060 - page 5

5
thứba
11 - 3 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
THANHTÙNG
T
rên số báo ngày 10-3,
Pháp Luật TP.HCM
có bài
“Thuê “xã hội
đen” đòi nợ, xu hướng đáng
lo ngại”
. Bài viết đề cập
những con số từ một cuộc
khảo sát do Phòng Thương
mại và Công nghiệpViệt Nam
(VCCI) thực hiện, cho thấy
“tỉ lệ thành công khi doanh
nghiệp (DN) thuê các lực
lượng phi chính thức (được
cho là “xã hội đen”) thu hồi
nợ cao đến 90%. Trong khi
đó nếu khởi kiện ra tòa và
thu nợ qua cơ quan thi hành
án (THA) thì hiệu quả thu
hồi chỉ khoảng 50%”.
Sau khi báo đăng, chúng
tôi đã nhận được nhiều phản
hồi khác nhau về vấn đề này.
Để rộng đường dư luận,
Pháp
Luật TP.HCM
xin đăng tiếp ý
kiến của những người đã từng
hoặc đang trực tiếp hoạt động
trong lĩnh vựcTHAnhằmhiểu
rõ hơn về tình hình thực tiễn
hiện nay.
Luật vướng nhưng
không dễ gỡ
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Nguyễn Văn
Luyện, nguyên Tổng Cục
trưởng Tổng cục THA (Bộ
Tư pháp), cho rằng: “
Kết
quả cuộc khảo sát củaVCCI
không đủ để phản ánh hết
tình hình thực tiễn hiện nay
.
Bởi lẽ quy mô và đối tượng
khảo sát quá ít và sơ sài (chỉ
có 15 DN, trong đó 10 được
THAvà năm phải THA) nên
kết quả cho ra sẽ khó chính
xác
”. Theo ông Luyện, khoan
hãy gọi đây là xu hướng mà
cần cómột cuộc khảo sát, tổng
kết quy mô lớn, chính xác và
được tiến hành bởi cơ quan
chuyên môn đáng tin cậy.
Tuy nhiên, bàn về những
khó khăn trong THA đối với
DN, ông Luyện cho rằng cũng
giống như hoạt độngTHAdân
sự nói chung việc tồn đọng
là khá phổ biến và rất khó để
giải quyết vấn đề này trong
ngày một ngày hai. Hai loại
việc thường gặp trong THA
đối với DN là liên quan đến
nghĩa vụ tài sản trong hoạt
động thương mại dân sự (như
tranh chấp về thực hiện hợp
đồng) và tài sản trong vụ án
hình sự (như vụ ánEpco-Minh
Phụng…). Cả hai loại việc
này đều thi hành khó khăn
và cũng chưa có tổng kết là
loại nào tồn đọng nhiều hơn
loại nào. Khó khăn này không
phải những người xây dựng
luật không biết, song nó còn
vướng nhiều yếu tố khách
quan trong quá trình thực thi
và xây dựng luật. Chẳng hạn
như khi soạn thảo dự án Luật
THA dân sự 2008 (đang áp
dụng), ban soạn thảo đã đồng
tình việc đưa quy định buộc
người được THA phải xác
minh tài sản bên phải THA
để cung cấp thông tin cho cơ
quan THA. Bởi nó xuất phát
từ thực tế là Pháp lệnh THA
dân sự 2004 bị chỉ trích khi
quy định chấp hành viên là
người phải xác minh. Bằng
chứng là thời điểm đó rất
nhiều khiếu nại của người
được THA cho rằng người
phải THA có tài sản nhưng
chấp hành viên cố tình làm lơ.
Ý chí của người làm luật lúc
đó cho rằng vậy là bất cập nên
đã sửa. Nhưng khi thi hành lại
phát sinh khó khăn: Nếu để
đương sự tự xác minh tài sản
thì rất khó, nhất là với DN,
cơ quan, tổ chức vì những
nơi này sẽ không hợp tác. Do
vậy Luật THAsửa đổi sắp tới
có khi lại phải quy định theo
hướng cũ tại Pháp lệnh THA
dân sự 2004…
“Khó khăn trong THAdân
sự nói chung và với DN nói
riêng là một câu chuyện dài,
không thể giải quyết ngay.
Đòi nợ“ngoài luồng”sẽ
gây rối loạnphápquyền
NguyênTổngCục trưởngTổngcụcTHANguyễnVănLuyện: Cầncómột cuộckhảosát tổngkếtquymô lớn, chínhxácvà
được tiếnhànhbởi cơquanchuyênmônđángtincậy.
Muốn quá trình này nhanh
hơn thì quan trọng là cần sự
hợp tác của các bên đương sự
với tinh thần thượng tôn pháp
luật” - ông Luyện nói.
Lỏng lẻo từ chỗ
khác, THA lãnh đủ
Bàn về kết quả cuộc khảo
sát do VCCI thực hiện, Chi
cục trưởng Chi cục THA
quận 8 (TP.HCM) Võ Thành
Danh cho rằng nếu kết luận
của cuộc khảo sát này chính
xác thì là một nguy cơ rất
xấu cho xã hội. “Nói gì thì
nói sống trong xã hội có pháp
luật thì phải tuân thủ và dùng
pháp luật giải quyết tranh chấp
chứ không thể tìm biện pháp
khác” - ông Danh nói và cho
rằng các DN đừng vì tâm lý
chủ quan, thiếu niềm tin vào
pháp luật mà vội vàng giải
quyết tranh chấp bằng biện
pháp trái luật. Hậu quả của
thực trạng này nếu có sẽ rất
lớn vì nó làm rối loạn xã hội
pháp quyền.
ÔngDanh cho rằngkhác với
THA hình sự, THA dân sự là
thi hànhnghĩa vụvề tài sảnnên
các biện pháp đảmbảo cho tài
sản rất quan trọng. Trong khi
công bằng mà nói quy định
về hoạt động của các DN tại
Việt Nam hiện nay còn nhiều
lỏng lẻo. Chẳng hạn ngay từ
khi thành lập DN đã không
tuân thủ quy định pháp luật
chuyên ngành về việc đăng
ký giao dịch đảm bảo, đăng
ký vốn theo tiêu chuẩn loại
hình mình hoạt động. Do đó
có tình trạng nhiềuDNký hợp
đồng thật nhưng tài sản ảo, khi
có tranh chấp lại không có gì
để đảm bảo cho nghĩa vụ tài
sản của mình. “Lúc này nếu
bị thua kiện, THA vào cuộc
muốn làm nhanh cũng không
được thì DN có tài sản đâumà
THA. Do vậy quan điểm của
một sốDN cho rằng nhờTHA
thì lâu và kết quả không cao
là chưa sòng phẳng và đúng
với thực tế khách quan” - ông
Danh nói.
Đồng quan điểm với ông
Danh, Chi cục trưởng Chi cục
THAquận 5 Lê Hữu Hòa dẫn
chứngthêm:Thựctếđãcónhiều
vụ hai DN kiện nhau, tòa ra
bản án, THAthụ lý nhưng khi
đến nơi thì DNphảiTHAđóng
cửa ngưng hoạt động, giám
đốc bỏ đi mất. Khi xác minh
ở ngân hàng thì biết DN này
không có tài khoản như đăng
ký, tài sản chỉ là một kho bãi
đi thuê cộng với vài loại máy
móc đã hư hỏng. “Gặp trường
hợp này DN được THA luôn
kêu gào cho rằng THA chậm
chạp và thiếu trách nhiệm
nhưng thử hỏi thực tế như
vậy thì chấp hành viên làm gì
khác được” - ông Hòa nói.
s
Đo đạc để thi hành án một phần căn nhà tại TP.HCM. Ảnh minh họa: HTD
Nên giảmbớt thủ tục trongTHA
Theo ông Lê Hữu Hòa, Chi cục trưởng Chi
cụcTHAquận5 (TP.HCM),một phầnkhókhăn
xuất phát từ quy định nên Luật THA sửa đổi
nên giảmbớt một số thủ tục trong quá trình
THA.Ví dụ việc hiện nay chấp hành viên phải
mời các bên đến để thỏa thuận về phương
thức THA như chọn cơ quan thẩm định giá,
bán đấu giá tài sản..., thủ tục này không cần
thiết. Bởi việc gửi thư mời mất thời gian do
phải qua đường bưu điện, chưa kể đương sự
tìm cách kéo dài không chịu đến. Trong khi
việc này các bên hoàn toàn có thể tự thỏa
thuận xong rồi báo cho chấphành viên.“Một
số quy định về xác minh điều kiện THA luật
cũng chưa quy định theo hướng thuận lợi
cho người được THA. Trong khi thực tế hầu
hết người phải THA là người có lỗi và họ
thường bất hợp tác với cơ quan THA, đây là
điều kiện thuận lợi khiến quá trình THA bị
kéo dài hơnmongmuốn”- ôngHòa cho hay.
Sổ tay
Thông tin ““xã hội đen” đòi nợ trong 15-30 ngày, thành công đến
80%-90%, còn khởi kiện ra tòa và qua thi hành án (THA) thì kéo
dài đến 400 ngày, thành công chỉ 50%-60%” được VCCI công bố
tại một hội thảo mới đây, đúng là gây choáng váng cho dư luận.
Nếu nhìn vào con số tỉ lệ thành công “thần kỳ” đến 90% và thời
gian thu nợ tốc hành thì hiệu quả thu nợ từ việc thuê “xã hội đen”
xứng đáng “đè bẹp” các biện pháp thu nợ hợp pháp khác (trong
phạm vi cuộc khảo sát này). Nhưng vấn đề đáng bàn ở đây chính
là phương pháp được sử dụng để đòi nợ ở hai trường hợp này là
hoàn toàn đối nghịch. Một bên là hiệu quả từ việc thực thi pháp
luật của các lực lượng chức năng, còn một bên là hành xử mang
tính phi pháp của lực lượng bất hợp pháp.
Thực tế cho thấy mức độ đòi nợ thành công của “xã hội đen” tỉ
lệ thuận với biện pháp “mạnh” mà họ áp dụng. Nếu nhẹ nhàng thì
làm cho con nợ kinh doanh không yên ổn như liên tục điện thoại
gây sức ép, gửi thư đòi nợ đến cơ quan làm việc hay cử người đến
“cắm chốt” 24/24 ở nhà riêng. Mạnh tay hơn một xíu thì công ty,
nhà con nợ bỗng dưng bị ném sơn đỏ, chất bẩn, nhận vòng hoa
tang, quan tài… Nếu vẫn chưa “hiểu chuyện” thì đầu gấu được
tung ra để đe dọa người thân, đánh đập gây thương tích, thậm
chí là bắt cóc để ép con nợ trả tiền...
Và thực tế cũng cho hay đã xảy ra nhiều vụ “xã hội đen” bắt cóc,
đánh đập để đòi nợ bị truy tố, xét xử, kết án về tội cưỡng đoạt tài
sản, bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích… Rất tiếc
trong nhiều trường hợp thì chủ nợ thoát sự trừng phạt của pháp
luật, bởi lẽ họ chỉ yêu cầu thu hồi nợ, phủ nhận liên quan đến
phương thức đòi nợ bạo lực và hậu quả do “xã hội đen” gây ra. Còn
những hành vi gây rối càng khó bắt quả tang, tìm được chứng cứ
để xử lý bằng luật pháp. Vì vậy mà kiểu đòi nợ này vẫn tồn tại và
tỏ ra khá hữu hiệu.
Cũngphải thẳng thắnnhìnnhận rằngconđườngkhởi kiện ra tòa
và THA cònmất quá nhiều thời gian, thủ tục phức tạp, tỉ lệ thu hồi
nợ thành công còn thấp khiến nhiều người dân và doanh nghiệp
nản lòng. Và đó là một trong những nguyên do khiến họ tìm đến
những biện pháp bất hợp pháp để thu hồi tài sản. Nhưng vấn đề
cần ở đây là phải sửa đổi những quy định bất cập của pháp luật
hiện hành để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dân và doanh
nghiệp hiệu quả hơn. Không thể nào trongmột xã hội pháp quyền
lại sử dụngmột lực lượng bất hợp pháp bằng những biện pháp phi
pháp hoạt động và tồn tại như thế được.
Hy vọng rằng Luật sửa đổi Luật THA dân sự tới đây sẽ giải quyết
một cách căn cơ hơn yêu cầu từ thực tiễn đặt ra. Và tất nhiên việc
xây dựng niềm tin cho người dân và doanh nghiệp, việc xây dựng
một nhà nước pháp quyền, đó là nhiệmvụ trước hết và xuyên suốt
của những người thực thi luật pháp.
BÌNH MINH
Thuê“xãhội đen”đòi nợ - lợi bất cậphại
“KhókhăntrongTHAdânsựnói chungvàvớiDNnói riêng là
một câuchuyệndài, khôngthểgi i quyếtngay.Muốnquá
trìnhnàynhanhhơnthì quantrọng làcầnsựhợptác củacác
bênđươngsựvới tinhthầnthượngtônpháp luật.”
nguyênTổngC ctrưởngTổngc cTHAdânsự
NguyễnVănLuyện
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook