060 - page 14

14
thứba
11 - 3 - 2014
Phong su-Chuyen de
Quanchức tại nhiềunướcđượcquyềngiữbímậtmột vài
thôngtinvề tài sản.Tuynhiên, khi người dâncầnbiết cụthể
thì họphải côngkhai tất cả.
ĐẠI THẮNG
N
ghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(gọi tắt là OECD) chỉ ra rằng trên thế giới không có
một giải pháp nào mang tính pháp lý đặc trưng hoặc
hữu hiệu nhất nhằm thực hiện chính sách kê khai và công
khai tài sản của các quan chức nhà nước. Thế nên các quốc
gia nên dựa vào quy định pháp luật của nước mình hoặc kinh
nghiệm của các nước khác để soi chiếu vào tình hình thực tế,
rồi từ đó áp dụng các quy định hợp lý, phù hợp nhất đối với
yêu cầu kê khai, công khai tài sản của quan chức.
Hai quan điểm về việc công khai
Từ lâu đã có nhiều luồng quan điểm khác nhau việc công
khai minh bạch tài sản của quan chức nhà nước, tập trung
vào vấn đề quyền cá nhân, hay quyền riêng tư về thông tin
của người dân khi công khai tài sản.
Nghiên cứu và khảo sát tại nhiều nước cho thấy việc
công khai thông tin tài sản sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tính hiệu
quả trong việc kê khai tài sản của quan chức, làm giảm nạn
tham nhũng. Tại một số nước, quyền
được tiếp cận với tài sản quan chức
chỉ dừng lại ở một số cơ quan, đơn vị
hay cá nhân quản lý. Tuy nhiên, điều
này dẫn đến sự thiếu tin cậy về thông
tin của bảng kê khai tài sản do người
dân không được giám sát và phản hồi.
Vậy nên nhiều nước mạnh tay trong việc công khai tài
sản quan chức đến toàn dân vì họ tin rằng công khai thông
tin rộng rãi sẽ cho phép các phóng viên điều tra, cơ quan
truyền thông, người dân hay các tổ chức xã hội có thể theo
dõi, phản biện. Điều này còn góp phần làm minh bạch bảng
kê khai, xóa bỏ tình trạng kê khai gian, hay giấu tài sản dưới
tên khác (bạn bè, người thân…) của các quan chức.
Thế nhưng luồng quan điểm khác e ngại việc công khai
thông tin về tài sản sẽ làm ảnh hưởng đến quyền bảo mật
thông tin cá nhân. Nếu điều này xảy ra, tình trạng an ninh
của các quan chức cùng người thân có thể sẽ bị đe dọa. Câu
hỏi lớn nhất làm đau đầu nhiều quốc gia là
“làm thế nào
để cân bằng được nhu cầu về công khai tài sản quan chức
và nhu cầu về quyền bảo mật thông tin cá nhân?”
. Và trên
thực tế, cũng chưa quốc gia, tổ chức nào có thể đưa ra một
quy chuẩn thuyết phục nhằm trả lời câu hỏi này.
Giới hạn thông tin và đối tượng công khai
Tuy việc kê khai tài sản là điều hiển nhiênmà mọi quan chức
nhà nước đều phải thực hiện theo quy
định nhưng trong việc công khai thông
tin đến công chúng thì nhiều quốc gia
ở châu Á cũng như nhiều quốc gia ở
châu Âu đều có cách riêng. Điều quan
trọng là phải dựa trên tình hình chính
trị và an ninh trong nước, cũng như sự nhạy cảm và rủi ro
liên quan đến việc công bố công khai tài sản ở các giai đoạn
nhất định để xác định lượng thông tin cần phải công khai.
Ví dụ: Tại Latvia và Estonia ở châu Âu, việc công khai đến
công chúng các dữ liệu về kê khai tài sản và thông tin cá nhân
có giới hạn, nghĩa là có một số loại dữ liệu được miễn tiết lộ.
Trong các thông tin được công bố có cả địa chỉ hoặc thông tin
liên quan đến người thân, gia đình của người kê khai.
Tương tự tại nhiều nước khác ở châuÂu nhưAlbania, Bosnia
vàHerzegovina,Bulgaria,Croatia,Georgia,Kyrgyzstan,Lithuania
và Macedonia…, thông tin về thu nhập của quan chức được
công bố theo một hình thức đơn giản. Cụ thể, mức thu nhập
của họ chỉ được công bố theo khung, hoặc theo cấp độ được
xác định trước chứ không phải công bố số lượng chính xác.
Thậm chí ở nhiều quốc gia, các đối tượng phải công khai
tài sản cũng được giới hạn. Điển hình, tại Slovenia, pháp
luật quy định tất cả dữ liệu thu được trong quá trình giám
sát tình hình tài chính của quan chức cũng như các dữ liệu
khác được Ủy ban Phòng, chống tham nhũng thu thập được
phải được giữ bí mật. Trong khi đó theo Ngân hàng Thế giới
điều tra năm 2010, ở Pháp, tờ kê khai tài sản của bộ trưởng
và các thành viên của quốc hội, của nhiều quan chức không
được công bố đến toàn dân khi không có yêu cầu cần thiết.
Quy định này được áp dụng tương tự tại Afghanistan. Văn
phòng chống tham nhũng nước này chịu trách nhiệm quản
lý và công khai thông tin tài sản công chức. Ở giai đoạn năm
2009, nước này xác định rằng tình hình an ninh vẫn là thách
thức đối với các quan chức cùng người thân sau khi công khai
tài sản. Vậy nên nước này có ý định hạn chế công khai tài
sản của các cán bộ quan chức chính phủ cấp cao và các nhà
lãnh đạo chính trị, chủ yếu bao gồm các thành viên chính phủ
và các nhà lãnh đạo chủ chốt được nêu trong quy định 154
của hiến pháp Afghanistan. Chính vì thế, khi kê khai tài sản
và được yêu cầu kiểm tra, thông tin các quan chức sẽ được
kiểm soát thông qua trang web cá nhân của họ. Không phải
ai cũng có quyền tiếp cận tất cả thông tin đó, ngoại trừ một số
ít cá nhân, đơn vị chức năng có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Công bố ra toàn dân khi được yêu cầu
Tuy có việc hạn chế công bố thông tin và đối tượng kê khai
tài sản nhằm đảm bảo các yếu tố an ninh và quyền bảo mật
thông tin cá nhân nhưng không vì thế mà các quan chức có
quyền “dím thông tin” về tài sản cá nhân, nhất là khi người
dân cần thông tin hoặc thông tin đó gây ra những nghi ngờ,
hoặc xáo trộn niềm tin trong xã hội.
Cũng theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, ở Bồ Đào
Nha, dù việc công bố thông tin tài sản được hạn chế đối với
những cá nhân không liên quan nhưng nếu có yêu cầu từ
phía các cơ quan chức năng hoặc tòa án thì cá nhân đó buộc
phải công bố toàn bộ.
Tương tự Bồ Đào Nha, khi có quyết định của lãnh đạo Ủy
ban Đạo đức quốc gia thì thông tin tài sản của quan chức tại
Lithuania phải được cung cấp chi tiết và cụ thể nhằm phục
vụ công tác điều tra, hay các hoạt động công.
Luật phápAfghanistan cũng quy định rõ “bất kỳ quan chức
nào, vào bất cứ lúc nào cũng phải có nghĩa vụ công khai tài
sản khi các cơ quan thực thi pháp luật yêu cầu nhằm mục
đích điều tra”. Đặc biệt, nước này xác định điều quan trọng
cần lưu ý là khi tình hình an ninh xã hội được cải thiện và
các yêu cầu về công khai minh bạch cho phép thìAfghanistan
còn đẩy mạnh công tác minh bạch hóa tài sản nhằm đấu tranh
với vấn nạn tham nhũng.
s
1.
Việc công bố toàn bộ
thông tin về tài sản quan
chức có thể ảnh hưởng
tới quyền bảo mật thông
tin cá nhân. (Ảnh minh
họa: glossophilia.org)
2.
Bất kể lúc nào có yêu
cầu từ phía người dân
(thông qua các cơ quan
đại diện) hoặc các cơ
quan chức năng thì quan
chức phải cung cấp toàn
bộ thông tin về tài sản
cá nhân. (Ảnh minh
họa: malawiace.com)
Phân quyền truy cập dữ liệu
cá nhân
Tại nhiều nước, trong đó có Afghanistan, Chính phủ
sử dụng một văn phòng chuyên biệt (viết tắt là HO) để
giám sát hoạt động công khai tài sản quan chức nhằm
cân bằng nhu cầuminh bạch và quyền riêng tư cá nhân.
Văn phòng này sử dụng cơ chế giám sát tại chỗ để quản
lý tài sản đối với các quan chức, nghĩa là áp dụng cơ chế
giámsát tài chínhngay tại cơquanmàquanchức làmviệc.
Để giải quyết lo ngại về tính riêng tư và bảo mật, văn
phòng đảmbảo rằng chỉ có nhân viên có thẩmquyền, có
trách nhiệm và đáng tin cậy mới được phân công quản
lý thông tin thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, văn phòng
còn giám sát quá trình hành chính, tác nghiệp giữa các
bộ phận quản lý thông tin một cách thường xuyên và
chặt chẽ để đảm bảo thông tin không rò rỉ.
Cụ thể, văn phòng sẽ thiết lập các quyền truy cập dữ
liệu và thông tin khác nhau tronghệ thốngdữ liệu. Ngoài
nhân viên được ủy quyền theo từng chức năng cụ thể thì
không ai có quyền xâm phạm thông tin cá nhân không
liên quan đến quyền hạn của mình.
Cónghivấnlà
phảicôngkhai
Tại nhiềunước châuÂu,mức thunhập của
quan chức chỉ được côngbố theo khung,
hoặc theo cấpđộđược xác định trước chứ
khôngphải côngbố số lượng chính xác.
1
2
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook