059 - page 7

7
thứhai
10 - 3 - 2014
Ban doc
Chương trình
“Vì học sinh
Trường Sa
thân yêu” -
Giai đoạn 2: Xây
trường trên đảo
SinhTồn
Mongnhậnđượcsựđónggópcủacácdoanhnghiệp,
cơ quan, tổ chức và đồng bào trong và ngoài nước.
uuu
Địa chỉ tiếp nhận:
l
quỹ học bổng vừ a dính
13-15-17 Trương Định, phường 6, quận 3, TP.HCM
ĐT: 0866741106 - 0903669564 (bà Vân Thủy)
l
báo
pháp luật tp.Hcm
34 Hoàng Việt, quận Tân Bình, TP.HCM
ĐT: 08.39910101 - 08.39919613
l
Hoặc chuyển qua ngân hàng theo tài khoản
báo
Pháp Luật TP.HCM
* Tài khoản: 102010001575486, Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 10, TP.HCM.
Swif code:
ICBVVNVX940 (mã chuyển tiền dành
cho nước ngoài)
* Nội dung chuyển khoản: Ủng hộ chương trình
“Vì học sinh Trường Sa thân yêu” - Giai đoạn 2.
Trân trọng cảm ơn.
Mảnh đất rừng hai nhà tranh chấp gay gắt hóa ra lại là đất công, Nhà nước chưa cấp
quyền sử dụng cho bất kỳ ai. Ảnh: LÊ PHI
Tranh chấpnhầm
đất công
Địaphươngđãhòagiải hết lời, thậmchí cònsẵnsàngđứngrachiađôimảnhđất
kiachocôngbằngnhưngvẫnkhôngai chịuai.
LÊ PHI
Ô
ng Tô Văn Giác (xã
QuếThọ, huyệnHiệp
Đức, Quảng Nam)
trình bày 20 năm trước, ông
được huyện giao cho một lô
đất để trồng rừng, phủ xanh
đất trống đồi trọc. Tuy nhiên,
năm 2005, vợ chồng ông Tô
Tấn Tuyển lại đến chặt cây
của ông rồi trồng nghệ khiến
hai bên tranh chấp. “Tôi đã
được huyện giao đất, có giấy
tờ rõ ràng đây. Mảnh đất ấy là
của tôi và nhiều năm qua tôi
đã trồng cây, thu hoạch. Có
rất nhiều người làm chứng”
- ông Giác khẳng định.
Trong khi đó, ông Tuyển
khẳng định đất trên là ôngmua
của người anh vợ. Cây trong
mảnh rừng do anh vợ trồng.
Do hai bên không ai chịu
ai nên đành phải đưa nhau ra
tòa. Sau nhiều lần hòa giải,
mới đây TAND tỉnh Quảng
Nam đã quyết định đình chỉ
giải quyết yêu cầu khởi kiện.
Nguyên do là qua thu thập
chứng cứ, phía ủy ban huyện
xác định mảnh đất hai bên
tranh chấp là đất công.
Ông Giác thắc mắc tòa xử
trên cơ sở kết luận của huyện
là không khách quan. Ông
không hiểu từ cơ sở nào mà
huyện lại kết luận như vậy.
Có thể do thấy hai bên tranh
chấp gay gắt nên huyện mới
xác định là đất công chứ
thực tế đất đã giao cho ông
từ trước nay.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
về tranh chấp này,
ông Nguyễn Mậu Hẹn, Chủ
tịch UBND xã Quế Thọ, cho
biết: Trước đó, UBND huyện
Hiệp Đức đã chỉ đạo Phòng
TN&MT huyện về đo vẽ lại
diện tích đất thực tế đang tranh
chấp giữa ông Giác và ông
Tuyển để làm căn cứ xử lý.
Kết quả mảnh đất rừng mà
chín năm qua hai bên tranh
chấp, ai cũng khăng khăng
cho rằng là của mình là đất
công. Do vậy, ngày 3-12-2013,
UBND huyện Hiệp Đức kết
luận: “Thửa đất cấp cho ông
Giác trong năm 1994 (0,8
ha theo diện phủ xanh đất
trống đồi núi trọc - PV) với
thửa đất đang xảy ra tranh
chấp giữa ông Giác và ông
Tuyển ở hai vị trí khác nhau,
có tọa độ khác nhau và cách
nhau 272 m. Mảnh đất đang
tranh chấp giữa ông Giác và
ông Tuyển hiện chưa được
cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao hoặc cấp cho ai”.
Sau đó huyện đã gửi kết luận
này cho tòa làm căn cứ giải
quyết vụ án.
“Vụ việc khiến chúng tôi
đau đầu. Đó là mảnh đất
không có giá trị, chẳng ai
mua. Rất nhiều lần chúng
tôi mời hai gia đình lên hòa
giải rồi. Thậm chí lãnh đạo
xã còn đứng ra làm trung gian
để chia đôi mảnh vườn ấy cho
mỗi bên một nửa mà họ vẫn
không chịu.Ai cũng cho rằng
mình là chủ mảnh đất rừng
đó. Hiện nay chúng tôi cũng
rất mệt vì nhà này thấy nhà
kia vào rừng chặt cây là cứ
chạy lên xã gọi cán bộ xuống
làm việc. Cán bộ địa chính xã
phải đi xử lýmiết nên rất ngao
ngán. Chúng tôi sẽ cố hòa giải
đôi bên và mong họ kết thúc
tranh chấp, đừng khiến cho
quan hệ làng xóm thêm xấu
đi” - ông Nguyễn Mậu Hẹn
mong mỏi.
Xâydựngnhà
làmảnhhưởng
nhàbêncạnh
Tháng 10-2013, căn nhà số 748/13/2 đường Thống
Nhất (phường 15, quận Gò Vấp, TP.HCM) của ông
Trần Trọng Minh xây dựng mới làm ảnh hưởng đến
nhà bà. Căn nhà của ông Minh xây lấn qua cột mặt
tiền nhà bà. Ngoài ra, trong quá trình thi công nhà
bên đã khiến nhà bà bị nứt nhiều chỗ, có vết lớn,
vết nhỏ. Nhiều lần gia đình bà gửi đơn đến UBND
phường yêu cầu xử lý nhưng đến nay vẫn chưa giải
quyết xong khiến gia đình bà thấy bất an. Bà đề nghị
chính quyền phải nhanh chóng xử lý dứt điểm” - bà
Nguyễn Thị Kim Dung (phường 15, quận Gò Vấp)
phản ánh.
Ông
Nguyễn Qu c Việt
,
Phó Chủ tịch UBND
phường 15, quận Gò Vấp
, cho biết: Chúng tôi đã
tiếp nhận phản ánh của bà Dung. Ngay sau khi nhận
được đơn của bà, chúng tôi đã cử lực lượng xuống
kiểm tra và ghi nhận những vết nứt trên tường nhà
bà. Từ khi xác minh sự việc đến nay, phường đã yêu
cầu đơn vị thi công nhà ông Minh ngưng xây dựng
và khắc phục hậu quả.
Còn việc tranh chấp cây cột thì Thanh tra Sở Xây
dựng có xuống kiểm tra, kết luận tuy căn nhà trên xây
dựng sai một số chi tiết trong giấy phép nhưng tại phần
diện tích mà bà Dung phản ánh thì không vi phạm nên
không thể xử lý gì được. Vụ việc này chúng tôi đã hòa
giải nhiều lần cho bà Dung hiểu nhưng phía bà Dung
vẫn không đồng ý nên đã hướng dẫn gia đình bà kiện
ra tòa để được giải quyết.
VÕ HÀ
Giải quyết trợcấpthôi việc
theoquyđịnhnào?
Cơ quan
tra lơi
Lịch tư vấn pháp luật miễn phí
của báo
Pháp Luật TP.HCM
(ngày thứ Hai, thứ Ba)
Sáng:Từ8giờđến11giờ;chiều:Từ14giờđến16giờ30.
Địa điểm: 34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình,
TP.HCM.
Thứ Hai, 10-3
Sáng:
Các luật sư NGUYỄN THANH MINH (dân sự,
nhà đất, khiếu nại tố cáo), NGUYỄN MINH LUẬN
(dân sự, hình sự, kinh tế).
Chiều: Các luật sư LÊ BỬU THÀNH (dân sự, nhà đất,
hình sự), NGÔMINHTRỰC (dân sự, hình sự, kinh tế).
Thứ Ba, 11-3
Sáng:
Các luật sư LÊ LIÊM (dân sự, hình sự, kinh
tế, nhà đất), DƯƠNG VĂN GIÀU (nhà đất, hình sự).
Cơ quan tôi có trường hợp nghỉ việc từ tháng 1-2014
như sau:
Trường hợp 1
, có thời gian làm việc từ 12 tháng trở lên có
tháng lẻ tính đến 31-12-2008. Thôi việc từ 28-1-2014. Tổng
thời gian làm việc từ 1-10-2007 đến 31-12-2008 là 15 tháng;
thời gian làm việc từ 1-1-2009 đến 28-1-2014 được hưởng
trợ cấp thất nghiệp.
Trường hợp 2
, thời gian làm việc có tháng lẻ tính từ 31-
12-2008 đến 25-1-2014. Thời gian làm việc từ 1-1-2009 đến
25-1-2014 được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian làm
việc từ 1-11 đến 31-12-2008 là hai tháng lẻ.
Hiện nay chế độ trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều
48 Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn khác. Tuy
nhiên, các văn bản hướng dẫn cũ đã được thay thế và hết hiệu
lực tính đến tháng 12-2013 gồm NĐ 44/2003, TT 21/2003
và TT 17/2009. Vậy cơ quan tôi phải giải quyết quyền lợi
cho người lao động trên cơ sở nào hay phải chờ có hướng
dẫn mới của Bộ LĐ-TB&XH?
Phương Thảo
(Phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM)
Ông
NguyễnTấtNăm
-
Trưởng phòng Pháp chế, Sở
LĐ-TB&XH TP.HCM
trả lời: Trường hợp 1, thời gian làm việc
từ 1-10-2007 đến 28-1-2014, tổng cộng là: 76 tháng. Trong
đó: Tổng thời gian làm việc từ 1-10-2007 đến 31-12-2008
là 15 tháng do người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi
việc. Thời gian làm việc từ 1-1-2009 đến 28-1-2014 được
hưởng trợ cấp thất nghiệp do BHXH chi trả.
Trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc của người sử dụng lao
động được thực hiện như quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao
động là một năm làm việc được trợ cấp thôi việc 1/2 tháng
lương (tiền lương tính bình quân của sáu tháng liền kế trước
khi chấm dứt hợp đồng lao động). Trong trường hợp này thì
người lao động còn dư ba tháng, được tính thành 1/2 năm
theo quy định của Thông tư 17/2009 của Bộ LĐ-TB&XH
và được trả trợ cấp thôi việc 1/4 tháng lương. Thông tư
21/2003 của Bộ LĐ-TB&XH và Thông tư 17/2009 của Bộ
LĐ-TB&XH hết hiệu lực từ ngày 10-12-2013 và thay thế
bằng Thông tư 30/2013. Tuy nhiên, Thông tư 30 thì phạm
vi điều chỉnh không quy định về chi trả trợ cấp thôi việc mà
chỉ hướng dẫn thi hành những nội dung khác (
việc tham gia
BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp…
). Do đó việc chi trả
cho trường hợp trên là vẫn đúng quy định. Tóm lại, đối với
trường hợp 1, người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc
cho người lao động là: 1/2 + 1/4 = 3/4 tháng lương.
Trường hợp 2, thời gian làm việc từ 1-11-2008 đến 25-1-
2014 tổng thời gian làm việc là 63 tháng. Trong đó: Thời gian
làm việc từ 1-11-2008 đến 31-12-2008 là hai tháng được tính
thành 1/2 năm theo quy định của Thông tư 17/2009 của Bộ
LĐ-TB&XH và được trả trợ cấp thôi việc 1/4 tháng lương.
Thời gian làm việc từ 1-1-2009 đến 25-1-2014 được hưởng
trợ cấp thất nghiệp do BHXH chi trả.
NHƯ NGHĨA
ghi
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook