052 - page 6

6
thứhai
3 - 3 - 2014
TẤN LỘC - LÊ PHI
M
ột ngày giữa tháng 10-2012, mưa gió đang gầm
thét trên vùng biển Hoàng Sa (Đà Nẵng). Người
nhà các thuyền viên gặp nạn chực chờ nơi cầu
cảng Hải đội 2 Bộ đội biên phòng (BĐBP) TP Đà Nẵng
mắt ngóng về phía biển đen ngòm mỏi mắt ngóng người
thân trở về. Tất cả niềm hy vọng họ gửi vào những người
lính mang quân hàm xanh.
“Bà con đang gặp nạn, xu t phát ngay”
Đó là lúc 13 giờ 30 ngày 13-10-2012, tàu cá mang số hiệu
ĐNa 90303 do ông Nguyễn Văn Ánh (trú phường Thanh
Khê Đông, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) điều khiển cùng 10
ngư dân đánh bắt cá ở vùng biển Hoàng Sa trên đường trở
về thì bị hỏng máy, gặp nạn. Qua bộ đàm, ông Ánh yết ớt
nói: “Các anh biên phòng ơi, mau ra cứu giúp chúng tôi với.
Nước đã vào ngập buồng máy, gió giật mạnh lắm nên tàu đang
chìm dần. Chúng tôi chắc phải bỏ mạng trên biển mất…”.
Tín hiệu phát ra qua bộ đàm yếu dần và tắt lịm. Không để
những ngư dân chờ lâu, Ban tác chiến Bộ Chỉ huy BĐBP
TP Đà Nẵng phát lệnh ngay lập tức: “Tàu BP 081201, Hải
đội 2 lên đường gấp. Bà con mình đang gặp nạn, sóng to gió
lớn đến mấy cũng phải đi. Xuất phát ngay!”.
Tàu BP 081201 cùng chín cán bộ, chiến sĩ nhận lệnh tức tốc
khởi hành. Biển đenmịt mù, những ngọn sóng cao cứ vồ tới như
muốn nhấn chìm con tàu đang gồng mình
tiến tới. Đại úy Trần Giang Nam, lúc đó là
thuyền trưởng tàu BP08120, kể lại: “Ngay
từ lúc bắt đầu ra khơi anh em chúng tôi đã
phải chiến đấu với biển dữ. Thuyền bị lắc
như muốn lật úp, anh em thay phiên nhau
tát nước ra ngoài để con tàu tiến nhanh về
phía ngư dân bị nạn.Anh emmệt rã nhưng
vẫn bám trụ chiến đấu với từng đợt sóng”.
Sau hơn 20 giờ vượt sóng gió, tàu BP
081201 đã tiếp cận tàu ĐNa 90303 trong niềm vui vô bờ bến
của 10 ngư dân đang dần chìm vào tuyệt vọng. Không chỉ
cứu trọn 10 ngư dân, tàu ĐNa 90303 cũng được lai dắt về
đến Hải đội 2 an toàn. Tàu cập cảng, người nhà ngư dân trao
cho các chiến sĩ biên phòng những cái ôm không thể chặt
hơn. Các anh nở nụ cười, nhường niềm vui lại cho các ngư
dân rồi âm thầm rút về đơn vị chuẩn bị cho nhiệm vụ mới.
Thuyền trưởng Nguyễn Văn Ánh nhớ lại: “Đó là thời khắc
sinh tử mà cả đời đi biển tôi phải đối mặt. Lúc sắp tuyệt vọng
thì các anh biên phòng có mặt. Nếu không có các anh ấy,
chúng tôi sẽ không có ngày về với gia đình”.
Thượng tá Đỗ Văn Đông, Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ Chỉ
huy BĐBP TP Đà Nẵng, cho biết: “Ngư dân miền Trung chủ
yếu đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa nên mỗi lần ra khơi đều
phải đối mặt với hiểm nguy rình rập. Nhưng tàu của ngư dân
không bao giờ đơn độc bởi chúng tôi luôn sát cánh cùng họ. Cán
bộ, chiến sĩ của chúng tôi luôn sẵn sàng nhận lệnh để ra khơi
ứng cứu. Đối với ngư dân, họ cũng xem chúng tôi như người
thân trong nhà. Chúng tôi có thể xác định được vị trí cụ thể của
từng chiếc tàu ngư dân đang đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa”.
