052 - page 11

11
thứ hai
3 - 3 - 2014
Kinh te
MAI PHƯƠNG
T
hực tế, nhiều hãng
hàng không đã áp
dụng giải pháp “bán
lố” số lượng vé máy bay so
với số chỗ (gọi là overbook)
nhằm để tránh việc một số
khách bỏ vé giờ chót. Điều
này dẫn đến tình trạng nhiều
khách dù đã mua vé nhưng
phải bị dời chuyến bay do
giờ cuối lượng khách đã đủ.
Doanh nghiệp đỡ lỗ,
khách thêm cơ hội
đối với hàng không giá
rẻ, việc hành khách bỏ vé
giờ chót không ảnh hưởng
gì đến doanh thu. Tuy nhiên,
với hàng không truyền thống
như VietnamAirlines thì đối
với hạng vé phổ thông, hành
khách bỏ chuyến vẫn giữ
được vé và đổi sang chuyến
bay khác. Thời hạn bảo lưu
vé của hạng phổ thông lên
đến 12 tháng và hành khách
không mất phí.
Riêng đối với hạng vé tiết
kiệm, linh hoạt thì khi hành
khách bỏ vé giờ chót, nếu
muốn tiếp tục bay, khách phải
bỏ thêmmột mức phí khoảng
600.000đồng,cộngthêmkhoản
chênh lệch giữa giá vé cũ và
giá vé mới (nếu có).
Theo Vietnam Airlines, tỉ
lệ hành khách bỏ vé giờ chót
ở Việt Nam khá cao. Cụ thể,
năm 2011, tại đường bay Hà
Nội - TP.HCM thì số hành
khách bỏ vé giờ chót lên tới
189.000 người, tương đương
6,9% khách/chuyến bay. Còn
với đường bay Đà Nẵng - Hà
Nội/TP.HCM, tỉ lệ bỏ vé giờ
chót cũng lên đến 130.000
khách. Trong khi đó, các hãng
hàng không ở châu Âu, tỉ lệ
bỏ vé giờ chót chỉ khoảng
10.000 khách/năm 2011, tức
là khoảng 4% khách trên một
chuyến bay.
“Tình trạng hành khách bỏ
vé giờ chót có thể khiến các
hãng hàng không thiệt hại lên
đến hàng triệuUSD” - một đại
diệnVietnamAirlines cho biết.
Từ đây, chính sách bán lố số
vé được các hãng hàng không
coi là giải pháp để giảm bớt
thiệt hại. Việc này cũng được
các hãng hàng không trên thế
giới áp dụng khá nhiều.
Bên cạnh đó, một đại diện
VietnamAirlineskhẳngđịnhviệc
triển khai chính sách overbook
Bánvé overbook:
Phải báo trước
chokhách
Nhiềukháchhàngbứcxúcvì hãnghàngkhôngđãápdụngchínhsách
“bán lốvé”màkhôngbáotrướckhiếnhọbấtngờchịuthiệt.
Anh Nguyễn Bảo Giang Châu bức xúc khi bị Vietnam Airlines từ chối vận chuyển do
hãng đã bán quá số chỗ. Ảnh: LÊ PHI
Các nước đền bù vé overbook
rất cao
Một vị lãnh đạo của một hãng hàng không trong nước
kể ở nhiều nước, khi hàng không từ chối vận chuyển, hành
khách ngoài việc được lo ăn ở thì họ còn được bồi thường
một khoản tiền lớn nên họ rất vui vẻ. Có hành khách chỉ
mua chuyến bay đó với giá 100 USDnhưng do hãng từ chối
vận chuyển nên họ được bồi thường lên đến 500-600 USD.
Mức bồi thường của một số hãng hàng không tại châu Âu
khi từ chối vận chuyển có khi lên tới 600 euro. Ngoài ra, có
nhiều hãng nếu không bồi thường bằng tiền mặt thì họ
có thể bồi thường bằng cách tặng vé máy bay cho khách.
Kêu gọi tình nguyện viên
nhường ghế
NhiềuhãnghàngkhôngchâuÂukhi gặpphải véoverbook
thì trước hết họ kêu gọi khách hàng nào có thể làm “tình
nguyện viên” nhường chuyến bay (cho các trường hợp
khẩn cấp hơn). Đổi lại, tình nguyện viên được xếp chuyến
bay khác cùng với những lợi ích kèm theo như miễn phí
chuyến bay vào ngày hôm sau, nâng cấp hạng vé hoặc
dùng đường bay khác đưa khách đến nơi họ yêu cầu. Tất
nhiên, tiền vé sẽ được hoàn trả cho tình nguyện viên. Giải
pháp này có thể giúp nhiều trường hợp mua vé overbook
vẫn được bay, đảm bảo tiến độ, không bị thiệt hại.
Đ.TH
Kháchmua phải vé overbook
đếngiờ chót, chuẩnbị lên
máy bay thìmới được biết.
không phải là mục đích để tối
đa hóa lợi nhuận của các hãng
hàng không,màmuốn tạo điều
kiện để hành khách có thêmcơ
hội bay vì tỉ
lệhànhkhách
bỏvégiờchót
ở các chuyến
bay của Việt
Nam còn khá cao.
Không cảnh báo
trước rủi ro
Việc các hãng hàng không
chọn giải pháp overbook là
điềungànhhàngkhôngđãchấp
nhận từ lâu nay. Thế nhưng đi
kèmvới giải pháp này cũng có
những rủi ro, như việc không
được bay đúng chuyến. Điều
đáng nói là ở Việt Nam, các
rủi ro này không được thông
báominh bạch, rõ ràng. Khách
mua phải vé overbook đến giờ
chót, chuẩn bị lênmáy bay thì
mới được biết.
Tr ê n h ệ
thống bán vé
của các hãng
chophép tình
trạngbánquá
số chỗ nhưng không có một
thông báo (hay lưu ý) nào. Vì
vậy, chỉ có hãng hàng không
mới nắm được tình trạng vé
của hành khách. Đáng nói
hơn, các hãng cũng sẽ không
“tiết lộ” chuyện này.
Vậy nên khi hành khách ra
làm thủ tục lên máy bay, nếu
may mắn có người bỏ bay
giờ chót thì khách mua phải
vé overbook được đi đúng
hành trình. Trường hợp tất
cả hành khách mua vé trước
đều không bỏ vé giờ chót, khi
hành khác vỡ lẽ mình mua
phải vé overbook thì đã quá
muộn, họ phải bay chuyến
tiếp theo.
Đền bù thiệt hại
không xứng đáng
Mới đây tại Đà Nẵng, hành
kháchNguyễnBảoGiangChâu
(TP.HCM) đã bày tỏ bức xúc
với hãng hàng khôngVietnam
Airlines, khi hãng này đã từ
chối vận chuyển với lý do anh
thuộc diện mua vé overbook.
Tuy nhiên, theo anh Châu,
anh đã đặt mua vé máy bay
chiều Đà Nẵng - TP.HCM từ
trước tết. Khi đến làm thủ tục
đểbay thì anhkhôngđượcnhân
viên củaVietnamAirlines cho
lên máy bay với lý do đã hết
chỗ.anhChâu được hãng này
sắp xếp bay vào chuyến sau
và bồi thường 300.000 đồng.
Anh Châu không đồng tình
và đề nghị trả thêm 300.000
đồng nếu được bay vào đúng
chuyếnmà anh đãmua nhưng
không được chấp nhận.
Cũng theo anh Châu, lý do
mà anh bức xúc là mức bồi
thường của Vietnam Airlines
không tương xứng với thiệt hại
mà anh đã bị mất, vì anh Châu
đã lỡ cuộc họp quan trọng của
công ty.
Ngay sau đó, đại diện của
VietnamAirlines tại Đà Nẵng
đãcó lời xin lỗi đếnhànhkhách.
Đại diệnVietnamAirlines cho
biết mức bồi thường 300.000
đồng làmức quy định củaLuật
Hàng không dân dụng Việt
Nam. Vị này cũng không bình
luận thêm liên quan đến mức
bồi thường này.
Tự in hóa đơn bị phạt
4 triệu đồng
(PL)- Trong hai ngày 1 và 2-3, liên tục hai chính
sách quan trọng liên quan đến việc in hóa đơn kinh
doanh, bao gồm: Nghị định số 4/2014/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
ngày 14/5/2010 và Thông tư 10/2014/TT-BTC có hiệu
lực. Theo đó, việc giám sát, quản lý hoạt động doanh
nghiệp theo luật pháp về hóa đơn sẽ được siết chặt.
Cá nhân kinh doanh không được in hóa đơn, phải thực
hiện mua bán hóa đơn của cơ quan thuế có thời hạn 12
tháng. Nếu vi phạm, thời hiệu xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực hóa đơn là một năm; thời hiệu xử
phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
về thuế là năm năm. Đặc biệt, nếu tự ý in hóa đơn sẽ
bị phạt tiền từ 2 triệu đến 4 triệu đồng.
Đ.TH
Nhập khẩu điều nguyên liệu
gặp khó
(PL)- Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội
Điều Việt Nam (Vinacas), cho biết hiện nay giá điều thô
nhập khẩu từ các nước châu Phi đã hơn 1.000 USD/tấn,
cao hơn 150-200 USD/tấn so với năm 2013, gây khó
khăn cho doanh nghiệp (DN) khi nhập khẩu nguyên
liệu để chế biến xuất khẩu.
Theo ông Thanh, các năm trước giá điều châu Phi
chỉ ở mức 750-850 USD/tấn. Nhưng năm nay, mức
giá này “ăn theo” mức tăng của giá điều nội địa của
Việt Nam. Nếu doanh DN Việt Nam nhập khẩu về để
mang đi chế biến xuất khẩu thì sẽ lỗ. Khối lượng hạt
điều nhập khẩu trong tháng 2-2014 chỉ đạt 14.000 tấn
với giá trị đạt 17 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu
mặt hàng này trong hai tháng đầu năm đạt 28.000 tấn,
giá trị nhập khẩu đạt 36 triệu USD, giảm 36,4% về
lượng và giảm 20% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Trước tình hình này, DN nên lên kế hoạch thu mua
điều trong nước. Vụ điều châu Phi vẫn còn hai tháng
nữa mới vào vụ thu hoạch, lúc đó tùy diễn biến thị
trường mới nhập khẩu điều nguyên liệu. Theo báo cáo
của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu hạt điều hai
tháng đầu năm 2014 chỉ ở mức đạt 28.000 tấn với 169
triệu USD, giảm 0,1% về khối lượng nhưng tăng 2,4%
về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ, Trung Quốc
và Hà Lan vẫn duy trì là ba thị trường nhập khẩu điều
lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 26%, 20% và
9,8% tổng giá trị xuất khẩu.
QUANG HUY
Giá xăng dầu, vàng tăng
mạnh trong tháng 2
(PL)- Quan ngại về tình hình suy thoái kinh tế tại
hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như ảnh
hưởng từ những bất ổn chính trị ở Ukraine trong những
ngày qua, giá xăng dầu và giá vàng thế giới tăng khá
mạnh. Tính đến hết phiên giao dịch cuối cùng vào ngày
28-2, giá dầu thô thế giới trong tháng 2 đã tăng 5,2%,
trong khi giá xăng cũng vọt mạnh hơn 6%. Trong khi
đó, phiên giao dịch ngày 26-2 cho thấy giá vàng đạt
mốc 1.345,35 USD/ounce, dù đã có giảm nhẹ vào
phiên 28-2, tuy nhiên đây vẫn là mức cao nhất trong
bốn tháng qua.
Đ.TH
Người nghèo tiếp tục được
mua điện giá thấp
(PL)- Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo Thông
tư hướng dẫn giá bán điện năm 2014. Theo đó, đối với
giá bán lẻ điện sinh hoạt, hộ nghèo và hộ chính sách
xã hội sẽ được áp dụng giá của bậc 1 (993 đồng/kWh)
cho 50 kWh đầu tiên trong tháng.
Đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động
thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên thì chủ
nhà hoặc đại diện người thuê trực tiếp ký hợp đồng
mua bán điện. Trường hợp thời hạn thuê nhà dưới 12
tháng thì chủ nhà phải trực tiếp ký hợp đồng mua bán
điện. Trường hợp người thuê nhà không ký hợp đồng
trực tiếp với bên bán điện thì chủ nhà cho thuê có trách
nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá
bán lẻ điện trong hóa đơn tiền điện hằng tháng do đơn
vị bán lẻ điện phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất,
chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung.
Dự kiến thông tư này sẽ được ban hành và có hiệu
lực sau khi có quyết định của Thủ tướng về cơ cấu biểu
giá bán điện năm 2014.
TRÀ PHƯƠNG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook