060 - page 16

intạitp.hcm,cầnthơ
Giá:
bangànbảytrămđồng
16
thứ bA
11 - 3 - 2014
Quoc te
Tiêu điểm
Thế giới
24 giờ
Phân tích
& bình luận
DUY KHANG
N
gày 9-3, Tổng thống
Nga Vladimir Putin
đã điện đàm với Thủ
tướng Đức Angela Merkel
và Thủ tướng Anh David
Cameron về tình hìnhUkraine.
Người phát ngôn chính phủ
Anh cho hay ông Putin mong
muốn tìmgiải pháp ngoại giao
để chấm dứt khủng hoảng tại
Ukraine và sẽ cân nhắc đề
nghị của phương Tây nhằm
thành lập nhóm liên lạc tiến
tới đàm phán với Ukraine.
Tuy nhiên, theo hãng tin
RIA Novosti (Nga), Tổng
thống Putin một mực khẳng
định không thay đổi quan
điểm về việc nước cộng hòa
tự trị Crimea (thuộc Ukraine)
sáp nhập vào Nga.
Ông nói quyết định tách
khỏi Ukraine và sáp nhập vào
Nga của Crimea nằm trong
khuôn khổ luật pháp quốc
tế và quyết định này là hợp
pháp, nhằm bảo vệ quyền lợi
người dân Crimea.
Trong khi đó, Thủ tướng
Đức Merkel chỉ trích cuộc
trưng cầu dân ý của Crimea
là bất hợp pháp và vi phạm
hiến pháp Ukraine.
Thủ tướng Anh Cameron
hối thúc Nga rút quân khỏi
Crimea và thành lập nhóm
liên lạc quốc tế tiến hành đàm
phán trực tiếp với Ukraine.
Ngoại trưởng Anh William
Hague cảnh báo động thái
xâm nhập liên tục của Nga
vào miền Đông và miền Nam
Ukraine sẽ dẫn đếnmâu thuẫn
đẫm máu.
Ngày10-3, các ngoại trưởng
Bỉ, Hà Lan và Luxembourg đã
đếnUkraine. Báo
Washington
Khủng hoảng Ukraine
Putinmuốn tìmgiải
phápngoại giao
BiểutìnhrầmrộởmiềnĐôngUkraineủnghộsápnhậpvàoNga.
Ngày 10-3, trả lời hãng tinRIANovosti,Thủ tướngCrimea
Sergei Aksyonov cho biết mọi công tác chuẩn bị sáp nhập
vào Nga đang được tiến hành. Ông nói Crimea sẽ bắt đầu
ápdụng luật phápNga trước cuộc trưng cầudân ý và BộTài
chính đang vạch ra lộ trình chuyển đổi đồng tiền Ukraine
sang đồng rúp của Nga. Crimea hy vọng vẫn duy trì chế
độ cộng hòa nghị viện sau khi sáp nhập vào Nga. Người
phát ngôn Quốc hội Crimea cho biết hầu hết đơn vị quân
đội của Ukraine đặt tại Crimea đã được Crimea kiểm soát.
Các đơn vị này cũng đã cam kết không sử dụng vũ lực.
2
tỉ USD là khoản kinh phí cần
thiết để in phiếu bầu và hỗ trợ
kỹ thuật cho cuộc trưng cầu
dân ý về sáp nhập Crimea vào
Nga ngày 16-3.
EU đã sai khi đề nghị thỏa
thuận liên kết với Ukraine kèm
theođiềukiệnUkraine chọnEU
hay Nga. Đây chính là nguyên
nhân dẫn đến khủng hoảng.
Nguyên Thủ tướng Đức
GERHARD SCHROEDER
Cảnh sát bắt giữ người sau khi hai phe biểu tình thân
Nga và ủng hộ chính phủ Kiev va chạm ở Sevastopol
hôm 9-3. Ảnh: EPA
Post
(Mỹ) đưa tindựkiếnngày
12-3, Thủ tướng tạm quyền
Ukraine Arseniy Yatsenyuk
sẽ gặp Tổng thống Obama
tại Nhà Trắng. Theo Nhà
Trắng, cuộc gặp tập trung
vấn đề Nga can thiệp quân
sự vào Crimea.
Ngày 10-3, Bộ Ngoại giao
Nga đã chỉ trích chính phủ
phươngTây và cơ quan truyền
thông làm ngơ trước vụ tấn
công bằng súng vào những
người biểu tình ủng hộ Nga
ởKharkov (Ukraine) hôm9-3
làmmột người bị thương. Các
nhân chứng cho biết có bảy
hoặc tám người đeo mặt nạ đi
xe tải nhỏ có trang bị súng đã
phục kích ba nhà hoạt động
thân Nga.
Tại Ukraine, Bộ trưởng
Quốc phòng tạm quyền Ihor
Tenyuh tuyên bố Kiev không
có kế hoạch đưa quân đội
vào Crimea. Giải thích vì
sao điều quân ở miền Tây,
ông nói chỉ nhằm mục đích
diễn tập quân sự chứ không
liên quan đến vụ Crimea đòi
tách khỏi Ukraine.
Trong khi đó, kênh truyền
hình RT (Nga) đưa tin nhiều
cuộc biểu tình đã diễn ra ở
miền Đông trong ngày 9-3.
Tại Lugansk, 3.000 người biểu
tình thân Nga đã diễu hành
yêu cầu Thống đốc Mikhail
Bolotskikh từ chức. 1.000
người đã chiếm tòa thị chính.
Trước đó, những người biểu
tình thân Nga đã đụng độ với
những người biểu tình thân
phương Tây gần tượng đài
nhà thơ Taras Shevchenko.
Tại Donestsk, 7.000 người
biểu tình thân Nga hô khẩu
hiệu ủng hộ cuộc trưng cầu
dân ý sáp nhập vào Nga. Tại
Simferopol (Crimea), hàng
ngàn người ủng hộ Nga
đã tụ tập tại quảng trường
Lenin ủng hộ Crimea gia
nhập Nga.
Tại Chelyabinsk, 15.000
người tuần hành ủng hộ nhóm
thiểu số nói tiếng Nga.
Liên quan đến vụ máy bay Boeing 777 mang số hiệu
MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích
trên biển Đông mà không hề có tín hiệu cấp cứu, báo
The
Star
(Malaysia) ngày 10-3 đã đưa ra năm giả thuyết:
l
Khủng bố hoặc không tặc:
Ông Richard Kemp, nguyên
trưởng nhóm chống khủng bố thuộc Ủy ban Tình báo hỗn hợp
chính phủ Anh, nghi ngờ có liên kết giữa các phần tử ly khai
ở Tân Cương (Trung Quốc) với Al-Qaeda.
Dù vậy, ông Steve Vickers, Giám đốc Công ty Tư vấn an
ninh tại Hong Kong, lưu ý sự kiện hộ chiếu bị đánh cắp là
manh mối khủng bố nhưng bọn buôn lậu hay người nhập cư
trái phép cũng hay sử dụng giấy tờ giả để lên máy bay.
Giả thuyết cướp máy bay khó xảy ra vì thường bọn không
tặc đều yêu cầu máy bay hạ cánh đâu đó.
l
Nổ trên không:
Một cựu phi công hãng hàng không
Malaysia Airlines nhận định máy bay có thể bị nổ, bị sét
đánh hay mất áp suất nghiêm trọng. Đặc điểm của máy bay
Boeing 777 là có thể tiếp tục bay sau khi bị sét đánh hay mất
áp suất nhưng nếu nổ thì không còn cơ hội. Trường hợp nổ
xảy ra có thể do kim loại bị mài mòn hoặc mất sức chịu lực.
l
Lỗi động cơ:
Ông Admad Jauhari Yahya, Giám đốc hãng
Malaysia Airlines, cho rằng các máy bay Boeing 777 đều lắp
chuông báo động, như vậy nếu máy bay quay trở lại thì phi
công phải phát tín hiệu. Khả năng máy bay hỏng cả hai động
cơ có thể xảy ra nhưng như thế máy bay sẽ rơi trong 20 phút,
thời gian đủ để phi công gọi khẩn cấp.
l
Máy bay bị tròng trành:
Vụ máy bay Malaysia mất tích
với vụ máy bay mang số hiệu 447 của hãng Air France mất
tích ở Đại Tây Dương năm 2009 có trùng hợp. Trong vụ Air
France, các nhà điều tra kết luận phi công có phần lỗi trong
xử lý tình huống sau khi chế độ lái tự động bị hỏng khiến máy
bay tròng trành.
Hiện tượng tròng trành xảy ra khi máy bay ngừng bay và
bắt đầu rơi. Phi công chưa được đào tạo khả năng lái máy
bay trong chế độ không tự động ở độ cao lớn sẽ liên tục nâng
mũi máy bay lên.
l
Lỗi phi công:
Có thể phi công đã tắt chế độ bay tự
động và quên mất. Tuy nhiên, việc này khó xảy ra bởi tín hiệu
radar có thể nhận ra máy bay. Ngoài ra, có khi là phi công tự
sát. Trường hợp này từng xảy ra đối với máy bay của hãng
EgyptAir (Ai Cập) năm 1999. Cục An toàn Vận tải quốc gia
Mỹ xác định phi công cố tình đâm máy bay để trả thù chuyện
phi công bị phạt không được bay đến Mỹ. Thế nhưng Ai Cập
cho rằng máy bay rơi do lỗi kỹ thuật.
DUY KHANG
Nămgiảthuyếtmáybaymất tích
72
người chết do cúmA/H7N9 ởTrung Quốc trong hai tháng
đầu năm 2014, nhiều hơn năm 2013 (46 người) và 226 ca
nhiễm. Theo Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Trung
Quốc, nguyên nhân tăng do thời tiết lạnh.
TNL
Phát hiện lựu đạn gần nhà
ông Suthep
Báo
Bangkok Post
(Thái Lan) đưa tin ngày 10-3, hai
quả lựu đạn M79 chưa nổ đã được tìm thấy gần nhà của
Tổng Thư ký Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân (phe
biểu tình chống chính phủ) Suthep Thaugsuban ở quận
Thawi Watthana tại thủ đô Bangkok.
Quả lựu đạn đầu tiên nằm cách bức tường nhà ông
Suthep khoảng 30 m. Quả thứ hai nằm trên bờ kè đất
cách quả thứ nhất 30 m.
Hai quả lựu đạn được tìm thấy sau khi xảy ra vụ bắt
giữ hai binh sĩ mang số lượng lớn đạn dược vào địa
điểm biểu tình ở Công viên Lumpini (Bangkok) tối 9-3
và ngay khi chính phủ tạm quyền yêu cầu tòa án chấm
dứt các cuộc biểu tình bất hợp pháp.
Cảnh sát xử lý bom mìn đã được điều động đến giải
quyết
(ảnh)
. Theo cảnh sát, hai quả lựu đạn được bắn
từ cự ly gần nhưng chưa nổ.
Trong khi đó, báo
The Nation
(Thái Lan) đưa tin ngày
10-3, Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân đã tổ chức diễn
đàn cải cách quốc gia đầu tiên. Tham gia diễn đàn có
các nhân vật công chúng chủ chốt cùng ban cải cách của
chính phủ. Nội dung diễn đàn tập trung sáu chủ điểm với
hai điểm chính là nghèo đói và chênh lệch xã hội. Năm
chuyên gia cùng các thành viên Ủy ban Cải cách dân
chủ nhân dân thay nhau đưa ra đề xuất giải quyết vấn đề.
TổngThư kýỦy banCải cách dân chủ nhân dân Suthep
Thaugsuban thông báo các giải pháp đề xuất cho sáu
chủ điểm trên sẽ được chuyển cho một hội đồng nhân
dân và sẽ được chính phủ lâm thời (chưa bầu) thông qua
một khi chính quyền của Thủ tướng tạm quyềnYingluck
Shinawatra bị lật đổ.
DUY KHANG
l
Mỹ:
Ngày 10-1,
động đất mạnh đến 6,9
độ Richter xảy ra ngoài
khơi bang California cách
TP Ferndale 77 km. Tâm
chấn sâu 7 km. Không
có cảnh báo sóng thần.
Động đất không gây thiệt
hại.
(AP)
l
Yemen:
42 người
nhập cư chết chìm ngoài
biển Ảrập theo thông báo
ngày 10-3 của Bộ Quốc
phòng. Thuyền chìm đêm
hôm trước. Hải quân cứu
được 30 người.
(Reuters)
l
Afghanistan:
Ngày
10-3, Taliban cảnh báo
đã chỉ đạo cho toàn lực
lượng quấy rối cuộc bầu cử
tổng thống ngày 5-4. Tất
cả những người tham gia
trong cuộc bầu cử đều là
mục tiêu.
(Reuters)
TNL
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook