059 - page 9

9
thứhai
10 - 3 - 2014
THANHTÙNG
B
áo
Pháp Luật TP.HCM
ngày
21-11-2013 có bài viết
“Giam
cả trăm ngày rồi bảo hết nguy
hiểm”
phản ánh trường hợp của bà
Đỗ Thị Hồng Liễu cùng ba người
khác bị TAND TP Mỹ Tho (Tiền
Giang) kết án về tội đánh bạc. Sau
khi TAND tỉnh Tiền Giang xử phúc
thẩm hủy án và công an điều tra lại
không kết quả thì VKSND TP Mỹ
Tho đã đình chỉ vụ án. Nhưng thay
vì đình chỉ điều tra do hành vi không
cấu thành tội phạm thì VKS lại nêu
lý do hành vi phạm tội của các bị
can không còn nguy hiểm cho xã
hội (khoản 1 Điều 25 BLHS) để né
việc bồi thường. Bà Liễu khiếu nại
quyết định đình chỉ yêu cầu các cơ
quan tố tụng phải minh oan chomình.
Chưa đủ 2 triệu đồng
vẫn kết tội
Theo hồ sơ, ngày 16-8-2012, Công
an phát hiện bà Liễu đang ghi số đề
cho Phan Văn Phong, tang vật thu
được gần 1,2 triệu đồng. Trong đó,
công an xác định tiền của bà Liễu là
930.000 đồng, tiền của Văn Phong
là 251.000 đồng. Điều tra mở rộng,
công an triệu tập thêm ông Lê Thanh
Phong và bà Nguyễn Thị Thu, sau
đó khởi tố cả bốn người về tội đánh
bạc theo khoản 1 Điều 248 BLHS.
Cáo trạng của VKSND TP Mỹ
Tho quy kết bà Liễu, bà Thu, ông
Thanh Phong trực tiếp bán đề cho
những người mua đề lẻ rồi giao lại
cho Văn Phong để hưởng hoa hồng.
Tháng 2-2013, TAND cùng cấp xử sơ
thẩm, tuyên phạt bà Liễu 124 ngày
tù và trả tự do ngay tại tòa do mức
án bằng thời gian tạm giam (phạt bổ
sung 3 triệu đồng). Bà Thu bị phạt
12 tháng tù treo (phạt bổ sung 3 triệu
đồng), ông Văn Phong bị 18 tháng
tù treo (phạt bổ sung 5 triệu đồng),
ông Thanh Phong bị sáu tháng tù treo
(phạt bổ sung 3 triệu đồng).
Bà Liễu kháng cáo cho rằng mình
bị oan vì số tiền đánh bạc chưa đủ
để xử lý hình sự.
Tháng 7-2013,
TAND tỉnh Tiền
Giang tuyên hủy toàn bộ bản án sơ
thẩm để điều tra lại vì số tiền thu giữ
khi bắt quả tang chưa đủ định lượng
để truy cứu trách nhiệm hình sự (tối
thiểu là 2 triệu đồng).
Sauba thángđiều tra
lại khôngkết quả, ngày
30-10-2013, VKSND
TPMỹ Tho đã ra các
quyết định đình chỉ vụ
án, đình chỉ điều tra bị
can đối với bốn người
nói trên theo khoản 1
Điều 25 BLHS (miễn
trách nhiệm hình sự
do chuyển biến của tình hình mà
hành vi phạm tội không còn nguy
hiểm cho xã hội nữa). Quyết định
ghi các bị can có hành vi phạm tội
nhưng số tiền đánh bạc không lớn,
tính sát phạt không cao.
Từ không nguy hiểm
thành không phạm tội
Ngày 21-11-2013,
Pháp Luật
TP.HCM
có bài
phân tích cơ sở ra
quyết định đình chỉ vụ án của VKS
là không đúng. Bởi ngay từ đầu, nếu
xác định hành vi ít nguy hiểm cho
xã hội, số tiền không đủ định lượng
để xử lý hình sự thì phải xử lý hành
chính. Đằng này cơ
quan tố tụng lại khởi
tố, bắt giam và kết án
các bị cáo, sau đó đình
chỉ với lý do “chuyển
biếntìnhhình”làkhông
đúng. Trường hợp này
cơ quan tố tụng phải
thừa nhận việc xử lý
hình sự các bị cáo
trước đây là oan.
Sau khi báo đăng, viện trưởng
VKSND TP Mỹ Tho đã ký quyết
định hủy bỏ các quyết định đình chỉ
vụ án và đình chỉ bị can trước đây vì
xét thấy không có căn cứ. Cùng ngày,
viện này đã ban hành quyết định đình
chỉ vụ án mới với lý do hành vi của
bốn người nói trên không cấu thành
tội phạm theo khoản 2 Điều 107
BLTTHS. Bởi số tiền những người
này đánh bạc chưa đủ định lượng để
truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, VKS chỉ gửi quyết
định đình chỉ bị can cho bà Liễu, ba
người còn lại gồmbà Thu, ôngThanh
Phong và Văn Phong thì không nhận
được quyết định.
Ba người này cho biết sẽ khiếu nại
VKS về việc này.
Theo TS PhanAnh Tuấn (Trưởng
bộ môn Luật hình sự, khoa Luật hình
sự Trường ĐH Luật TP.HCM), lẽ ra
VKS phải ban hành các quyết định
đình chỉ bị can cho tất cả bốn người
và gửi cho họ mới đúng. Từ đó họ
mới có cơ sở để yêu cầu cơ quan
tố tụng bồi thường oan cho họ.
TỪ PHẢN ÁNH CỦA BÁO PHÁP LUẬT TP.HCM
Bốn côngdân
đượcminhoan
Trướcđóbốnngười từngbị kết ántùgiam, tùtreovàphạt tiền
đến5 triệuđồng.
Ba trong bốn người vừa được minh oan. Từ trái sang: Bà Thu,
ông Văn Phong và bà Liễu. Ảnh: T.TÙNG
Hômnayxửnămcônganở
PhúYênđánhchếtngười
CụcĐiềutraVKSNDTối caokiếnnghị kỷ luật chíncánbộ
côngan liênquanvụnày.
Theo lịch xét xử, hôm nay (10-3), TAND TP Tuy Hòa (Phú Yên)
sẽ đưa vụ án dùng nhục hình xảy ra tại Công an TP Tuy Hòa ra xử sơ
thẩm. Năm công an cùng bị truy tố tội dùng nhục hình sẽ ra hầu tòa
gồm Nguyễn Minh Quyền (thiếu tá, đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT
tội phạm về trật tự xã hội - PC45 Công an tỉnh Phú Yên); Nguyễn Tấn
Quang (thiếu tá, đội phó Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công
an TP Tuy Hòa); Phạm Ngọc Mẫn (thượng úy), Đỗ Như Huy (trung
úy), Nguyễn Thân Thảo Thành (thiếu úy), đều là cán bộ điều tra, trinh
sát của Công an TP Tuy Hòa.
Trong số đó, bị cáo Thành (hiện đang bị tạm giam) bị truy tố theo
khoản 3 Điều 298 BLHS (khung hình phạt 5-12 năm tù). Bốn bị cáo
còn lại (đang được tại ngoại) bị truy tố ở khoản 1 điều luật nói trên
(khung hình phạt từ sáu tháng đến ba năm tù). Trong cáo trạng lần
đầu, bốn bị cáo này bị truy tố ở khoản 2 (khung hình phạt 2-7 năm
tù) nhưng sau đó không hiểu sao cáo trạng mới lại truy tố họ xuống
khoản 1 với khung hình phạt nhẹ hơn dù nội dung cáo trạng hầu như
không có gì thay đổi.
Ra tòa lần này còn có 23 nhân
chứng, phần lớn là cán bộ công
an, trong đó có ông Lê Đức Hoàn,
Phó Công an TP Tuy Hòa.
Vụ án dùng nhục hình trên được
Cục Điều tra VKSNDTối cao vào
cuộc điều tra sau khi một số tờ báo,
trong đó có
Pháp Luật TP.HCM
phản ánh những ẩn khuất xung
quanh cái chết rất bất thường của
anh Ngô Thanh Kiều (sinh năm
1982, ngụ xã Hòa Đồng, huyện
Tây Hòa, Phú Yên) xảy ra ngày
13-5-2012. Đến tháng 3-2013, Cục
Điều tra VKSND Tối cao có kết
luận điều tra đề nghị truy tố năm
bị can tội dùng nhục hình. Sau
đó, Vụ 1A VKSND Tối cao đã ủy quyền cho VKSND TP Tuy Hòa ra
cáo trạng truy tố và thực hành quyền công tố tại tòa.
Cáo trạng xác định: Để phục vụ điều tra một vụ trộm cắp, chiều 12-
5-2012, ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa, chỉ đạo Nguyễn
Trần Nguyên Phúc phân công lực lượng phối hợp Công an huyện Tây
Hòa đến nhà mời anh Ngô Thanh Kiều đến Công an TP Tuy Hòa làm
việc. Lúc 3 giờ sáng 13-5-2012, tổ công tác gồm bảy cán bộ công an
đến nhà bắt, còng tay anh Kiều đưa đến Công an xã Hòa Đồng.
Đến 6 giờ sáng cùng ngày, mặc dù không có lệnh bắt nhưng anh
Kiều vẫn tiếp tục bị còng tay, đưa đến Công an TP Tuy Hòa. Tại đây,
ông Lê Đức Hoàn trực tiếp chỉ đạo, phân công việc xét hỏi anh Kiều.
Trong quá trình xét hỏi, các trinh sát, điều tra viên Mẫn, Quyền, Huy
và Quang thay phiên nhau liên tục dùng dùi cui đánh anh Kiều (đang
bị còng tay vào thành ghế). Trưa cùng ngày, trong khi được phân công
canh giữ anh Kiều, Thành tiếp tục dùng dùi cui đánh bổ liên tiếp vào
đầu anh Kiều. Đến 14 giờ cùng ngày, ông Lê Đức Hoàn chỉ đạo dẫn
giải anh Kiều đến Phòng PC45 Công an tỉnh Phú Yên làm việc. Do
thấy anh Kiều có biểu hiện mệt mỏi nên công an đưa đến bệnh xá.
Đến 17 giờ 40 cùng ngày, anh Kiều chết trên đường đưa đến BV Đa
khoa tỉnh Phú Yên cấp cứu.
Pháp y kết luận anh Kiều chết do chấn thương sọ não.
Ngoài các bị can bị truy tố trên, Cục Điều tra VKSND Tối cao còn
kiến nghị xử lý kỷ luật chín cán bộ công an khác có dấu hiệu vi phạm
pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trong
đó có Phó Công an TP Tuy Hòa Lê Đức Hoàn.
TẤN LỘC
Không giảmán cho người giết cụ già
cướp tài sản
(PL)- Mới đây, ngày 7-3, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM
đã bác kháng cáo và tuyên y án 18 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Văn
Trí Dương về hai tội giết người và cướp tài sản. HĐXX nhận định những
lý do xin giảm án đều đã được xem xét ở án sơ thẩm.
Theo hồ sơ, ngày 11-11-2012, Dương thấy ông Nguyễn Văn Vịnh,
cùng quê thị xã Long Khánh, Đồng Nai, thường ở nhà một mình, có tài
sản nên nảy sinh ý định giết người để cướp tài sản. Lợi dụng lúc ông
Vịnh ngủ gật, Dương đã lẻn vào nhà lấy dao và đâm nhiều nhát khiến
ông Vịnh tử vong rồi lấy một chiếc nhẫn vàng và một điện thoại.
Xử sơ thẩm, TAND tỉnh Đồng Nai tuyên phạt Dương 18 năm tù tội
giết người, bốn năm tù tội cướp tài sản.
Vì lúc phạm tội bị cáo mới hơn
16 tuổi nên tổng hợp hình phạt chung dành cho Dương là 18 năm tù
.
Cha bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo, đã kháng cáo xin giảm
án cho con.
HOÀNG YẾN
Cuoc song
Một vụ sửa sai tương tự
Theo hồ sơ, tháng 8-2011, anh Nguyễn Minh Sang đến vườn nhà ông
nội ở huyện ChâuThành (Tiền Giang) hái dừa uống. Thấy ông chở chú ra
khỏi nhà, Sang vào lấy trộm điện thoại di động và một nhẫn vàng (tổng
trị giá 2,3 triệu đồng) để trên bàn. Trở về, nghe hàng xóm kể, người chú
bắt Sang giao công an, sau đó Sang bị khởi tố, bắt giam và bị kết án chín
tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Sang kháng cáo kêu oan.
Tháng 5-2012, TAND tỉnh Tiền Giang đã hủy án sơ thẩm để điều tra,
xét xử lại. Điều tra lại không có kết quả, tháng 11-2012, Công an huyện
Châu Thành đình chỉ vụ án với lý do hành vi phạm tội không còn nguy
hiểm cho xã hội theo khoản 1 Điều 25 BLHS.
Báo
Pháp Luật TP.HCM
vào cuộc và có bài phân tích pháp lý, cho rằng
lý do đình chỉ nói trên là sai luật. Sau khi báo đăng, VKSNDTối cao đã yêu
cầu VKS tỉnh Tiền Giang xem xét vụ việc theo hướng phải đình chỉ điều
tra bị can theo điểmb khoản 2 Điều 164 BLTTHS (hết thời hạn điều tramà
không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm). Gần một tháng
sau, công an huyện đã ra quyết định “đính chính” lý do đình chỉ điều tra
từ khoản 1 Điều 25 BLHS sang điểm b khoản 2 Điều 164 BLTTHS. Nhờ
vậy, anh Sang chính thức được minh oan, hiện TAND huyện Châu Thành
đang giải quyết yêu cầu bồi thường oan của anh Sang.
Cuối cùng,VKS đã ban
hànhquyết địnhđình chỉ
vụ ánmới với lý dohành vi
của họ không cấu thành tội
phạmvì số tiềnđánhbạc
chưa đủđịnh lượng (2 triệu
đồng) truy cứu tráchnhiệm
hình sự.
VợvàconcủaanhKiềutại thờiđiểm
anhKiềubịcôngandùngnhụchình
đến chết. Ảnh: TẤN LỘC
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook