14
Bạn đọc -
ThứBảy23-11-2024
THẢOHIỀN
T
heo Phòng CSGT Công
an TP.HCM (PC08), tính
từ ngày 20-8 đến nay, lực
lượng CSGT toàn TP đã phát
hiện, xử lý 45.557 trường hợp
người tham gia giao thông vi
phạm nồng độ cồn và tạm
giữ 45.557 xe, tước quyền
sử dụng giấy phép lái xe có
thời hạn 20.579 trường hợp.
Trong các trường hợp vi
phạm, ghi nhận đa số tài xế
say xỉn dám lái ô tô, xe máy
ra đường vì cho rằng mình
“có quen biết”, “có mối quan
hệ rộng”. Một số trường hợp
còn chửi bới lực lượng chức
năng, mạo danh ngành nghề
để xin bỏ qua lỗi vi phạm.
Thông tin trên khiến nhiều
bạn đọc bức xúc, cho rằng cần
tăng mức phạt để răn đe các
đối tượng coi thường pháp
luật. Đồng thời bày tỏ sự lo
ngại trước tình hình văn hóa
giao thông đang đi xuống,
nhất là hành vi say xỉn vẫn
lái xe ra đường.
Văn hóa giao thông
đáng ngại!
“Thực trạng văn hóa giao
thông, ý thức chấp hành pháp
luật của một bộ phận người
dân thật đáng lo ngại. Việc
say xỉn vẫn lái xe ra đường
không chỉ vi phạm pháp luật
mà còn đe dọa nghiêm trọng
đến an toàn giao thông và
tính mạng của con người.
Tâm lý “có quen biết”, “có
mối quan hệ rộng” thể hiện
sự thiếu ý thức trách nhiệm
và coi thường pháp luật. Tôi
đề nghị cần xử phạt mạnh
tay những hành vi vi phạm,
thêm tội hình sự nếu cố tình
chống đối” - bạn đọc
Thuận
Thắng
nêu ý kiến.
“Nêntăngcườngxửlýnhững
người đã uống rượu bia mà
vẫn lái xe, tạo cho người dân
thói quen đã uống rượu bia là
không được lái xe, muốn ăn
nhậu thì nên có người không
nhậu chở về hoặc đi xe ôm
công nghệ. Tôi đọc thấy báo
chí đưa tin nhiều trường hợp
vi phạm còn lao xe tông vào
lực lượng chức năng, hống
hách chửi bới, đe dọa, thật
không hiểu nổi. Thế nên nhiều
người mới vướng vào vòng
lao lý, vì mấy chén bia rượu
mà ra” - bạn đọc
Văn Tùng
nêu ý kiến.
“Không chấp hành, chống
đối thì cứ tăng nặng mức
phạt, tước bằng lái xe vĩnh
viễn, tịch thu xe, xử lý hình
sự luôn, xem có ở đó mà
chống đối không. Phải xử
lý thật mạnh tay vào, không
thì những ông thần men cũng
gây họa cho người khác. Gần
đây xảy ra nhiều vụ sau khi
vi phạm hay va chạm xe cộ,
các bác tài chửi bới, đánh
nhau ngay giữa đường phố rất
nguy hiểm. Nên tăng cường
tuyên truyền, nâng cao nhận
thức của người dân về văn
hóa giao thông” - bạn đọc
Võ
Hà
nêu ý kiến.
Dùng vũ lực để
giải quyết vấn đề
là hành vi phản cảm
Theo đại diện PC08, thời
gian gần đây trên địa bàn cả
nước đã xảy ra nhiều vụ việc
hành hung, cố ý gây thương
tích, làm hư hỏng tài sản…
xuất phát từ các tình huống
bất ngờ khi đang lưu thông,
những vụ va chạm giao thông
xảy ra trên đường phố.
Trên thực tế khi đối mặt với
các tình huống tham gia giao
thông, nhiều tài xế lại sử dụng
“cái đầu nóng” nhiều hơn,
một số người đã không ngần
ngại sử dụng bạo lực để giải
quyết vấn đề. Chính điều này
lại khiến tình hình trật tự, an
toàn giao thông trở nên căng
thẳng và phức tạp, là nguyên
nhân dẫn đến nhiều vụ việc
Chửi bới người thi hành công vụ
là vi phạm pháp luật
Pháp luật hiện hành đã quy định rất rõ chế tài đối với hành
vi xúc phạm, chửi bới lực lượng chức năng khi thi hành công
vụ, trong đó có lực lượng CSGT.
Cụ thể, căn cứ điểmb khoản 2Điều 21 Nghị định 144/2021,
người nào có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ có thể bị
xử phạt vi phạm hành chính 4-6 triệu đồng.
Nghiêmtrọng hơn, nếu người đó dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công
vụ thì có thể bị xử lý hình sự về tội chống người thi hành công
vụ theo quy định tại Điều 330 BLHS với mức hình phạt cao
nhất lên đến bảy năm tù.
Luật sư
PHÙNG HUYỀN
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
Say xỉn vẫn lái xe ra đường:
Phải xử lý thật nghiêm!
Nếu người đó dùng
vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực hoặc dùng
thủ đoạn khác cản
trở người thi hành
công vụ thì có thể
bị xử lý hình sự về
tội chống người thi
hành công vụ theo
quy định tại Điều
330 BLHS với mức
hình phạt cao nhất
lên đến bảy năm tù.
Trước tình trạng các tài xế say xỉn vẫn lái xe ra đường, bạn đọc bày tỏ sự bức xúc
và lo ngại khi văn hóa giao thông có dấu hiệu đi xuống.
cãi vã, sử dụng bạo lực, hành
hung, cố ý gây thương tích.
Sự mất kiềm chế này đã trực
tiếp dẫn đến tình trạng vi
phạm pháp luật.
Va chạm, tranh chấp trong
các tình huống giao thông là
điều không ai mong muốn
nhưng quan trọng là cách
cư xử và xử lý, giải quyết
tình huống của những người
điều khiển xe. Đây thuộc về
văn hóa giao thông, là ý thức
và thái độ của mỗi cá nhân
trong xã hội.
“Việc sử dụng vũ lực để
giải quyết vấn đề trên là
hành vi phản cảm, gây ra hệ
lụy mất an toàn xã hội, cần
phải lên án” - đại diện PC08
nhấn mạnh.
Từ đó, để ngăn ngừa tình
trạng sử dụng bạo lực trong
ứng xử sau các tình huống
giao thông, trước hết việc
không ngừng nâng cao hiểu
biết, nhận thức của người
dân là điều hết sức cần thiết.
Mỗi người dân trong xã hội
cần phải nâng cao ý thức, văn
hóakhi thamgiagiao thôngcủa
bản thân, chấp hành nghiêm
pháp luật về đảm bảo trật tự,
an toàn giao thông, nhất là đi
đúng phần đường, làn đường;
đúng tốc độ cho phép; không
lái xe khi đã sử dụng rượu
bia, chất kích thích...
Khi xảy ra các tình huống
va chạm, tranh chấp hoặc
tai nạn giao thông, cần có
thái độ ứng xử văn minh,
lịch sự, tuân theo sự hướng
dẫn của các cơ quan chức
năng, chấp hành mọi quy
định xử phạt khi vi phạm
hành chính về trật tự, an
toàn giao thông. Đây là một
phần quan trọng nhằm từng
bước xây dựng văn hóa giao
thông trong xã hội, tạo cơ sở
vững chắc cho một nền giao
thông hiện đại, văn minh,
một môi trường giao thông
an toàn, thân thiện với con
người, vì con người.•
Giấy phép lái xe hết hạnkhi đangởnước ngoài,
có cần thi lại không?
Nếu giấy phép lái xe hết hạn khi đang ở nước ngoài mà quá thời hạn sử dụng từ ba tháng đến
một năm thì phải thi lại lý thuyết, còn quá thời hạn sử dụng từmột năm trở lên thì phải thi lại
cả lý thuyết và thực hành.
Tôi đang đi xuất khẩu lao động ở nước
ngoài, cuối năm nay có dự tính về nước
làm tài xế chạy xe dịch vụ. Tuy nhiên, giấy
phép lái xe (GPLX) của tôi hết hạn khi
đang ở nước ngoài.
Xin hỏi khi về nước, tôi có cần thi lại
GPLX không hay xin cấp đổi?
Bạn đọc
Nguyễn Tuân
(TP.HCM)
Luật sư
Nguyễn Đình Thế
,
Đoàn Luật
sư TP.HCM
, trả lời: Thời hạn của GPLX
được ghi trên GPLX. Trước khi hết thời
hạn sử dụng, người có GPLX phải thực
hiện cấp đổi GPLX. Trường hợp quá hạn
đổi sẽ xử lý theo quy định tại điểm a khoản
27 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT
ngày 31-3-2024 sửa đổi khoản 1 Điều 36
Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15-4-
2017 như sau:
Quá thời hạn sử dụng dưới ba tháng,
được xét cấp lại GPLX.
Quá thời hạn sử dụng từ ba tháng đến
dưới một năm, phải dự sát hạch lại lý
thuyết theo quy định để cấp lại GPLX.
Quá thời hạn sử dụng từ một năm trở
lên, phải dự sát hạch lại lý thuyết theo quy
định, thực hành lái xe trong hình và trên
đường để cấp lại GPLX.
Như vậy, trước khi hết hạn GPLX, người
có GPLX cần thực hiện thủ tục cấp đổi mà
không cần phải thi lại. Tuy nhiên, cần phải
lưu ý rằng nếu GPLX hết hạn khi đang ở
nước ngoài quá thời hạn sử dụng từ ba tháng
đến một năm thì phải thi lại lý thuyết, còn
quá thời hạn sử dụng từ một năm trở lên thì
phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.
THẢO HIỀN
Quảng cáo
THÔNG BÁO
MẤT GIẤY TỜ
Trong quá t r ình di
chuyển, Trường Phổ
thôngNăngkhiếu,ĐHQG-
HCM (Trường PTNK) có
làm thất lạc Giấy chứng
nhậnquyền sửdụngđất,
sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất số
BD840349.
Ai nhặt được vui lòng
liên hệ số ĐT:
0922733733
Nóng trong tuần
Tài xế say bí tỉ lái ô tô tông hàng loạt xe, kéo lêmột phụ nữ trên đường ở BìnhDương. Ảnh: NDCC