13
thứba
11 - 3 - 2014
Doi song xa hoi
DUYTÍNH
T
rong khi các bệnh
viện (BV) công luôn
trong tình trạng quá
tải trầm trọng thì BV tư công
suất giường bệnh không sử
dụng hết. Bên dư lãng phí,
bên thừa, ảnh hưởng đến chất
lượng điều trị cho bệnh nhân.
Chính vì vậy, ngày 10-3, Bộ
Y tế tổ chức hội nghị
Tăng
cường phối hợp giữa BV nhà
nước và BV tư nhân thực hiện
đề án giảm tải BV của Thủ
tướng Chính phủ
khu vực
các tỉnh phía Nam.
BV tư thiệt thòi!
PGS-TSLươngNgọcKhuê,
Cục trưởng Cục Quản lý
Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế,
cho biết hiện số giường và
nguồn lực khu vực tư nhân
còn thiếu, công suất sử dụng
chung 40%-60%, trong khi
công suất giường bệnh nhà
nước 90%-110%.
“Mặc dù có cơ sở hạ tầng,
trang bị kỹ thuật khá tốt nhưng
BV tư nhân không sử dụng
hết công suất giường bệnh là
do giá thành cao, nguồn nhân
lực không đồng đều và chưa
có thương hiệu” - PGS-TS-
BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám
đốc SởY tế TP.HCM, lý giải.
Theo đánh giá của Bộ
trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị
Kim Tiến, BV tư nhân có cơ
sở vật chất tốt, phương tiện
chẩn đoán đầy đủ, bác sĩ tận
tình, vui vẻ, trình độ quản lý
BV rất tốt. Nhưng họ có một
số thiệt thòi trong đào đạo,
chuyển giao kỹ thuật, giao
lưu quốc tế… “Bộ Y tế sẽ
tháo gỡ để làm sao BV công
và tư phối hợp theo quy chế
chuyên môn, tài chính mà
hai bên cùng có lợi nhưng
đặt quyền lợi bệnh nhân lên
trên hết, mục đích là giảm tải
và giúp BV tư nhân sử dụng
hết công suất giường bệnh”
- Bộ trưởng nói. Ngoài ra,
Bộ Y tế cũng khuyến khích
nhà đầu tư nước ngoài đầu
tư xây dựng các BV tư nhân
mới. Mục tiêu sắp tới là BV
tư nhân phải chiếm15%-20%
giường bệnh.
Cho bác sĩ công làm
tư trong giờ chính?
Tại hội nghị, hầu hết các
BV đều nêu khó khăn về
hành lang pháp lý và cơ chế
tài chính nếu phối hợp công
- tư trong giảm tải. Đại diện
một BV tư cho rằng khó khăn
nhất là bác sĩ BV công chỉ có
thể chuyển qua BV tư ngoài
giờ mà ngoài giờ thì ít bệnh
nhân. Chỉ có cách BV tư bỏ
1-2 khoa hợp tác với BVcông
và BV công xem đó là cơ sở
của mình thì bác sĩ mới có thể
dịch chuyển. Nhưng chắc gì
BV công chuyển bác sĩ giỏi
đúng yêu cầu và bác sĩ giờ giấc
không liên tục
nênkhótheodõi
sát bệnh nhân.
Về cơ cấu
tài chính, phí
BV tư bao giờ
cũng cao hơn
BV công nên
mứcchênhlệch
cao.Dovậy,nếu
kết hợp hai bên
phải tính toán
giá thỏa mãn được BV công
- tư và đảm bảo được giá hợp
lý, đáp ứng phần lớn bệnh
nhân. Đồng tình quan điểm
trên, ông Nguyễn Nam Liên,
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch
Tài chính - Bộ Y tế, cho rằng
trong BV công cũng có nhiều
đối tượng thì BV tư cũng cần
có nhiều mức giá chứ cứ tính
đầy đủ hết cũng không lôi kéo
được bệnh nhân.
Về vấn đề bác sĩ công có
được phép làm tư trong giờ
hành chính, Giám đốc Sở Y
tế TP.HCMNguyễnTấn Bỉnh
phản biện lại rằng cho đến
nay, cán bộ công chức trong
ngành y chưa được phép làm
bên ngoài trong giờ hành
chính. Nhiều
trườnghợpbác
sĩ trong giờ
công làmdịch
vụ vẫn bị Sở
Nội vụ “thổi
còi”. Do vậy,
bácsĩchỉđược
làmngoài giờ
trong hợp tác
công - tư, nếu
được phép từ
Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH
và Bộ Y tế thì sẽ tốt hơn.
Sẽ cho thí điểm
Theo bộ trưởng Bộ Y tế,
việc hợp tác giảm tải công -
tư hiện nay có ba khó khăn.
Thứ nhất, Luật Khám bệnh,
chữa bệnh và Luật Viên chức,
về nguyên tắc trong giờ hành
chính bác sĩ không thể ra
ngoài. Thứ hai, nhiều bệnh
nhân dù có tiền vẫn thích vào
BV công vì tâm lý và thương
hiệu. Thứ ba là cơ chế tự chủ
của BV công nên họ không
muốn chia sẻ (không chuyển
bệnh). Tuy nhiên, bộ trưởng
cho rằng không thể để cho
tình trạng nơi thì bệnh nhân
2-3 người/giường, nơi lại
trống không...
Theo đó, bộ trưởng gợi
ý BV công lập sẽ chuyển
ra cho tư nhân những bệnh
nhân giai đoạn hậu phẫu;
những chuyên khoa đang
quá tải đòi hỏi kỹ thuật cao,
bệnh nhân được BHYT thanh
toán - đồng chi trả (nguyên
tắc là theo nguyện vọng của
bệnh nhân); hoặc BV tư nhân
thành vệ tinh, BV công chỉ
đạo tuyến, BV tư nhân sẽ trả
công về tập huấn và thương
hiệu. “Để có hành lang pháp
lý tốt thì Bộ sẽ ban hành văn
bản thí điểmmô hình kết hợp
BV công và tư ở một số lĩnh
vực quá tải” - bộ trưởng Bộ
Y tế nói.
s
Nghịch lýgiường
bệnh công - tư
BộYtếsẽbanhànhvănbảnthí điểmmôhìnhkếthợpBVcôngvà tưởmột số
lĩnhvựcquá tải.
Hai vợ chồng anh Nguyễn Văn Hận, quê Sóc Trăng lên BV Ung bướu TP.HCM để điều
trị bệnh ung thư cho con gái là Nguyễn Cẩm Nghi. Do không có giường nằm nên hơn
một tháng nay Nghi phải nằm dưới sàn nhà để điều trị bệnh. (Ảnh chụp chiều 10-3)
Ảnh: H.VI
Hiện cả nước có 170 BV tư
nhân nhưng chỉ có 21% BV có
công suất giường bệnh đạt
60%-85%, gần 57% công suất
dưới 60%. Tỉ lệ giường bệnh
chung của khối BV tư nhân đạt
mức 4,2%. Tại TP.HCM hiện có
39 BV tư nhân và hơn 3.000
phòng khám đa khoa. Công
suất giường bệnh BV tư nhân
sử dụng hiện nay trung bình
chỉ khoảng 75%.
Tiêu điểm
BV Chợ Rẫy đã hợp đồng hỗ trợ chuyênmôn cho 14 BV
tư nhân, hợp đồng giảm tải với sáu BV, hợp đồng chuyên
môn gửi mẫu xét nghiệm cận lâm sàng với ba BV. Năm
2013, BV đã chuyển viện gần 11.000 trường hợp. Nhưng
trước khi chuyển bệnh nhân, BV sẽ khảo sát về mức độ
đảm bảo an toàn, mức viện phí, bệnh nhân có yêu cầu
và BV đó phải đảm bảo quyền lợi BHYT cho bệnh nhân.
Ngoài ra, bác sĩ BV Chợ Rẫy theo dõi bệnh nhân cẩn thận
và công khai, minh bạch tài chính kế toán. Định kỳ hai
bên họp rút kinh nghiệm.
Nhu cầu chuyển bệnh nhân ra các BV tư là có thật và
BV đã làm. Tuy nhiên, về cơ chế tài chính phải rõ ràng
và hành lang pháp lý phải như thế nào để có thể thực
hiện dễ dàng.
BS
PHẠMTHỊ NGỌC THẢO,
Phó Giám đốc BV Chợ Rẫy
VỤ SAI PHẠMTẠI TRUNGTÂMYTẾ HÒATHÀNH,
TÂY NINH
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc yêu cầukiểmtra, làmrõ
Ngày 10-3, nguồn tin từ Văn phòng Chính phủ cho
biết Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo chủ
tịch UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo kiểm tra làm rõ một
số thông tin sai phạm tại Trung tâmY tế (TTYT) huyện
Hòa Thành (tỉnh Tây Ninh) như cấp thuốc quá hạn cho
bệnh nhân, việc xử lý cá nhân liên quan… Đồng thời,
Phó Thủ tướng cũng đề nghị làm rõ việc giáng chức
người tố cáo tiêu cực. Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Tây
Ninh phải có biện pháp chấn chỉnh, xử lý các sai phạm
và báo cáo Thủ tướng trong tháng 3-2014.
Trước đó, tháng 6-2013, dược sĩ Võ Ngọc Trường
Sơn - Trưởng khoa Dược (TTYT huyện Hòa Thành)
và một số đồng nghiệp công tác tại TTYT Hòa Thành
đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị thanh
tra, xác minh hàng loạt sai phạm trong công tác đấu
thầu, mua, nhập và cấp phát thuốc cho bệnh nhân tại
TTYT huyện Hòa Thành.
Pháp Luật TP.HCM
ngày 7-12-2013 đã phản ánh
các sai phạm tại TTYT huyện Hòa Thành cụ thể là
cấp thuốc quá hạn cho bệnh nhân, nhập thuốc không
đúng số lượng… Ngoài ra, TTYT huyện Hòa Thành
còn khám sức khỏe cho bệnh nhân mà không cần người
đó đến khám tại bệnh viện, chỉ cần nộp hai tấm ảnh và
đóng tiền cho nữ y tá NB là được. Qua thanh tra, kiểm
tra, đoàn thanh tra Sở Y tế kết luận y tá NB “có thực
hiện một vài trường hợp là do quen biết”…
Về số thuốc hết hạn đã phát ra cho bệnh nhân, trao
đổi với PV, bà PhạmThị Hạnh, Giám đốc TTYT huyện
Hòa Thành, cho biết đã thu hồi toàn bộ số thuốc này.
bà nói: “Hiện thanh tra đang tiếp tục làm rõ nên tôi
chưa thể trả lời”.
Với một số sai phạm trên, cuối tháng 10-2013, lãnh
đạo SởY tế đã đề nghị kiểm điểm bà Hạnh và ông Trần
Minh Tuấn, Phó Giám đốc phụ trách điều trị, Chủ tịch
hội đồng thuốc; trưởng phòng Tài chính kế toán và một
số cán bộ của TTYT cũng bị xem xét trách nhiệm. Tiếp
đó UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo Sở Y tế làm rõ, xử lý
nghiêm. Tuy nhiên, đến nay trong khi các cá nhân liên
quan chỉ bị kiểm điểm trách nhiệm thì dược sĩ Sơn,
người tố cáo tiêu cực lại bị giáng chức từ trưởng phòng
xuống làm nhân viên khoa Dược.
NGUYỄN ĐỨC
Thực hiện BHYT toàn dân
theo hình thức bắt buộc
Đây là ý kiến của đa số đại biểu tại hội thảo “Đại biểu
dân cử với chính sách pháp luật về BHYT” doỦy banVề
các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã tổ chức ngày 10-3.
Theo các đại biểu, việc thực hiện BHYT toàn dân là
rất cần thiết, phù hợp với tình hình chung và cần quy
định là hình thức bắt buộc.
Theo thống kê, từ năm 2010 đến nay, số lượng người
tham gia BHYT ngày càng tăng, từ 60% lên khoảng
70% dân số. Tuy nhiên, khoảng 30% người dân chưa
tham gia BHYT là con số khá cao.
Lý giải về tình trạng trên, ông Đặng Đình Luyến,
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho
biết có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng quan trọng
nhất vẫn do người dân có thu nhập thấp, không có tiền
để mua BHYT. Do đó, Nhà nước cần tăng cường thêm
ngân sách để hỗ trợ người dân.
Ông Takeshi Kasai, Trưởng đại diện WHO tại Việt
Nam, cho rằng: Mọi quốc gia luôn mong muốn và
hướng tới thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người dân
được tốt nhất. Việc bao phủ y tế toàn dân thể hiện sự
quan tâm của Nhà nước đến người dân và tạo sự công
bằng trong xã hội. Để thực hiện được mục tiêu trên,
hình thức BHYT đóng vai trò rất quan trọng.
Còn theo Tổng Giám đốc WHO khu vực Tây Thái
Bình Dương Shin Young Soo, để đạt được mục tiêu
lâu dài, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân
thì BHYT cần thực hiện dưới hình thức tham gia bắt
buộc. Điều đó sẽ củng cố sự chia sẻ xã hội-người giàu
hỗ trợ người nghèo, người khỏe hỗ trợ người bệnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc
hội Trương Thị Mai; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị
Kim Tiến đã ghi nhận các ý kiến đóng góp, những
kinh nghiệm quốc tế tại hội thảo nhằm hoàn thiện dự
thảo Luật BHYT (sửa đổi), để trình Quốc hội thông
qua trong thời gian tới.
TN
Mặc dù có cơ sởhạ tầng,
trangbị kỹ thuật khá tốt
nhưngBV tưnhân không
sửdụnghết công suất
giườngbệnh là dogiá
thành cao, nguồnnhân lực
khôngđồngđều và chưa có
thươnghiệu.