“Cứu được dân, mừng như th y
người thân thoát nạn”
Năm nào cũng vậy, cứ gần đến ngày truyền thống của
BĐBP (3-3), ông Nguyễn Tráng (huyện Hoài Nhơn, Bình
Định) cùng những ngư dân đánh bắt trên tàu của mình lại về
với Hải đội biên phòng Phú Yên.
Đối với ông và những ngư dân
ấy, người lính của Hải đội biên
phòng PhúYên là những ân nhân
lớn trong đời mình.
Ông Nguyễn Tráng là thuyền
trưởng của tàu cá BĐ-1901 TS
được Hải đội biên phòng PhúYên
cứu nạn cách đây mấy năm trước.
“Tàu của tôi có chín ngư dân đang
Những“cứu
tinh” trênbiển
Phong su-Chuyen de
đánh bắt trên vùng biển cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) hơn 80
hải lý thì bị hỏng máy, phải thả trôi tự do. Lúc này mưa gió bịt
bùng, sóng càng lúc càng dữ, đánh dập con tàu như sắp chìm.
Anh em hì hục sửa chữa suốt gần hai ngày đêm nhưng vẫn
không khắc phục được. Con tàu cứ trôi vô định. Anh em trên
tàu lo lắng tột độ, càng lúc càng hoảng loạn, tưởng như tuyệt
vọng. Đúng lúc ấy, tàu của Hải đội biên phòng Phú Yên đến
cứu chúng tôi” - ông Tráng kể.
Chiều tối hôm ấy, ngay sau khi nhận lệnh từ Bộ Chỉ huy
BĐBP Phú Yên, dù trời đang mưa dữ dội, vùng biển tàu cá bị
nạn đang có gió mạnh cấp 6, cấp 7, tám cán bộ, chiến sĩ Hải
đội biên phòng PhúYên vẫn lên tàu đi cứu nạn. Thông thường,
tàu tuần tra BP 10.04.01 có công suất 450 CV, chiếc tàu lớn
nhất của hải đội, chỉ có thể hoạt động trong điều kiện gió dưới
cấp 5. Tuy nhiên, trong tình huống khẩn cấp này, những người
lính hải đội đã quyết định cho tàu vượt sóng cấp 6, cấp 7 để kịp
cứu người. Sau hơn 28 tiếng đồng hồ xé mưa vượt sóng dữ, các
cán bộ, chiến sĩ hải đội đã tìm thấy, tiếp cận được tàu cá của
ông Nguyễn Tráng đang bị nạn, cứu cả người và tàu vào bờ.
Tại đơn vị, hơn 30 tiếng đồng hồ, Trung tá Phạm Ngọc
Dân không rời máy bộ đàm để trực tiếp chỉ huy cuộc cứu
người ấy. “Suốt thời gian ấy, thời tiết càng lúc càng xấu,
chúng tôi hết sức căng thẳng, vừa lo không cứu kịp ngư
dân, vừa lo tàu tuần tra có vượt được sóng gió lớn như vậy
không. Khi anh em báo về đã cứu được hết bà con và tàu
cá, chúng tôi mừng như người thân của mình đã tai qua nạn
khỏi” - Trung tá Dân chia sẻ. Mỗi khi nhắc lại câu chuyện ấy,
thuyền trưởng Nguyễn Tráng vẫn còn xúc động như lúc vừa
được cứu: “Lúc đó, tôi ra sức động viên anh em bạn thuyền
nhưng thực ra trong lòng lo lắng vô cùng, có lúc nghĩ chắc
buông xuôi chứ với thời tiết ấy khó mà được cứu. Khi thấy
anh em biên phòng đến cứu, chúng tôi mừng quá, khóc nức
nở luôn! Với gia đình tôi, anh em biên phòng không chỉ cứu
người mà còn giữ được tài sản lớn nhất để làm ăn đến hôm
nay. Anh em biên phòng đã cứu cả gia đình tôi”.
sss
Trên đây chỉ là vài câu chuyện trong hàng trăm chuyến đi
cứu ngư dân bị nạn của những người lính Hải đội 2 BĐBP TP
Đà Nẵng cũng như Hải đội biên phòng Phú Yên đã thực hiện.
Chúng tôi xinmượn lời củaTrung tá PhạmNgọcDân,một người
lính kỳ cựu tại Hải đội biên phòng Phú Yên, thay cho lời kết:
“Những người lính biên phòng đều xem dân như người thân
của mình nên mỗi khi nghe bà con bị nạn chúng tôi xác định
cứu dân là trọng trách cao nhất, đó không chỉ là mệnh lệnh của
nhiệm vụ mà còn là mệnh lệnh từ trái tim mỗi người lính”.
s
LTS:
Bộ đội biên phòng ven
biển không chỉ là tấm lá chắn
bảo vệ cho chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của đất nước; với ngư
dân, người lính biên phòng còn
là những vị “cứu tinh” trên
biển cả. Nhân kỷ niệm
55 năm
Ngày truyền thống Bộ đội biên
phòng Việt Nam (3-3-1959 –
3-3-2014)
,
Pháp Luật TP.HCM
xin
giới thiệu bài viết về những “chiến
công” thầm lặng nhưngmang
ý nghĩa vô cùng to lớn này của
những người línhmang quân hàm
xanh.
“Nhữngngười línhbiênphòngđều xemdân
nhưngười thân củamìnhnênmỗi khi nghe
bà conbị nạn chúng tôi xác định cứudân là
trọng trách caonhất, đó không chỉ làmệnh
lệnh của nhiệmvụmà còn làmệnh lệnh từ
trái timmỗi người lính.”
TrungtáPhạmNgọcDân,HảiđộibiênphòngPhúYên
Khôngnềhàđêmtối, bãogiông, khi biếtngưdânmìnhđanggặp
hiểmnguyngười línhbiênphòngsẵnsàng laorabiển…
Những người
lính Hải đội
biên phòng
Phú Yên lên
đường đi cứu
hộ ngư dân
bị nạn. Ảnh:
TẤN LỘC
Cứu người ngay trong đêm
giao thừa
Thượng tá Đỗ Văn Đông, Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ
Chỉ huy BĐBP TP Đà Nẵng, chia sẻ đã không ít lần các
chiến sĩ BĐBP đã gạt niềmvui riêng trong đêmgiao thừa
để nhận lệnh ra cứu nạn ngư dân ngay trên biển. Mới
đây nhất, vào tối giao thừa nămmới 2013. Khi giao thừa
chuẩn bị điểm, người người nô nức ra đường đón năm
mới thì cán bộ, chiến sĩ BĐBP TP Đà Nẵng nhận được
tin: “Tàu Phú Hải Long (tỉnh Thái Bình) cùng 12 thuyền
viên gặp nạn ở vùng biển QuảngTrị”. Tàu biên phòng BP
081202 (Hải đội 2) và 15 cán bộ, chiến sĩ được chọn giao
“sứ mệnh” cứu nạn tàu Phú Hải Long ngay trong đêm.
Với những nỗ lực phi thường, các chiến sĩ BĐBP TP Đà
Nẵng đã cứu thành công 12 thuyền viên vào bờ sau hơn
30 tiếng đồng hồ vật lộn cùng biển cả.
Phát hiện hàng ngàn vụ
xâmphạmchủ quyền
Theo thống kê của BĐBP TP Đà Nẵng, trong thời gian
qua đơn vị đã phát hiện gần 3.000 lượt tàu thuyền nước
ngoài xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam như
thăm dò dầu khí, đánh bắt trộm hải sản. BĐBP TP Đà
Nẵng đã trực tiếp truy bắt 14 tàu cá Trung Quốc, Đài
Loan, Hong Kong và xử lý 20 vụ với 35 đối tượng nước
ngoài vi phạm an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, lực lượng
còn điều động 39 lượt tàu, 52 lượt ca nô cùng 70 phương
tiện khác tham gia cứu nạn 68 tàu cá với 651 ngư dân bị
nạn khi đánh bắt trên biển.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook