234-2024 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy19-10-2024
thường hỗ trợ và bố trí tái định cư
theo quy định.
“Sau đó, gia đình tôi xây dựng
nhà ở trên thửa đất được cấp mới
và bàn giao đất cho Nhà nước xây
dựng cụm công nghiệp. Nhưng từ
năm 2008 đến nay, đã gần 17 năm,
gia đình tôi vẫn chưa được cấp sổ”
- ông Sen nói.
Theo ông Sen, nhiều lần ông liên
hệ cơ quan chức năng của huyệnNúi
Thành với mong muốn được cấp sổ
nhưng đến nay vẫn chưa được giải
quyết đến nơi đến chốn. Giá đất
càng ngày càng tăng, tuổi cao sức
yếu, ông lo lắng để lâu sẽ ảnh hưởng
quyền lợi chính đáng, lại không có
tiền làm sổ.
“Tôi tuổi cao sức yếu, mỗi lần đến
trụ sở cơ quan nhà nước làmviệc phải
nhờ con cháu hoặc thuê xe chở đi rất
vất vả. Không hiểu vì sao gia đình tôi
chấp thuận chủ trương của Nhà nước
nhưng quyền lợi chínhđáng lại không
được đáp ứng” - ông Sen thắc mắc.
Bà Trần Thị Huệ (84 tuổi, vợ ông
Sen) cho hay gia đình bà phải chịu
thiệt thòi. Do không có sổ hồng, khi
con cháu cần vay mượn tiền làm ăn
không có gì để thế chấp, tuổi cao
sức yếu muốn chia thừa kế cũng
không được.
“Không có sổ hồng, giờmuốn làm
cái nhà kiên cố ở cho yên tâm cũng
không được. Tôi mongNhà nước tạo
điều kiện, giải quyết quyền lợi cho
gia đình” - bà Huệ đề nghị.
Huyện làmsai, dân lãnhđủ?
Năm2020, Ban quản lý dự án - quỹ
đất huyệnNúi Thành trả lời đơn kiến
nghị của ông Sen. Theo đó, ban này
xác nhận gia đình ông là hộ chính bị
giải tỏa nhà ở và được bố trí đất, xây
nhà ở ổn định.
“Qua kiểm tra hồ sơ lưu trữ, theo
quy trình trước đây Ban bồi thường
giải phóng mặt bằng huyện Núi
Thành (là cơ quan lập phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước
đây - PV) không thammưu ban hành
thông báo bố trí tái định cư.
Hiện nay, khi gia đình lập hồ sơ
xin cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, Phòng TN&MT huyện
và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký
đất đai huyện Núi Thành yêu cầu
phải có thông báo giao đất tái định
cư mới lập thủ tục cấp giấy chứng
nhận” - ban này trả lời.
Để giải quyết vấn đề nêu trên, Ban
quản lý dự án - quỹ đất xin ý kiến
chỉ đạo lập lại thủ tục bố trí tái định
THANHNHẬT
P
hản ánhđến
PhápLuật TP.HCM
,
ông Nguyễn Sen (89 tuổi, ngụ
thôn Hòa Đông, xã TamNghĩa,
huyện Núi Thành, Quảng Nam) cho
hay gia đình ông đã bàn giao đất theo
quyết định thu hồi đất của UBND
huyện Núi Thành và được bố trí
tái định cư nhưng chờ đợi gần 17
năm vẫn chưa được nhận sổ hồng.
Mỏi mòn chờ sổ hồng
Năm 2007, gia đình ông Sen
nhận được quyết định của UBND
huyện Núi Thành về việc thu hồi
đất để xây dựng công trình Cụm
công nghiệp - TTCN Nam Chu Lai
(thôn Đông Yên, xã Tam Nghĩa).
Đồng thời, gia đình ông được bồi
Gia đình ôngNguyễn Sen đã xây nhà ở tại khu tái định cư 17 nămnhưng vẫn chưa nhận được sổ hồng. Ảnh: TN
cư để làm cơ sở phối hợp xác lập
quyền sử dụng đất cho người dân.
Hai năm sau (tháng 12-2022),
Thường trực Huyện ủy Núi Thành
chỉ đạo UBND huyện xemxét, khẩn
trương chỉ đạo giải quyết sớm các
kiến nghị của ông Nguyễn Sen và
các hộ có vướngmắc tương tự để tạo
điều kiện cho việc xác lập quyền sử
dụng đất, cấp giấy chứng nhận cho
công dân theo quy định.
DùThường trựcHuyện ủy chỉ đạo,
Ban quản lý dự án - quỹ đất đã xin
ý kiến cấp trên từ nhiều năm trước
nhưng đến nay quyền lợi của công
dân vẫn... “treo”.
Trả lời
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Nguyễn Quang Thảo, Giám đốc
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện
Núi Thành, cho biết trường hợp gia
đình ông Sen và các hộ dân trong
khu vực này đã xảy ra trong quá
khứ. Nội dung này đang được tổng
hợp báo cáo Phòng TN&MT tham
mưu, xử lý.
“Thời điểm đó thực hiện bố trí
tái định cư nhưng chưa hoàn chỉnh
hồ sơ, chưa thực hiện xong thủ tục,
cũng chưa thực hiện thủ tục ra sổ
cho người dân” - ông Thảo nói và
cho biết sẽ rà soát hồ sơ thêm lần
nữa theo yêu cầu của UBND tỉnh để
tham mưu hướng giải quyết.•
Dù Thường trực Huyện
ủy chỉ đạo, Ban quản lý
dự án - quỹ đất đã xin
ý kiến cấp trên từ nhiều
năm trước nhưng đến
nay quyền lợi của công
dân vẫn... “treo”.
Phi vụ thụt két 246 lượngvàngSJCđembán của cựunhânviênngânhàng
Công an TP Hà Nội vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị
truy tố Nguyễn Văn Linh (sinh ngày 1986, cựu cán bộ kho
quỹ Ngân hàng TPBank) về tội tham ô tài sản.
Theo kết luận điều tra, kho quỹ tập trung hội sở ngân hàng
lưu giữ các tài sản gồm vàng, tiền mặt, giấy tờ có giá, ấn chỉ
quan trọng tài sản đảm bảo…
Đối với vàng, trong kho được chia thành ba trạng thái để
quản lý. Theo đó, TPBank nhận giữ hộ vàng SJC, DOJI có
thu phí, bao gồm giữ nguyên series (khi hoàn trả sẽ nhận
nguyên trạng số vàng đã gửi) và không series (khi hoàn trả
sẽ nhận lại đủ số lượng đã giữ). Về vàng giao dịch, vàng SJC
được ngân hàng lưu trữ, sử dụng để giao dịch mua bán với
khách hàng.
Vàng cầm cố (là tài sản đảm bảo), ngân hàng cho khách
hàng vay tiền và sử dụng tài sản đảm bảo là vàng miếng SJC.
Sau khi nhận cầm cố, vàng được niêm phong theo quy định
của TPBank và bảo quản trong kho tiền.
Riêng vàng giao dịch và vàng giữ hộ được ban quản lý kho
kiểm kê hằng ngày và định kỳ vào ngày 30-6 và ngày 31-12
hằng năm.
Khoảng năm 2017, Nguyễn Văn Linh là thủ quỹ, thành
viên ban quản lý kho quỹ tại Trung tâm giao dịch hội sở ngân
hàng. Linh nhận thấy vàng cầm cố trong kho tiền ít biến
động, khách hàng thế chấp vàng có lịch tất toán, đáo hạn ghi
trên sổ quản lý rõ ràng, việc kiểm tra đếm loại tài sản này chỉ
diễn ra hai lần/năm và được thông báo trước.
Do vậy, Linh nảy sinh ý định chiếm đoạt vàng ở trong kho
tiền (cất giữ trong két vàng mua bán, giữ hộ) rồi lấy vàng ở
két vàng cầm cố thay thế vào phần thiếu hụt để qua mặt việc
kiểm kê hằng ngày.
Từ thông tin sổ sách, Linh biết được có khách hàng tên C
thế chấp 246 lượng vàng SJC nhưng chỉ tất toán trên giấy
tờ và gửi lưu vàng cố định trong kho. Linh đã lên kế hoạch
chiếm đoạt số vàng trên trong két vàng mua bán và thay thế
bằng lượng vàng ông C đang thế chấp.
Ngày 5-7-2017, lợi dụng sơ hở của đồng nghiệp, Linh đã
lấy 246 lượng vàng SJC trong két chứa “vàng mua bán, giữ
hộ” cho vào túi nylon, để vào thùng tôn.
Sáng hôm sau, Linh mang thùng tôn chứa 246 lượng vàng
SJC ra để ở kho đệm (nơi không được quản lý, giám sát).
Chờ lúc vắng người, Linh mang số vàng trên ra ngoài, bán
được hơn 8,8 tỉ đồng. Số tiền trên, Linh nộp hết vào tài khoản
chứng khoán.
Đến cuối ngày làm việc 6-7-2017, quá trình kiểm kê cùng
ban quản lý kho, quỹ, Linh đặt túi vàng chứa 246 lượng của
ông C vào két vàng “mua bán, giữ hộ” để thay thế vào sổ
vàng mà Linh đã lấy. Vì vậy, trong quãng thời gian dài, các
thành viên khác trong ban quản lý kho không phát hiện tài
sản bị thiếu hụt.
Đến ngày 22-3-2019, ông C tất toán khoản vay và nhận đủ
246 lượng vàng từ ngân hàng. Để tiếp tục tránh sự phát hiện
việc thiếu hụt số vàng đã chiếm đoạt, Linh cắt niêm phong
bao đựng vàng của Công ty DOJI để trong kho tiền, lấy ra
246 lượng vàng SJC, sau đó để vào két sắt chứa vàng mua
bán của ngân hàng.
Đến ngày 15-1-2021, tại kho tiền do Linh có trách nhiệm
quản lý phát sinh thêm 561 lượng vàng SJC, là tài sản thế
chấp vay vốn ngân hàng của bà H.
Nhận thấy việc dùng vàng cầm cố của bà H bù vào 246
lượng vàng SJC đã chiếm đoạt an toàn hơn, Linh mang hòm
tôn chứa vàng thế chấp của bà H ra khỏi kho tiền để phá
khóa, rút 246 lượng vàng SJC, đóng gói, niêm phong và để
vào két vàng “mua bán, giữ hộ”. Số vàng còn lại Linh cất vào
hòm tôn để trong “kho giữ hộ”.
Khi bà H muốn tất toán, ngày 9-8-2023, Linh hoàn trả 561
lượng vàng cầm cố cho bà H vào kho tiền.
Sau khi bà H tất toán, trong kho không có số lượng vàng
khác phù hợp để bù vào 246 lượng vàng đã chiếm đoạt, Linh
không có khả năng trả lại nên đã ra đầu thú.
BÙI TRANG
Người dân
gần 17năm
chờsổhồngvì
huyện làmsai
Mặc dù đã bàn giao đất theo quyết định
thu hồi và được bố trí tái định cư
nhưng chờ đợi gần 17 năm, người dân
vẫn chưa được nhận sổ hồng.
Ông Lê Văn Sinh, Chủ tịch UBND huyện Núi
Thành, cho hay không riêng gì trường hợp của
ông Sen, địa phương có hàng ngàn trường hợp
tương tự. Nguyên nhân do ngày xưa cơ quan
nhà nước làm thủ tục không chặt chẽ, bây giờ
gỡ không ra.
“Có nhiều trường hợp không làmđược, làmsai
quy định pháp luật không ai dám. Huyện từng
nhiều lần xin ý kiến cấp trên, báo cáo lãnh đạo
tỉnh” - ông Sinh nói.
Hàng ngàn trường hợp tương tự
Nhiều trường hợp khác tương tự gia đình ông Sen
vẫn chưa được nhận sổ hồng. Ảnh: TN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook