059 - page 11

11
thứhai
10 - 3 - 2014
NGUYỄNĐÌNH BÍCH,
Viện Nghiên cứu Thương
mại (Bộ Công Thương)
T
rong điều kiệnmở cửa,
thị trường trong nước
và thị trường thế giới
không khác gì những chiếc
bình thông nhau là mấy, việc
những loại cây trồng truyền
thống không đủ sức cạnh tranh
hầu như đã bị “xóa sổ” đã có
tiền lệ ở nước ta. Có thể nói
cây đậu nành đứng trước nguy
cơ biến mất khi Việt Nam
tham gia vào Hiệp định Đối
tác thương mại xuyên Thái
Bình Dương (TPP).
Thế mạnh thành...
yếu thế
Các số liệu thống kê của
nước ta cho thấy diện tích
đậu nành đã giảm rất rõ ràng,
năm 2013 vừa qua chỉ còn
118.000 ha, giảm tới 42% so
với năm ngoái. Có thể khẳng
định rằng nguyên nhân dẫn
đến việc diện tích đậu nành
“rơi tự do” như vậy không
phải là do nhu cầu tiêu dùng
đậu nành của nước ta giảm.
Bởi lẽ nếu như trong những
năm của thập niên 1990 cũng
có năm chúng ta phải nhập
khẩu đậu nành nhưng lượng
nhập cũng không lớn, còn
từ năm 2000 đến nay không
năm nào là không phải nhập
khẩu. Đặc biệt hơn nữa, chỉ
trong tháng 12 năm ngoái
và tháng 1-2014, lượng đậu
nành nhập khẩu “đổ bộ” vào
thị trường trong nước đã
ngang bằng tổng sản lượng
sản xuất của nước ta trong
hai năm vừa qua.
Không những vậy, để đáp
ứng nhu cầu sản xuất thức
ăn chăn nuôi cũng tăng quá
nhanh, hằng
năm chúng
t a cũng đã
p h ả i n h ậ p
khẩu lượng
khô dầu đậu
nành lớn, gấp
7,7lầnsảnxuất
trong nước.
Điều cũng rất đáng lưu ý ở
đây, dù là phế thải của ngành
sản xuất dầu ăn nhưng vẫn
là loại nông sản rất có giá.
Với lượng nhập khẩu bình
quân mỗi năm hơn 2,4 triệu
tấn, nước ta đã phải chi ra
khoản ngoại tệ khổng lồ gần
1 tỉ USD/năm.
Cụ thể, theo số liệu thống
kê của Tổ chức Nông lương
Liên Hiệp Quốc (FAO), nếu
như trong năm 2001 chúng
ta mới phải nhập khẩu 0,5
triệu tấn nguyên liệu thức
ăn chăn nuôi này thì năm
2011 lên tới 2,7-2,8 triệu tấn.
Năm 2013, theo số liệu của
Bộ NN&PTNT, nếu tính cả
lượng nhập khẩu bắp, đậu
nành và lúa mì Việt Nam
đã chi ra trên 4 tỉ USD nhập
thức ăn chăn nuôi và các loại
nguyên liệu.
Từ thực tế đó, nếu không
tăng mạnh, thậm chí tăng
vọt diện tích,
sản lượng đậu
nành thì đồng
nghĩa với việc
nôngdânnước
ta sẽ trở thành
khán giả bất
đắc dĩ đứng
ngoài nhìn thị
trường “béo bở” có nhu cầu
ngày càng phình to rất nhanh
này rơi vào tay doanh nghiệp
nước ngoài.
Cùngmột“cănbệnh”
Có lẽ không ít người Việt
Nam chúng ta vẫn còn chưa
quên chuyện cây bông vải
đã từng được kỳ vọng là thứ
cây công nghiệp “đầu bảng”
của nước ta rất sớm. Đó là
ngay sau khi đất nước thống
nhất, vị trí mà Nhà nước ta
đặt ra cho cây bông chỉ sau
cây lương thực. Thế nhưng
trên thực tế, trong khi ngành
dệt may trở thành ngành
công nghiệp mũi nhọn đạt
kim ngạch xuất khẩu thuộc
hàng nhất nhì của nước ta
trong những năm qua, còn
cây bông thì vẫn hết sức èo
uột. Không dưới một lần cây
bông vải được tái khẳng định
là sẽ phát triển mạnh nhưng
cho đến nay nó còn èo uột
hơn cả cây đậu nành. Hiện
tại, tuy không tuyên bố “khai
tử” cây công nghiệp được
kỳ vọng trong nhiều thập kỷ
này nhưng việc nó hầu như
đã bị lãng quên là điều rất
dễ hiểu. Cho dù có thu gom
được toàn bộ số bông sản
xuất cả năm thì quá lắm nó
cũng chỉ đủ cho ngành công
nghiệp dệt may rất “hoành
tráng” của chúng ta sử dụng
trong… vài ngày.
Quay lại cây đậu nành,
hiện chưa thể khẳng định một
cách chắc chắn sẽ có cùng số
phận như cây bông hay không
nhưng kết cục như vậy cũng
hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi
lẽ, nếu so với năng suất bình
quân của thế giới, những tiến
bộ trong việc cải thiện năng
suất đậu nành của chúng ta
quá chậm không khác gì cây
bông là mấy. Năng suất đậu
nành có chậm chạp nhích lên
thì giờ cũng chỉ bằng 61%
năng suất bình quân của thế
giới. Đó là còn chưa kể so
với năng suất của các cường
quốc xuất khẩu các loại nông
sản này nhưMỹ còn thấp hơn
rất nhiều.
Ngoài ra, thua về giá đã
“hạ đo ván” các cây trồng
trong nước. Giá đậu nành
nước ta hiện vẫn treo ở mức
cao 22.000-26.000 đồng/kg,
trong khi giá đậu nành nhập
khẩu trong hai tháng qua chỉ
dao động xung quanh 12.000
đồng/kg. Khoảng cách “mênh
mông” đó cho phép suy đoán
rằng đậu nành “Made in
Vietnam” hầu như chỉ phục
vụ nhu cầu tiêu dùng nhỏ lẻ
tại chỗ. Còn thị trường dầu
ăn và thức ăn chăn nuôi rộng
lớn thì không thể tiếp cận
được mà nhường lại cho nước
ngoài, cụ thể trong TPP sẽ
là đậu nành Mỹ và các quốc
gia Nam Mỹ.
Rõ ràng trong điều kiện
mở cửa để hội nhập, bên
cạnh chất lượng, năng suất
đủ cao và giá hợp lý là “chìa
khóa” để bảo đảm sức cạnh
tranh, bởi chỉ có như vậy thì
những cây trồng nội địa mới
có chỗ đứng trên chính “sân
nhà”. Nếu Việt Nam tiếp tục
ngập ngừng như trong phát
triển cây đậu nành hay các
cây trồng nội địa không thể
cạnh tranh lại hàng nhập
khẩu như bắp, mía, ca cao…
cũng sẽ khó tránh khỏi kết
cục tương tự.
Nhiều loại cây trồng
chịu sức ép từTPP
Nhiều loại cây trồngnội địanhưđậunành, cacao,mía... sẽcónguycơbiếnmất
khiViệtNamthamgiacáchiệpđịnhthươngmại.
Thưc phẩmrơt giamanh do
sứcmua thấp
(PL)- Ngay 9-3, ghi nhân gia ca thưc phâm tai môt sô
chơ tại TP.HCM cho thây gia thưc phâm bi rơt manh,
đặc biệt là các mặt hàng rau củ. Cac tiêu thương cho
biêt tư têt đên nay khach văng nên gia hang hoa cung
bi keo giam theo. Đai diên Chơ đâu môi nông san Thu
Đưc cho biêt hiên lương hang vê chơ ôn đinh đat 2.600
tân. Gia môt sô măt hang giam manh như xa lach bup
5.000 đông/kg, bông cai xanh 16.000 đông/kg, khoai
tây Đa Lat 17.000 đông/kg…
Ông Nguyên Đăng Phu, Pho Giam đôc Chơ đâu môi
Binh Điên, cho hay gia rau cu thơi điêm nay rơt gia la
do nguôn cung qua dôi dao. Ngươi dân thây măt hang
nao co lơi trươc măt la trông ô at, đên mua thu hoach
qua nhiêu lai ban đô ban thao.
TÚ UYÊN
Tổ chức tuần lễ hỗ trợ
quyết toán thuế
Theo Cục Thuế TP.HCM, ngành thuế sẽ tổ chức tuyên
truyền hướng dẫn cho các tổ chức và cá nhân những
quy định về chính sách và các thủ tục liên quan đến
việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp.
Đồng thời sẽ hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp việc gửi
hồ sơ quyết toán thuế qua mạng Internet. Chương trình
sẽ bắt đầu từ ngày 24 đến 30-3 tại văn phòng Cục Thuế
và 24 chi cục Thuế quận, huyện trên địa bàn. Trước đó,
trong năm 2013, lần đầu tiên thực hiện tuần lễ hỗ trợ
người nộp thuế quyết toán thuế, Cục Thuế TP đã hỗ trợ
30.558 lượt người về chính sách thuế, giải quyết 20.205
hồ sơ quyết toán thuế của cá nhân và doanh nghiệp.
TB
Kinh te
Nhập kh u đậu nành, bắp
tăng“chóngmặt”
Chỉ trong hai tháng đầu năm 2014, khối lượng đậu
nành đã đạt 211.000 tấn, giá trị nhập khẩu đạt 123 triệu
USD, tăng 53% về lượng và 45% về giá trị so với cùng kỳ
năm 2013. Đối với bắp, lượng nhập khẩu mặt hàng này
mới hai tháng đầu năm đã đạt 1,26 triệu tấn, giá trị nhập
khẩu đạt 326 triệu USD, tăng gần gấp bảy lần về lượng
và tăng hơn bốn lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
QUANG HUY
Nôngdânnước ta sẽ trở
thành“khángiả bất đắc dĩ”
đứngngoài nhìn cây đậu
nành với tiềmnăng kinh
tế cao rơi vào tay doanh
nghiệpnước ngoài.
Cây đậu nành đứng trước nguy cơ biến mất khi Việt Nam tham gia vào TPP.
Ảnh: Trung Chánh
Coi chừng
tácdụngngược!
Mới đây, tại buổi hội thảo dự báo về kinh tế 2014, TS Trần
Du Lịch, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, đã đặt
ra câu hỏi đối với Chính phủ cần phải đánh giá rõ giá bất
động sản (BĐS) còn “bong bóng” hay không. Ông Lịch dẫn
chứngmộtcănbiệtthựtạiTP.HCMđượcbánvớigiá45tỉđồng
nhưng giá cho thuê chỉ 5.000 USD/tháng. Như vậy mua biệt
thựnày về để có thể sinh lời phảimất đến35nămmới thuhồi
vốn, nghĩa là “bong bóng” giá vẫn còn. Có những ngôi nhà ở
TP.HCMnếu đemcho thuê có khi cần đến 60-70 nămmới thu
hồi lại vốn. Nếu thị trường vẫn còn “bong bóng” BĐS thì các
giải pháp sẽ khó phát huy tác dụng, ngay cả việc triển khai
nhà ở xã hội. Chính phủ không nên cứu thị trường BĐS mà
nói thẳng là không thể, Chính phủ chỉ có cách đưa ra những
chính sách để tự thị trường điều chỉnh.
Đồng tình với ý kiến này, một chuyên gia địa ốc cho biết
hiện nay đang có nhiều doanh nghiệp (DN) giảmgiá căn hộ,
thậm chí giảm tới 50% giá so với trước. Điều đó cho thấy giá
trị của các dựánBĐS hiệnnay có thể nói đang ảo, khối “bong
bóng” vẫn còn quá lớn. Nhưng liệu việc giảmgiá củamột vài
DN có trở thành xu thế của cả thị trường và giúp làm“xì bong
bóng” giá BĐS? Xin thưa rất khó, vì điểmmặt những chủ đầu
tư đang dùng chiêu giảm giá sản phẩm đều là những “đại
gia” mua bán lại những dự án sắp chết. Chủ đầu tư cũ đang
nợ buộc phải bán bằng mọi giá, chắc chắn giá bèo để gỡ lại
chút vốn, thậmchí mong đượcmua vì nếu duy trì thì phải trả
lãi ngân hàng, nguy cơ nợ nần chồng chất. Và những “đại
gia” này sẵn sàng ép giá, khi mua với giá rẻ chắc chắn họ có
thể giảm giá. Dù vậy thị trường hiện nay số đại gia này đếm
trên đầu ngón tay.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, giá BĐS hiện nay khó có
hy vọng giảmvì các chủ đầu tư đã bỏ chi phí khá lớn, nhất là
phí “bôi trơn”, thứ phí chiếm phần lớn trong tổng chi phí và
cũng rất ảo. Khó mà bảo DN công bố chi phí thật của dự án,
vì vậy giá BĐS vẫn sẽ ởmức cao.
Có nhiều ý kiến khác lại cảnh báo coi chừng các giải pháp
giảicứuBĐSsẽcótácdụngngược“thổigiá”tạolại“bongbóng”
thị trườngnày. Hậuquảkhôngkhôi phụcđược thị trườngnày
mànềnkinh tế vàngười dânkhôngđược lợi íchgì. Gói 30.000
tỉ đồng lợi ích chưa thấy đâu nhưng nó đã tạo cơ hội cho DN
tiếp tục giữ giá BĐS, tiếp tục mọc lên các dự án trong khi tồn
khovẫnchưađượcgiải quyết. Nguyhiểmhơn là tácđộngvào
tâm lý của người tiêu dùng, vô tình hâmnóng ảo lại niềm tin
vào thị trường BĐS. Nếu còn đổ tiền cho DN, DN lại vay ngân
hàng, người tiêu dùng cũng vay ngân hàng để đầu tư và đầu
cơ BĐS…Kinh doanh theo tâm lý “bầy đàn” kiểu này thì bao
nhiêu tiền đổ vào cũng không đủ sức cứu. Bơm tiền vào BĐS
như thổi cái bong bóng, căng quá vỡ thì hậu quả còn tệ hơn.
QUANG HUY
Sổ tay
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook