059 - page 16

intạitp.hcm,cầnthơ
Giá:
bangànbảytrămđồng
16
thứhai
10 - 3 - 2014
Quoc te
Bình luận &
Phân tích
Thế giới
24 giờ
MỹnêngiúpTrungQuốcduytrì hiệntrạngởbiểnHoaĐông
3
máy bay Trung Quốc gồm một máy bay tuần tra Y-8
và hai máy bay ném bom H-6 đã bị máy bay Nhật bay
chặn ngày 9-3. Bộ Quốc phòng Nhật cho biết máy bay
Trung Quốc không xâm phạm không phận Nhật.
TNL
CHDCNDTriềuTiên bầu cử
Hội nghị nhân dân tối cao
Hãng tinYonhap (Hàn Quốc) đưa tin ngày 9-3, người
dân CHDCND Triều Tiên đã tham gia cuộc bầu cử Hội
nghị nhân dân tối cao (Quốc hội) khóa 12
(ảnh)
. Đây
là cuộc bầu cử Hội nghị nhân dân tối cao đầu tiên dưới
thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Bầu cử Hội nghị nhân dân tối cao tại CHDCND
Triều Tiên diễn ra theo nhiệm kỳ năm năm. Lần gần
nhất được tổ chức vào ngày 8-3-2009. Tổng cộng có
687 khu vực bầu cử. Mỗi khu vực bầu cử chỉ chọn
một ứng cử viên duy nhất. Cử tri chọn lựa đồng ý hay
không đồng ý. Ai đồng ý thì bỏ lá phiếu màu trắng. Ai
không đồng ý sẽ gạch tên ứng cử viên.
Kết quả bầu cử Hội nghị nhân dân tối cao sẽ được
công bố vào chiều 10-3. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ứng
cử ở đơn vị bầu cử số 111 thuộc khu vực núi Paekdu,
đỉnh cao nhất trên bán đảo Triều Tiên, sinh quán của
cố Chủ tịch Kim Jong-il.
Giới chuyên gia quốc tế đang quan sát chặt chẽ kết
quả cuộc bầu cử Hội nghị nhân dân tối cao lần này ở
CHDCND Triều Tiên để xem ai đã bị xóa sổ sau sự
kiện nhà lãnh đạo Kim Jong-un chỉ đạo xử tử người
chú dượng Jang Yong-seok hồi tháng 12 năm ngoái.
Một nhà nghiên cứu thuộc Viện Hòa bình và Thống
nhất (ĐH quốc gia Seoul của Hàn Quốc) nhận định
nhiều khả năng CHDCND Triều Tiên đã tái cấu trúc
quyền lực trước cuộc bầu cử.
DUY KHANG
l
Trung Quốc:
Chỉ 3/74 thành phố đáp ứng tiêu
chuẩn chất lượng không khí trong năm 2013 gồm Hải
Khẩu (tỉnh Quảng Đông), Chu San (tỉnh Chiết Giang)
và Lhasa (thủ phủ Tây Tạng).
(THX)
l
Trung Đông:
Trả lời kênh truyền hình France 24
(Pháp) ngày 8-3, Thủ tướng Irak Nouri al-Maliki đã lên
án SaudiArabia là nguồn ủng hộ chủ chốt của chủ nghĩa
khủng bố trong thế giới Ả Rập và ở các nước khác.
l
Afghanistan:
PhóTổng thống thứ nhất Mohammad
Qasim Fahim đã từ trần theo thông báo ngày 9-3 của
người phát ngôn tổng thống. Quốc tang trong ba ngày
sẽ được tổ chức. Cả nước treo cờ ru.
(AP).
TNL
Trên tạp chí
The Diplomat
(Nhật), Trợ lý giáo sư khoa học chính
trị Kai He ở ĐH Utah (Mỹ) nhận định muốn duy trì hòa bình trên
biển Hoa Đông, Mỹ nên giúp Trung Quốc (TQ) giữ thể diện, duy trì
hiện trạng tại biển Hoa Đông, mặt khác kêu gọi Nhật ngừng kế
hoạch sửa đổi hiến pháp trước khi quá trễ.
Chuyên gia Kai He nhận định thách thức chính trị đầu tiên của
Chủ tịch Tập Cận Bình là động thái quốc hữu hóa quần đảo tranh
chấp Senkaku/Điếu Ngư của Nhật. Để hạ nhiệt trong nước, ông
Tập Cận Bình phải chọn lập trường cứng rắn. Căng thẳng ngày
càng gia tăng khi TQ thiết lập vùng nhận dạng phòng không vào
tháng 11-2013 và chuyến thăm đền chiến sĩ trận vong Yasukuni
của Thủ tướng Shinzo Abe.
Nhiều người cho rằng ông Tập Cận Bình sử dụng vụ tranh chấp
Senkaku/Điếu Ngư để củng cố quyền lực. Điều này đúng vào cuối
năm 2012 khi thế lực của ông đang trong giai đoạn chuyển tiếp.
Tuy nhiên, sau khi đã củng cố được vị trí, ông đang tìm cách hạ
nhiệt căng thẳng với Nhật. Theo chuyên gia Kai He, thực ra những
gì ông Tập Cận Bình muốn trên biển Hoa Đông là sự nhượng bộ
đôi chút của Nhật.
Về phía Thủ tướng Shinzo Abe, suy đoán hợp lý đầu tiên là ông
mongmuốn khiêu khích TQđể có thể gia tăng danh tiếng của ông,
ít nhất là trong nước. Tuy nhiên, theo chuyên gia Kai He, Thủ tướng
Shinzo Abe cần biết rằng sự ủng hộ trong nước dành cho ông dựa
trên kinh tế trong nước chứ không phải dựa trên chiến thuật của
ông đối với Bắc Kinh.
Là lãnh đạo bảo thủ, Thủ tướng Shinzo Abe ấp ủ giấc mơ chính
trị lấy lại trạng thái bình thường của Nhật thông qua thay đổi
hiến pháp do Mỹ áp đặt sau chiến tranh. Ông sẽ chọn thời điểm
bãi bỏ điều 9 của hiến pháp để cho phép Nhật tự do thực hiện sức
mạnh quân sự.
Tại quầnđảoSenkaku/ĐiếuNgư, ông sửdụng thái độkhiêukhích
của TQ để minh chứng cho nhu cầu sửa đổi hiến pháp. Một mặt
ôngdùng chiêubài chủquyềnđể dập tắt phảnđối trongnước, mặt
khác ông đưa ra hiệp ước an ninh để lôi Mỹ vào cuộc. Nói chung
ông không có thái độ mềm mỏng với TQ. Có thể trong tương lai
ông sẽ còn làm leo thang căng thẳng.
Trước nguy cơ xung đột Nhật-Trung, Mỹ đã cử quan chức đến
Tokyo và Bắc Kinh để xoa dịu tình hình, tuy nhiên Mỹ đã không
thành công. Theo chuyên gia Kai He, nếumuốn duy trì hòa bình và
ổn định tại châu Á, Mỹ cần sử dụng sức mạnh và tầm ảnh hưởng
của mình ngăn chặn kế hoạch sửa đổi hiến pháp của Nhật, đồng
thời thuyết phụcNhật thừanhận có tranh chấp với TQ tại Senkaku/
Điếu Ngư. Việc này không làm thay đổi quyền kiểm soát của Nhật
đối với quần đảo này nhưng sẽ giúp Trung Quốc giữ thể diện.
DUY KHANG
Đoàn xe ch quân tiến vào Simferopol (thủ phủ Crimea) đêm 8-3. Ảnh: REUTERS
Crimeakhôngđàm
phánvới Kiev
Ngađangxemxét cấmMỹgiámsát vũkhí hạtnhâncủaNga.
DUY KHANG - TNL
N
gày 9-3, nước cộng
hòa tự trị Crimea
(thuộc Ukraine) đã
tuyên bố bác bỏ khả năng
đàm phán với chính phủ tạm
quyền ở Kiev.
Hãng tin RIA Novosti
(Nga) dẫn lời người phát
ngôn Quốc hội Crimea cho
hay chính phủ tạm quyền ở
Kiev là không hợp pháp bởi
đã dùng súng đạn và dao găm
để tạo quyền lực; Crimea chỉ
chấp nhận đàm phán với một
chính phủ hợp pháp.
Về việc Crimea sáp nhập
vào Nga, người phát ngôn nói
nếu quyết định sáp nhập vào
Nga được nhất trí qua trưng
cầu dân ý vào ngày 16-3 tới,
quá trình sáp nhập sẽ hoàn tất
trong vòng một tháng.
Trongkhiđó,báochíphương
Tây ghi nhận Nga đang nỗ
lực gia tăng hoạt động quân
sự tại Crimea. Vì lẽ đó, Ba
Lan đã sơ tán lãnh sự quán
tại Sevastopol.
Báo
Daily Mail
(Anh)
tường thuật đêm 8-3 (giờ địa
phương), lực lượng Nga đã
bắn ít nhất ba phát súng cảnh
báo đoàn xe chở 54 quan sát
viên quốc tế (29 nước) thuộc
Tổ chức An ninh và Hợp tác
châu Âu nhằm ngăn chặn
nhóm này tiến vào Crimea.
Rất may không ai bị thương.
Phái đoàn quan sát viên
buộc phải trở lui. Các sĩ quan
chỉ huy ở trạm kiểm soát trên
đường chính dẫn vào Crimea
cho rằng Tổ chứcAn ninh và
Hợp tác châu Âu không có
thẩm quyền vào khu vực này.
Như vậy đây là ngày thứ
ba liên tiếp phái đoàn quan
sát viên quốc tế vẫn chưa thể
vào Crimea.
Cùng ngày, một máy bay
giám sát nhỏ của lực lượng
biên phòng Ukraine bay trên
Hãng tin RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao
Nga nhận định Mỹ đang áp dụng chính sách “bên trọng
bên khinh”. Tháng 7-2009, Mỹ đã trao cho Tòa án hình
sự quốc tế văn bản nhận định nguyên tắc toàn vẹn lãnh
thổ không ngăn cản các thực thể phi nhà nước tuyên bố
độc lập một cách hòa bình. Quy chiếu theo đó, tòa án
đã công nhận tuyên bố độc lập đơn phương của Kosovo
(tách rời khỏi Serbia) là hợp pháp. Hiện nay đối với tình
hình Crimea, Mỹ lại đưa ra quan điểm khác hẳn.
Tiêu điểm
100
binh sĩ có vũ trang của Nga
đang giám sát chặt chẽ khu
vực căn cứ hải quân Ukraine
ở Novoozernoye (Crimea).
khu vực biên giới Crimea ở
độ cao 1.000 m cũng bị bắn
cảnh cáo. Ba người trên máy
bay vô sự.
Đáng lưu ý là tối 8-3, lực
lượngNga đã gàimìn gần trạm
kiểmsoát lối vàoCrimea ởgần
làng Chongar và Nikolaeka.
Trong khi đó, phóng viên
hãng tinReuters đã chụp được
hình ảnh đoàn xe chở hàng
trăm binh sĩ Nga tiến vào căn
cứ quân sự ở Simferopol (thủ
phủ Crimea) vào đêm 8-3.
Đoàn xe 67 chiếc gồm xe
tải, xe bọc thép (tám chiếc),
xe cứu thương, xe chở nhiên
liệu và cả nhà bếp di động.
Tháp tùng đoàn xe là hàng
trăm binh sĩ trang bị vũ khí
hạng nặng.
Cũng theo Reuters, cùng
lúc đó một toán binh sĩ Nga
đi xe tải tiến vào trạm phòng
thủ tên lửa ở Sevastopol và
kiểm soát khu vực này. Tại
căn cứ hải quân Ukraine ở
Novoozernoye, 100 binh sĩ
có vũ trang của Nga đang
giámsát chặt chẽ khu vực này.
Trên bình diện quốc tế,
báo
The Independent
(Anh)
đưa tin hôm 9-3, Công đảng
đã kêu gọi Thủ tướng David
Cameron gia tăng lệnh trừng
phạt đối với Nga. Công đảng
nhận định các biện pháp
trừng phạt của Anh và Liên
minh châu Âu hiện nay còn
yếu đuối, chưa đủ gây sức
ép với Nga.
Công đảng kêu gọi Anh và
các đối tác châuÂu đưa ra các
biện pháp khẩn cấp thúc ép
Nga rút quân khỏi Crimea và
trì hoãn đàm phán gia nhập
Tổ chức Phát triển và hợp tác
kinh tế với Nga đồng thời loại
Nga ra khỏi nhóm G8.
Trong khi đó, hãng tin RIA
Novosti (Nga) đưa tinBộQuốc
phòng Nga đang xemxét lệnh
cấm Mỹ giám sát vũ khí hạt
nhân của Nga theo hiệp ước
START mới về cắt giảm vũ
khí chiến lược. Hiệp ước này
quy định về thỏa thuận giám
sát kho vũ khí hạt nhân lẫn
nhau đến giữa năm 2021.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook