052 - page 8

8
thứ hai
3 - 3 - 2014
Họ đã nói
P
hap luat
BÌNHMINH
T
heo dự thảo luật, “thẩm phán
ngoài ngạch” (nhiệm kỳ một
năm) không phải là công
chức của tòa án nhưng được chánh
án TAND Tối cao bổ nhiệm để tham
gia giải quyết một số loại vụ việc có
tính đặc thù (sở hữu trí tuệ, thương
mại quốc tế, môi trường, đất đai, tài
chính…). Chế định này huy động trí
tuệ, kinh nghiệm của các chuyên gia
trong một số lĩnh vực đòi hỏi trình
độ, hiểu biết cao để cùng với tòa án
giải quyết các vụ việc.
Nhiều băn khoăn
Tại hội nghị góp ý dự luật doTAND
Tối cao vừa tổ chức, bà Lê Thị Thu
Ba (PhóTrưởng ban Chỉ đạo Cải cách
tư pháp Trung ương) thắc mắc: “Đã
có thẩm phán chính ngạch rồi thì sao
còn có “thẩm phán ngoài ngạch” làm
gì? Có thể có các chuyên gia chuyên
ngành thammưu cho tòa, đóng vai trò
tương tự như giám định viên nhưng
nếu bổ nhiệm họ làm “thẩm phán
ngoài ngạch” thì tôi cảm thấy có gì
đó không bình thường. Đã là thẩm
phán thì phải chuyên nghiệp trong
ngành tòa án!”.
Thiếu tướng Nguyễn Thành Thuộc
(Phó Chánh ánTòa ánQuân sựTrung
ương) phản đối quyết liệt: “Luật đã
quy định thẩmphán do Chủ tịch nước
DựthảoLuậtTổchứcTAND(sửađổi) đềxuất chứcdanh
“thẩmphánngoài ngạch”đãgâysửngsốt tronggiới tư
phápvới rấtnhiều longại về tínhchuyênnghiệpvàchất
lượngxét xử…
Sẽ có“thẩm
phánngoài
ngạch”?
“Chất lượng thamgia giải
quyết án của“thẩmphán
ngoài ngạch”thế nào? Nếu có
sai sót, ánbị hủy, sửa thì sao?”
Cần thảo luận thêm
Dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi
đưa ra nhiều quan điểm rất mới so với
Nghị quyết 49 về cải cách tư pháp, cần
có thảo luận sâu rộng hơn để xem xét,
đánh giá toàn diện.
LÊ THỊ THU BA
,
Phó Trưởng ban Chỉ đạo
Cải cách tư pháp Trung ương
bổ nhiệm thì không thể có thêm“thẩm
phán ngoài ngạch” do chánh ánTAND
Tối cao bổ nhiệm”.
Thẩmphán PhạmMinhTuyên (Phó
Chánh ánTAND tỉnh Bắc Ninh) cũng
băn khoăn: “Chất lượng thamgia giải
quyết án của “thẩmphán ngoài ngạch”
thế nào? Nếu có sai sót, án bị hủy, sửa
thì sao? Họ không thuộc tòa án mà ở
cơ quan khác thì kỷ luật thế nào? Ai
sẽ quản lý họ? Khó lắm!”.
Thẩm phán: Càng lắm
bậc càng rối?
Bên cạnh đó, dự thảo luật đưa ra
ba phương án quy định về chức danh
thẩm phán.
Phương án thứ nhất gồm
thẩm
phán TANDTối cao
thẩm phán
làm công tác xét xử tại các tòa án
(hoặc làm công tác
nghiên cứu, nghiệp
vụởTANDTối cao).
Trongphươngánnày,
thẩmphán được xếp
theo bậc, nhiệm vụ
củathẩmpháncácbậc
do chánh án TANDTối cao quy định.
Phương án thứ hai gồm
thẩmphán
TAND Tối cao, thẩm phán chính
ngạch
“thẩmphánngoài ngạch”
.
Thẩmphán chính ngạch được xếp theo
bậc, còn “thẩmphán ngoài ngạch” do
chánh án TAND Tối cao quy định.
Phương án thứ ba gồm
thẩmphán
TANDTối cao, thẩmphán cao cấp,
thẩm phán trung cấp, thẩm phán
sơ cấp
thẩm phán tòa quân sự
(cũng xếp theo bậc cao cấp - trung
cấp - sơ cấp).
Tại hội nghị,
nhiều ý kiến tán
thành phương án xóa bỏ phân
ngạch thẩm phán, tiến đến thống
nhất chức danh thẩm phán xét
xử ở các cấp tòa
với tiêu chuẩn
nghiêm ngặt do đích thân Chủ tịch
nước bổ nhiệm.
ÔngTrầnVănTú (nguyênphóchánh
án TAND Tối cao) phân tích: Quy
định hiện hành về chức danh thẩm
phán gồm thẩm phán TANDTối cao,
thẩm phán trung cấp và thẩm phán
sơ cấp đang bộc lộ rất nhiều hạn chế,
bất cập trong bổ nhiệm, phân công,
điều động thẩm phán.
Theo tổngkết thực
tiễn của TAND Tối
cao, bình thường các
thẩmphán sơ cấpxét
xử các vụ án thuộc
thẩm quyền của tòa
cấp quận - huyện
thì không có vấn đề gì. Nhưng khi
được điều động về công tác tại tòa
cấp tỉnh thì lại chưa có quy định nào
làm rõ rằng họ có được giải quyết,
xét xử án thuộc thẩm quyền của tòa
cấp tỉnh hay không? Thậm chí khi
cần điều động biệt phái một số thẩm
phán giỏi, có kinh nghiệm từ các tòa
cấp huyện, cấp tỉnh về bổ sung cho
các đơn vị nghiệp vụ của TAND Tối
cao thì sẽ phức tạp hơn: Họ phải từ
bỏ chức danh thẩm phán, chuyển đổi
sang chức danh thẩm tra viên. Rồi
khi họ trở về công tác tại các tòa thì
phải bổ nhiệm lại thẩm phán.
Cạnh đó, việc phân chia thẩm phán
ba cấp hiện nay tạo nên tình trạng
bất bình đẳng giữa những người có
thâm niên công tác, trình độ, năng
lực, phẩm chất chính trị như nhau.
Bởi lẽ nếu được bổ nhiệm làm thẩm
phán sơ cấp, trung cấp sẽ có thiệt thòi
về chính sách, chế độ đãi ngộ so với
thẩm phán TANDTối cao. Hơn nữa,
việc định ra chức danh thẩm phán sơ
cấp, trung cấp ít nhiều tạo ra cách
hiểu sai về trình độ, năng lực của
thẩm phán, làm giảm lòng tin, sự tín
nhiệm của người dân đối với thẩm
phán sơ cấp, trung cấp.
Thiếu tướngBạchThànhĐịnh (Phó
Giám đốc Công an TPHà Nội) cũng
ủng hộ quan điểm “không nên xếp
bậc thẩm phán sơ cấp, trung cấp vì
dễ tạo xu hướng tâm lý thẩm phán
tòa cấp dưới muốn lên tòa cấp trên
để được nâng bậc, đãi ngộ tương
xứng. Muốn tránh oan, sai thì rất cần
thẩm phán giỏi xét xử ở cấp sơ thẩm.
Cần tăng cường thẩm phán giàu kinh
nghiệm về cấp cơ sở để tạo ra mặt
bằng pháp lý tốt hơn, giảm bớt bất
công trong xã hội”.
Tạm thời có thẩmphán
cao cấp?
Chỉ nên quy định chức danh thẩm
phán TAND Tối cao và thẩm phán. Tuy
nhiên, hiện số lượng thẩmphánTAND
Tối cao khoảng 100 người, dự kiến tinh
gọn còn 15 người thì những người còn
lại tính sao? Không thể giáng cấp họ
về thẩm phán thông thường. Có thể
phải đề nghị Thường vụ Quốc hội có
nghị quyết xây dựng cơ chế chuyển
sang chức danh thẩm phán cao cấp
trong giai đoạn quá độ, sau khi số này
về hưu thì dừng hẳn chức danh thẩm
phán cao cấp.
Ông
TRẦNVĂN TÚ
,
nguyên Phó Chánh án
TAND Tối cao
Hai bị
cáo Minh
và Lợi
tại phiên
tòa. Ảnh:
X.VINH
Còkèxinbớt tiềncấpdưỡngnuôi con
bệnhtật
(PL)- TAND TP.HCM vừa bác kháng cáo
của ông NTN trong việc yêu cầu giảm 500.000
đồng tiền cấp dưỡng cho con trai mỗi tháng.
Trước đây, tháng 6-2013, ông N. đã nộp đơn
xin ly hôn bà P.T.Th. tại TAND huyện Củ Chi
(TP.HCM). Theo ông N., vợ chồng ông kết
hôn vào năm 2010, đến năm 2011 thì hai bên
phát sinh mâu thuẫn do bà Th. có lời lẽ xúc
phạm bên nội, không cho ông thăm, chăm sóc
con. Nhận thấy tình cảm vợ chồng không còn
nên ông muốn ly hôn. Ông đồng ý giao con
trai chung (SN 2011) cho bà Th. nuôi dưỡng,
mỗi tháng ông sẽ chu cấp cho con 1 triệu đồng.
Bà Th. đồng ý ly hôn nhưng trình bày lỗi
đổ vỡ hôn nhân không phải từ phía bà mà
do gia đình chồng có các đòi hỏi vô lý như
mỗi tháng bắt bà phải đưa 3 triệu đồng. Mỗi
khi chồng vắng nhà, bà phải báo cáo cho chú
chồng theo yêu cầu của người này, mặt khác
ông N. không quan tâm chăm sóc con. Bà Th.
cũng đồng ý nuôi con nhưng yêu cầu ông N.
phải cấp dưỡng 2 triệu đồng/tháng. Bởi lẽ chi
phí nuôi con mỗi tháng khoảng 4 triệu đồng,
ngoài ra mỗi tháng cháu bé còn phải đi bệnh
viện mất vài triệu đồng vì bị trào dịch tiêu hóa.
Ông N. thừa nhận con trai có bệnh phải chữa
trị tốn kém, phải uống sữa ngoại đắt tiền nhưng
khả năng của ông không thể cấp dưỡng hơn.
Xử sơ thẩm, TAND huyện Củ Chi đã chấp nhận
cho vợ chồng ông N. và bà Th. ly hôn. Tòa xét
các chi phí cần thiết, buộc ông N. hằng tháng có
trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con 1,5 triệu đồng.
Ngay sau đó, ông N. kháng cáo xin bớt tiền
cấp dưỡng. Cuối cùng, tòa án cấp phúc thẩm
đã y án sơ thẩm vì theo tòa, số tiền cấp dưỡng
1,5 triệu đồng/tháng so với việc nuôi một cháu
bé phải lui tới bệnh viện chữa trị hằng tháng
không đáng là bao.
HOÀNG YẾN
Theo bà Lê Thị Thu Ba (Phó Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương), đã là thẩm
phán thì phải chuyên nghiệp trong ngành tòa án, sao còn có “thẩm phán ngoài ngạch”!
Ảnh: HTD
Chỉ rờ rẫmcũng bị tội
(PL)- TAND thị xã DĩAn (Bình Dương) vừa
tuyên phạt Nguyễn Tấn Hữu Hạnh bảy tháng
tù về tội dâm ô đối với trẻ em, buộc Hạnh bồi
thường cho nạn nhân 11,5 triệu đồng tiền tổn
thất tinh thần (10 tháng lương cơ bản).
Hạnh và PTBH (SN 2003) quen nhau từ
tháng 9-2013. Chiều 18-10-2013, khi Hạnh
đang làm thợ hàn ở quận Thủ Đức (TP.HCM)
thì H. gọi điện thoại rủ đi chơi. Hạnh đã lấy xe
máy chở H. đi dạo, đi uống nước, chơi game
đến 22 giờ thì ra về. H. sợ về khuya bị mẹ la
mắng nên khi Hạnh đề nghị thuê khách sạn
ngủ thì H. đồng ý. Hạnh chở H. đến thị xã Dĩ
An thuê phòng ngủ. Vào phòng, Hạnh cởi áo
ngồi trên ghế xem tivi, thấy H. nằm ngửa trên
giường nên nảy sinh ý định đen tối. Tuy nhiên,
Hạnh chỉ rờ rẫm chứ không dám làm gì hơn vì
sợ ở tù. Sau đó cả hai ôm nhau ngủ đến sáng.
Về nhà, H. kể cho mẹ nghe và mẹ của H. đã
báo công an.
KIM PHỤNG
Án nặng cho hai kẻmua bánma túy
(PL)- TAND tỉnh Bình Định vừa tuyên phạt
Lê Thành Minh 10 năm tù, Trần Văn Lợi sáu
năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Từ tháng 5-2013 đến tháng 9-2013, Minh
đã chín lần đến ngã tư An Sương (TP.HCM)
mua tổng cộng 200 gói methamphetamine.
Minh sử dụng hết 37 gói, còn 163 gói bán lại
cho Lợi để lấy hơn 95 triệu đồng. Sau khi lấy
hàng từ Minh, Lợi sử dụng 41 gói, bán 122
gói cho các con nghiện ở TP Quy Nhơn để
lấy hơn 134 triệu đồng.
XUÂN VINH
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook