16
Ngày 21-11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria
Zakharova nói rằng Nga đã thêm căn cứ phòng thủ tên
lửa mới mở của Mỹ đặt tại Ba Lan vào danh sách các mục
tiêu tấn công ưu tiên, vì lo căn cứ này có thể làm suy yếu
năng lực răn đe của Moscow, đài RT đưa tin.
Bà Zakharova đưa ra tuyên bố này khi được yêu cầu
bình luận về sự kiện khai trương căn cứ chống tên lửa của
Mỹ - NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) tại
làng Redzikowo (Ba Lan) vào tuần trước, cùng với tuyên
bố của Warsaw rằng cơ sở này nhắm trực tiếp vào Nga.
Theo vị phát ngôn viên, việc khai trương cơ sở quân sự
Mỹ ở Ba Lan là “một bước đi khiêu khích tiếp theo trong
hàng loạt hành động gây bất ổn sâu sắc của Mỹ và các
đồng minh của Washington trong NATO”.
Bà Zakharova tuyên bố rằng động thái này là một phần của
“chính sách phá hoại kéo dài hàng thập niên nhằm đưa cơ sở
hạ tầng quân sự của NATO đến gần biên giới Nga hơn”.
Bà Zakharova cảnh báo hành động trên có thể “phá hoại
sự ổn định chiến lược” và gia tăng rủi ro chiến lược cũng
như rủi ro hạt nhân nói chung. Vị phát ngôn viên nói thêm
rằng Nga có thể phá hủy các cơ sở như vậy bằng “nhiều
loại vũ khí mới nhất”.
Mỹ, NATO và Ba Lan chưa lên tiếng về thông tin từ
phía Nga.
DƯƠNG KHANG
Vụ tên lửa ATACMS: Liệu ông
Trump có đảo ngược tình hình?
Một câu hỏi được giới quan sát quan tâm là tại sao thông tinTổng thốngMỹ Joe Biden được cho là đồng ý
choUkraine sử dụng tên lửaATACMS đánh sangNga lại xuất hiện thời điểmnày, rồi liệu ôngDonaldTrump
có đảo ngược tình hình khi về lại Nhà Trắng?
THẢOVY
T
rong suốt cuộc chiến ở
Ukraine, Tổng thốngMỹ
Joe Biden đã nhiều lần
tranh cãi với Quốc hội Mỹ
để bảo vệ viện trợ cho Kiev.
Dù vậy, có một yêu cầu từ
Kiev mà Washington nhiều
lần từ chối, đó là cho phép
Ukraine sử dụng hệ thống tên
lửa chiến thuật Lục quân (tên
lửa ATACMS) do Mỹ cung
cấp tấn công lãnh thổ Nga.
Tuy nhiên, khi nhiệm kỳ
của ông Biden chỉ còn hai
tháng là kết thúc, truyền thông
Mỹ rầm rộ đưa tin rằng ông
Biden đã đồng ý để Ukraine
sử dụng vũ khí tầm xa của
Mỹ mà cụ thể là tên lửa
ATACMS tấn công sang đất
Nga. Ngày 19-11, Moscow
cáo buộc Ukraine phóng sáu
tên lửa ATACMS sang tỉnh
Bryansk (Nga).
Tại sao thông tin
xuất hiện lúc này?
Ông Anatol Lieven, Giám
đốc chương trình Á - Âu tại
Viện Quincy (Mỹ), chỉ ra
ba nguyên nhân lý giải động
thái này.
Thứnhất, chính quyềnTổng
thốngBidenmuốntácđộngđến
lời camkết chấmdứt xung đột
trong 24 giờ mà Tổng thống
đắc cử Donald Trump đưa ra
lúc vận động tranh cử. Thứ
hai, chính quyền Tổng thống
Biden đang tìm cách củng cố
ảnh hưởng của Ukraine trước
các cuộcđàmphán trong tương
lai. Thứ ba, nhu cầu thay đổi
để ứng phó với diễn biến thực
tế trên chiến trường.
Ngay từ đầu xung đột, Tổng
thống Ukraine Volodymyr
Zelensky đã yêu cầu Mỹ cấp
phép sử dụng vũ khí Mỹ để
đánh sang Nga và ông ráo
riết kêu gọi sau diễn biến
quân Ukraine xâm nhập ở
Kursk. Sự hiện diện liên tục
của quân Ukraine trên lãnh
thổ Nga được xem là một yếu
tố quan trọng để có thể gây
sức ép trong các cuộc đàm
phán với Nga trong tương lai.
Đến thời điểm này chưa có
sự xác nhận chính thức từNhà
Trắng về việc thay đổi chính
sách liên quan đến vũ khí tầm
xa. Tuy nhiên, các quan chức
Mỹ nói với tờ
TheWashington
Post
và các phương tiện truyền
thông khác củaMỹ rằng động
thái này chủ yếu xuất phát từ
thông tin có khoảng 10.000
lính Triều Tiên đã được triển
khai tới Kursk. Các quan chức
cho rằng động thái này nhằm
ngăn chặn Bình Nhưỡng gửi
thêm lực lượng để hỗ trợNga.
ChuyêngiaMichaelO’Hanlon,
thành viên cấp cao tại Viện
Brookings (Mỹ), cho rằng việc
chính quyềnMỹ cấp phép cho
Ukraine tấn côngđấtNga bằng
vũ khí tầm xa - nếu thông tin
chính xác - là một bước điều
chỉnh phù hợp, dựa trên triết
lý “kiên nhẫn và thận trọng”.
Chính quyền ông Biden
trước đây đã mất một thời
gian mới đồng ý cung cấp xe
tăng M1Abrams và máy bay
chiến đấu F-16 cho Ukraine.
Washington cũng đã phản đối
việc cho phép Kiev sử dụng
hệ thống pháo phản lực cơ
động cao (HIMARS), có tầm
bắn khoảng 65 km, tấn công
vào trong lãnh thổ Nga, sau
đó mới cấp phép sử dụng hạn
chế để bảo vệ tỉnh Kharkiv.
Ông OʼHanlon cho rằng
thông tin về sự hiện diện của
binh sĩ Triều Tiên tại Nga là lý
do chính cho sự thay đổi này,
đồng thời nhấnmạnh rằng ông
không coi đây là sự thay đổi so
với “cách tiếp cận cơ bản của
ông Biden đối với cuộc chiến
trong suốt gần ba năm qua”.
Ông William Courtney,
cựu Đại sứ Mỹ tại Georgia
và Kazakhstan, cũng cho
rằng bản thân việc cấp phép
vũ khí tầm xa không đại diện
cho sự leo thang lớn, đặc biệt
là khi xét đến những hạn chế
về nguồn cung. Ukraine được
cho là chỉ nhận được vài chục
hệ thống tên lửa ATACMS.
“Ukraine đã tấn công bằng
máy bay không người lái
(UAV) tự sản xuất vào các
mục tiêu ở xa hơn nhiều so
với những gì tên lửaATACMS
có thể tiếp cận. Vì vậy, đây
không phải là một sự thay đổi
chiến lược. Về cơ bản, tên lửa
ATACMS có lợi cho các mục
tiêu cần phải phản ứng ngay
lập tức và các mục tiêu được
bảo vệ nghiêm ngặt” - theo
ông Courtney.
Liệu chính quyền ông
Trump có đảo ngược?
Ngay sau khi thông tin xuất
hiện, những người ủng hộ ông
Trump đã chỉ trích gay gắt. Họ
mô tả sự thay đổi này nhưmột
nỗ lực nhằm leo thang xung
đột khi ông Trump chuẩn bị
nhậm chức.
Viết trên mạng xã hội X,
ông Donald John Trump Jr.,
Tên lửa ATACMS doMỹ sản xuất. Ảnh: CNN
Nga liệt cơ sở quân sự Mỹ ở Ba Lan vào danh sách tấn công ưu tiên
Nga sẽ kiềm chế đến khi
ông Trump nhậm chức?
Trongnhiều thángqua,Tổng thốngNgaVladimir Putin
đã cảnhbáo rằngviệc chophépUkraine tấncôngvàobên
trong nước Nga bằng vũ khí phươngTây sẽ làm thay đổi
đáng kể cuộc xung đột. “Điều này có nghĩa là các nước
NATO sẽ có chiến tranh với Nga”- ông Putin nhấnmạnh.
Ngày 19-11, Nga đã thay đổi học thuyết hạt nhân như
một phảnứng rõ ràngđối với thông tinvề tên lửaATACMS.
Chuyên gia Lieven của Viện Quincy cho rằng Nga sẽ
kiềm chế cho đến khi chính quyền ông Trump nhậm
chức để đợi những thay đổi. Ông Lieven nói rằng việc
Nga đối đầu trực tiếp với Mỹ vẫn là điều khó xảy ra nhưng
không loại trừ khả năng Moscow nhắm vào một đồng
minh của Washington.
NóivớiđàiFoxNewsngày18-
11, hạnghị sĩ CộnghòaMichael
Waltz, người được ông Trump
chọn làm cố vấn An ninh quốc
gia, nói rằng ”đây là một bước
leo thang căng thẳng nữa và
không ai biết chuyện này sẽ
đi đến đâu”.
Tiêu điểm
Ông Miller cho rằng
ông Trump có thể
sẽ không hủy bỏ
quyết định được cho
là được ông Biden
đưa ra về tên lửa
ATACMS.
con trai cả của ông Trump,
cho rằng việc Mỹ cấp phép
cho Ukraine dùng vũ khí tầm
xa đánh sang Nga sẽ “gây ra
Thế chiến III trước khi cha tôi
có cơ hội tạo ra hòa bình và
cứu mạng người”.
ÔngRichardGrenell, người
từng giữ chức quyền giámđốc
Tình báo quốc gia (DNI) trong
nhiệm kỳ đầu của ông Trump,
cáobuộcôngBidencóhànhđộng
“leo thang chiến sự ở Ukraine
trong thời kỳ chuyển tiếp”.
“Điều này giống như thể
ông (Biden) đang phát động
một cuộc chiến hoàn toàn
mới. Mọi thứ đã thay đổi.
Mọi tính toán trước đây đều
vô giá trị” - ông Grenell viết
trên trang X.
Về phần ông Biden và ông
Trump, có thể thấy rằng hai
nhân vật này có quan điểm
hành động khác nhau liên
quan đến xung đột ở Ukraine.
Ông Biden kiên định ủng
hộ vai trò của Mỹ trong Tổ
chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO) và cam kết
hỗ trợ lâu dài cho Ukraine.
Ông Trump thì tỏ ra hoài
nghi ý nghĩa của việc Mỹ hỗ
trợ Ukraine và NATO và đã
tuyên bố sẽ gây sức ép lên cả
Ukraine và Nga để kết thúc
chiến sự.
Một cố vấn của ông Trump
nêukhảnăngrằngôngTrumpcó
thể sẽ gây áp lực buộcUkraine
chấp nhận đàm phán khi tình
thế chiến trường đang bất lợi
choKiev.Vậy cókhả năngông
Trump đảo ngược quyết định
của ông Biden, nếu thông tin
này đúng và Nhà Trắng xác
nhận, sau khi nhậm chức tổng
thống Mỹ hay không?
Theo chuyên gia Aaron
David Miller, thành viên
cấp cao tại Viện nghiên cứu
Carnegie Endowment for
International Peace (Mỹ),
nếu suy xét kỹ thì có thể thấy
việc chính quyền ông Biden
được cho là đã cấp phép cho
Ukraine dùng vũ khí tầm xa
tấn công đất Nga sau cuộc
bầu cử Mỹ có hai mục đích.
Ngoài củngcốvị thếUkraine
trước các cuộc đàmphán trong
tương lai, quyết địnhnày có thể
tăng cả áp lực lẫn vị thế chính
trị của ông Trump trong đảng
Cộng hòa. Theo ông Miller,
vẫn có một số lượng lớn đảng
viên Cộng hòa tin rằng việc
bảo vệ Ukraine có liên quan
đến lợi ích quốc gia của Mỹ.
Do đó, ôngMiller cho rằng
ông Trump có thể sẽ không
hủy bỏ quyết định được cho
là được ông Biden đưa ra về
tên lửa ATACMS.•
Phát ngôn viên BộNgoại giaoNgaMaria Zakharova. Ảnh: TASS
Quốc tế -
Thứ Bảy 23-11-2024