234-2024 - page 13

13
LÊ THOA
S
áng 18-10, Ban liên
lạc cựu tù chính trị và
tù binh TP.HCM đã tổ
chức chương trình họp mặt,
giao lưu “Những người tù
không số”.
“Người tù không số” là
những người sinh ra trong tù
hoặc bị bắt cùng mẹ và lớn
lên trong tù. Họ không có án
tù, không có số tù nhưng họ
vẫn ở tù, chịu số phận như
của một người tù.
Không biết sao mình
sống được tới giờ này
Tại chương trình, các đại
biểu không khỏi xúc động khi
nghe câu chuyện của những
đứa trẻ sinh ra, lớn lên trong
cảnh tù đày vào những năm
kháng chiến. Có những đứa
trẻ vào tù lúc chỉ 1-2 tháng
tuổi, có những đứa trẻ phải
còn nằm trong bụng lúc mẹ
bị bắt...
Những đứa trẻ ngày ấy giờ
đã ngoài 50 tuổi, 60 tuổi, trở
thành cha, thành mẹ nhưng
vẫn xưng “con” và run run giới
thiệu: “ba con tên là..., mẹ
con tên là…”.
Bà Bùi Thị Xuân Hạnh (57
tuổi, ngụ quận Phú Nhuận)
cùng mẹ vào nhà tù Thủ Đức
lúc bà chỉ mới là một bào thai,
đến khi ra khỏi tù, bà đã là
cô bé ba tuổi.
“Vào tù mẹ mới biết mình
mang thai con, cai ngục biết
nên tra tấn rất dã man, dùng
cực hình thâmđộc để mẹ khai
báo nhưng mẹ con không
bị khuất phục. Dù bị tra tấn
tàn bạo, nhịn đói, nhịn khát
nhưng hai mẹ con rất kiên
cường. Con được sinh ra vào
một ngày tháng 3-1967” - bà
Hạnh chia sẻ.
Mẹ của bà Hạnh mất cách
đây một năm. “Hôm nay, nếu
mẹ còn sống, mẹ sẽ có mặt ở
đây cùng con và chia sẻ câu
chuyện này đến mọi người…
Con xin ngàn lần cảm ơn mẹ
đã bảo vệ con, sinh ra con,
nuôi con lớn lên tới ngày
hôm nay” - bà Hạnh nói và
cho biết bà lớn lên từng ngày
ở ngục tù nhờ sự yêu thương,
chăm sóc, sự chia sớt từng
giọt nước, miếng ăn của các
mẹ trong tù.
Trong bối cảnh đó, bà Hạnh
sau này cũng trở thành một
cô giao liên nhí, líu lo chân
sáo chạy từ trại giam này đến
trại giam khác để truyền tải
thông tin bí mật.
“Cai ngục cũng nghi ngờ
nhưng con nói mình đi xin
bánh, xin kẹo, bỏ vào túi
chạy về đưa mẹ” - bà Hạnh
kể rồi nghẹn ngào: “Giờ nghĩ
lại không biết sao mình sống
được tới giờ này…”.
Ông Nguyễn Trí Dũng (55
tuổi, ngụ TP Thủ Đức) cũng
cùng mẹ ra nhà tù Côn Đảo
khi mẹ mới mang thai ông
được một tháng. “Lúc bị bắt,
mẹ mới hay tin mang thai
con. Mẹ được đưa về nhà tù
Chí Hòa để sinh con, sau đó
hai mẹ con lại bị đưa trở lại
nhà tù Côn Đảo” - ông Dũng
kể và cho biết những ngày ở
Côn Đảo, các mẹ bị tra tấn
thường xuyên bằng vôi bột,
lựu đạn cay, ông Dũng cũng
bị dính vôi, lựu đạn khi đang
nằm trên đất. Từ đấy, một mắt
của ông chỉ còn 10% thị lực.
Bà Ngô Thị Bé (53 tuổi,
ngụ TP Thủ Đức) từng đi
Chương trình giao lưu với năm“người tù không số”, mỗi người làmột câu chuyện riêng.
Ảnh: NGUYỆTNHI
Ngày 18-10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM tổ
chức hội nghị tiếp xúc cử tri và tặng quà cho đoàn viên
công đoàn, người lao động (NLĐ) góp ý dự thảo Luật Công
đoàn (sửa đổi) và Luật Việc làm (sửa đổi) năm 2024.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch
LĐLĐ TP.HCM, cho hay Luật Công đoàn 2012 và Luật
Việc làm 2013 đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ quyền lợi của NLĐ và thúc đẩy phát triển Công đoàn
Việt Nam.
Sau hơn 10 năm triển khai, luật đã bộc lộ một số hạn
chế, đòi hỏi cần được tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với
yêu cầu phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam.
Bên cạnh đó, Luật Công đoàn và Luật Việc làm sửa đổi
phải đáp ứng kịp thời với xu hướng phát triển kinh tế - xã
hội, trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp
trong môi trường hội nhập quốc tế.
Đặc biệt, về chính sách bảo hiểm thất nghiệp và đào tạo
nghề đòi hỏi phải sửa đổi Luật Việc làm để tiếp tục thu
hút NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhiều đối tượng
thụ hưởng, việc làm bền vững, nâng cao trình độ kỹ năng
nghề nghiệp…
Ông Trần Thanh Sơn, đại diện NLĐ, Công ty May mặc
Song Ngọc, cho biết quy định hiện tại về việc không cho
NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu tiếp tục nhận trợ cấp
thất nghiệp là bất lợi.
Khi NLĐ đủ điều kiện nhận lương hưu, họ không còn
được hưởng trợ cấp thất nghiệp, mặc dù đã đóng bảo hiểm
thất nghiệp trong suốt quá trình làm việc. Điều này có
nghĩa là phần quyền lợi trợ cấp thất nghiệp mà họ đã đóng
góp có thể không được nhận lại.
Theo đó, ông Sơn đề xuất nên sửa đổi điều khoản này
để NLĐ có thể nhận 30% tiền trợ cấp thất nghiệp nhưng
không quá 18 tháng, bao gồm cả thời gian họ đã nhận
trước đó. Điều này nhằm khuyến khích NLĐ không nghỉ
việc sớm, để hưởng trợ cấp thất nghiệp trước khi đủ điều
kiện nghỉ hưu.
Bên cạnh đó, theo ông Đặng Huy Cường, đại diện NLĐ
Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam, cho biết nếu NLĐ
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bị sa thải
thì không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trường hợp NLĐ buộc phải đơn phương chấm dứt hợp
đồng hoặc bỏ việc do mâu thuẫn công việc, không khí
căng thẳng mà không được sự chấp thuận từ người sử
dụng lao động, họ cần được xem xét hưởng trợ cấp thất
nghiệp nếu có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo
quy định.
“NLĐ đã đóng 1% bảo hiểm thất nghiệp trong suốt
quá trình làm việc. Khi đến tuổi hưu, họ nên được nhận
trợ cấp thất nghiệp tương tự như hình thức nhận trợ cấp
BHXH một lần” - ông Cường nói.
Phát biểu kết thúc hội nghị, ông Hà Phước Thắng,
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội
TP.HCM, ghi nhận những ý kiến trên là rất xác đáng, phản
ánh đúng những trăn trở và khó khăn mà NLĐ đang gặp
phải trong thực tế.
“Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM và LĐLĐ
TP.HCM, chúng tôi sẽ tiếp thu tất cả ý kiến quý báu này,
tổng hợp lại để báo cáo, thảo luận và đóng góp ý kiến vào
quá trình sửa đổi Luật Công đoàn và Luật Việc làm” - ông
Thắng cho hay.
Tại hội nghị, LĐLĐ TP.HCM đã tặng 250 phần quà
(mỗi phần 1 triệu đồng) cho 150 công nhân lao động quận
Bình Tân và 100 công nhân lao động huyện Bình Chánh.
Chiều cùng ngày, LĐLĐ TP.HCM tiếp tục trao 250
phần quà cho công nhân TP Thủ Đức và các Khu chế xuất
- công nghiệp TP.HCM.
HẢI NHI
Đời sống xã hội -
ThứBảy 19-10-2024
Nghẹn ngào cuộc gặp mặt của
những “người tù không số”
Lần đầu tiên Ban liên lạc cựu tù chính trị và tù binh TP.HCM tổ chức một cuộc gặpmặt
những “người tù không số” - những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong tù.
ba nhà tù ở Huế, Côn Đảo
và nhà tù Chí Hòa nhớ lại:
“Hồi hai tháng tuổi, mẹ ôm
con đi bảy ngày, bảy đêm ra
Côn Đảo mà con im thinh,
không khóc tiếng nào, mẹ con
cứ tưởng con làm sao…Giờ
con còn ngồi ở đây, đúng là
phước lớn mạng lớn”.
Còn bà Nguyễn Đình Bạch
Yến (53 tuổi, ngụ quận Bình
Thạnh) vào tù cùng ba mẹ lúc
15 tháng tuổi, hai năm sau, bà
mắc bệnh đậu mùa khỉ nặng.
“Mọi người nghĩ con sắp
chết rồi, vì nổi ban đầy mặt
mũi, tay chân, hai mắt bị ban
nổi mở không lên, may cai
ngục cho ông bà nội đem con
về, con mới sống được” - bà
Yến kể và chỉ vào vết sẹo trên
mặt do bệnh để lại.
Ấp ủ một cuộc
gặp mặt
Bà Hoàng Thị Khánh,
Trưởng Ban liên lạc cựu tù
chính trị và tù binh TP.HCM
(gọi tắt là ban liên lạc), cho
biết đây là lần đầu tiên ban
liên lạc tổ chức một cuộc gặp
mặt những “người tù không
số”, cái tên này cũng từ đây
mà ra đời.
Qua thốngkê, toànTP.HCM
cóhơn70 “người tùkhông số”.
BàKhánh cho biết cuộc gặp
này là ấp ủ của bà rất nhiều
năm nhưng giai đoạn trước
không thể thực hiện được vì
ban liên lạc cần chăm lo chính
sách cho các cựu tù chính trị,
tức thế hệ cha mẹ của những
“người tù không số”.
Trong buổi gặp mặt, bà
Khánh kể về những người
mẹ vừa quyết tâm chiến đấu,
không khuất phục trước địch
vừa cố gắng bảo vệ chu toàn
cho đứa con của mình, giành
giật sinhmạng cho con dù lắm
lúc đau khổ tột độ...
“Chúng ta tự hào trong đội
ngũ những “người tù không
số” có Phó Chủ tịch nước
Võ Thị Ánh Xuân - một phó
chủ tịch nước dung dị, khiêm
nhường nhưng trong dáng vẻ
dung dị, khiêm nhường đó là
một sự kiên cường, sức chịu
đựng dẻo dai, sự chiến đấu
không ngừng nghỉ…”- bà
Khánh chia sẻ và mong muốn
TP.HCM tiếp tục quan tâm
đến những người bị tù đày,
trong đó có những “người tù
không số” này.•
Đề xuất tăng tỉ lệ hưởng trợ cấp thất nghiệp
“Người tù không
số” là những người
sinh ra trong tù
hoặc bị bắt cùng
mẹ và lớn lên trong
tù. Họ không có án
tù, không có số tù
nhưng họ vẫn ở tù,
chịu số phận như
của một người tù.
Ông PhạmChí Tâm, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM,
trao quà cho các công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: HN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook