
trên đảo Cát
Bà, TPHải
Phòng vẫn
còn rất khó
khăn do
ảnh hưởng
nặng nề bởi
cơn bão số 3
(Yagi).
- Dự kiến từ ngày 21 đến
27-10, báo sẽ triển khai trao
15 phần hỗ trợ tại huyện Vân
Đồn, Quảng Ninh. Mỗi suất trị
giá 10 triệu đồng, tổng 150
triệu đồng.
- Số tiền còn lại sẽ phối hợp
cùng huyệnVânĐồnmua nhu
yếu phẩm tặng bà con, trị giá
500.000 đồng/phần.
Tiêu điểm
Ngày 10-9-2024, với tinh thần“tương thân tương ái”,“lá lành
đùm lá rách”, nhằm tiếp sức, chia sẻ cùng đồng bào các tỉnh
phía Bắc chống chọi với thiên tai, báo
Pháp Luật TP.HCM
kêu
gọi quý bạn đọc ở khắp mọi miền đất nước cũng như kiều
bào đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài cùng chung tay
hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào bị nạn trong siêu bão.
Sau gần một tháng kêu gọi, đến ngày 2-10, báo
Pháp Luật
TP.HCM
xin phép ngừng nhận quyên góp. Tổng số tiền bạn
đọc ủng hộ gửi đến báo là 1.038.201.270 đồng, 1.000 cái mền
và 500 bộ quần áo mới.
Ngay sau khi tiếp nhận ủng hộ từ bạn đọc, báo
Pháp Luật
TP.HCM
đã tổ chức các chuyến đi hỗ trợ bà con tại các tỉnh
bị thiên tai.
Cụ thể:
- Trích 200 triệu đồng chuyển về Ủy banMTTQTP.HCM theo
đăng ký đónggóp tại lễ phát động; chuyển 1.000 cái mền sang
Ủy ban MTTQ TP.HCM.
- Chuyển 500 bộ quần áo đến Hội Chữ thập đỏ
quận Phú Nhuận.
- Hỗ trợ tại tỉnh Yên Bái: 310 triệu đồng.
- Hỗ trợ tại tỉnh Lào Cai: 175 triệu đồng.
- Hỗ trợ nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu: 40 triệu đồng.
- Chuyển vềCôngđoàn viên chứcTP.HCM: 39,545 triệuđồng.
- Ngày 17-10, báo
Pháp Luật TP.HCM
trao 12 phần hỗ trợ
tại huyện Cát Bà, Hải Phòng. Mỗi phần trị giá 10 triệu đồng.
PV
ÔngHoàngNamGiang, Phó Trưởng văn phòng đại diện báo
Pháp Luật TP.HCM
tại HàNội
(ngoài cùng bên trái)
, cùng ôngHoàng Xuân Thủy, Phó Chủ tịchUBND thị trấn Cát Bà
(ngoài cùng
bên phải)
, trao quà cho gia đình chị PhạmThị Phiêm.
và cho biết căn nhà hiện tại
hư hỏng quá nặng không thể
khôi phục lại nên trước mắt,
gia đình phải đi ở nhờ nhà
người thân. Trong thời gian
này, chị và chồng cố gắng làm
lụng kiếm tiền để sửa lại nhà.
Không nhận ra nhà
mình sau một đêm
Hơn 77 năm sống trên đảo
Cát Bà, ông Lê Hồng Trí cho
biết chưa từng chứng kiến
cơn bão nào khủng khiếp như
vậy. Mái nhà ông được các
con chằng chống trước bão
nhưng cũng chỉ đứng vững
được 20 phút.
“Tôi ở một mình nên khi
bão tới đã cẩn thận khóa chặt
các cửa nhưng gió cứ giật
từng hồi, rồi cuốn phăng đi
tất cả. Thấy vậy, tôi vội lấy
áo mưa khoác lên người và
nép vào góc tường cho đến
khi bớt gió mới đi đến nơi
khác trú ẩn” - ông Trí kể lại.
Bản thân ông Trí có ba
người con nhưng cuộc sống
cũng vất vả, ông lại không
có lương hưu nên từ khi bão
qua, căn nhà vẫn chưa được
sửa chữa xong. Vì vậy, ông
cảm thấy rất may mắn khi
nhận được hỗ trợ của bạn
Món quà của
bạn đọc báo
Pháp
Luật TP.HCM
hôm
nay sẽ rất ý nghĩa
đối với nhiều người,
giúp họ vượt qua
khó khăn, ổn định
cuộc sống…
đọc báo
Pháp Luật TP.HCM
.
Còn chị Lê Thị Hoài vẫn
nhớ như in lúc bão tới, bản
thân đang trị bệnh ở Hà Nội,
chồng và con ở nhà. Cứ vài
phút chị lại gọi điện thoại về
nhưng khi bão đến mọi liên
lạc đều bị cắt đứt.
Đến khi bão qua, chị không
thể liên lạc được với chồng
do trên đảo mất sóng điện
thoại. Sự lo lắng cứ tăng dần
cho đến khi có người thông
báo chồng và con chị vẫn
an toàn, còn nhà bị tốc mái.
“Lúc đó tôi mừng lắm, vì còn
người là còn của… Nhà cửa
ĐườngNúi Ngọc - thị trấn Cát Bà tan hoang sau bão số 3.
Ảnh: NGỌC SƠN
1.038.201.270 tỉ đồng bạn đọc đóng góp hỗ trợ bà con vùng bão lũ
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook