062 - page 7

7
thứnăm
13 - 3 - 2014
Thẻcăncước:gom“rừng”
giấy tờ vềmộtmối
Thẻcăncướckhi rađời sẽ tíchhợpđược tất cả thôngtincủamỗi côngdânvàgiúpngười dângiaodịchthuậntiệnhơn.
THUHẰNG
“C
hứngminhnhân
dân(CMND),sổ
hộ khẩu, sổ hộ
tịch, giấy khai sinh…chưa kể
các loại thẻ của các cơ quan
mà công dân tham gia như
thẻ công chức, thẻ quân nhân,
thẻ đại biểu QH,... Sao mà
lắm thẻ, lắm giấy tờ, lắm số
thế!” - Chủ tịch QH Nguyễn
Sinh Hùng đã thốt lên như
thế tại phiên họp sáng 12-3
của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội (TVQH) cho ý kiến về
dự án Luật Căn cước công
dân. Theo ông Hùng, mỗi
công dân chỉ cần có một
số định danh, một dữ liệu
chung, một thẻ căn cước sử
dụng chung cho tất cả giao
dịch từ khi sinh ra cho đến
khi mất đi.
Thay thế cho hộ
khẩu, khai sinh,
CMND…
Theo tờ trình của Chính
phủ, căn cước công dân là
các thông tin cơ bản về đặc
điểm nhận dạng của công dân
để xác định chính xác một
người cụ thể và phân biệt
người này với người khác.
Còn CMND là thẻ căn cước
của công dân Việt Nam và là
giấy tờ tùy thân duy nhất có
giá trị chứng nhận căn cước
của người từ 15 tuổi trở lên,
do cơ quan có thẩm quyền
cấp từ cơ sở dữ liệu căn cước
côngdânđể sửdụng tronggiao
dịch, đi lại trên lãnh thổ Việt
Nam. Trên CMND có thông
tin nơi thường trú của công
dân và do đó về lâu dài, có
thể nghiên cứu tiến tới dùng
CMND thay cho sổ hộ khẩu.
Thứ trưởngBộCông anBùi
Văn Nam cho hay: “CMND
có 12 số chính là chìa khóa
giúp khai thác các thông tin
về công dân trong cơ sở dữ
liệu căn cước công dân cũng
như cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư mà không phải yêu
cầu công dân xuất trình nhiều
giấy tờ không cần thiết”.
Hầu hết ý kiến tại phiên
thảo luận của Ủy ban TVQH
đều đồng tình về sự cần thiết
phải ban hành Luật Căn cước
công dân. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều ý kiến băn khoăn về
tên gọi của giấy chứng nhận
căn cước công dân là CMND
hay là thẻ căn cước,... Theo
Chủ nhiệmHội đồng Dân tộc
K’Sor Phước, nên sử dụng
tên gọi là giấy CMND như
bấy lâu nay. Bởi lẽ nếu thay
CMND bằng thẻ căn cước
thì sẽ thay đổi hàng loạt các
văn bản khác làm đảo lộn đến
các hoạt động của người dân.
“Hiện nay nhiều giao dịch của
người dân đều dùng CMND
như ngân hàng toàn sử dụng
CMND... Nếu đổi thành thẻ
căn cước thì liệu từ nay đến
1-7-2015 (ngày dự kiến luật
có hiệu lực) có thay đổi kịp
không?” - ông Phước đặt
vấn đề.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho
rằng nên thay CMND bằng
thẻ căn cước cho thống nhất.
Thống nhất với các ý kiến
này, Chủ tịch QH Nguyễn
Sinh Hùng cho rằng một
công dân từ khi sinh ra phải
có thẻ căn cước với một số
định danh đi liền với cơ sở
dữ liệu quốc gia. Đến năm
15 tuổi, cũng số định danh ấy
nhưng đổi lại thẻ căn cước để
bổ sung thêm dữ liệu thông
Nha nuoc-Cong dan
Tinh thần làm luật phải đảm
bảophục vụdân chứ không
phải làm luật để quản lý
theo kiểu“bắt nhầmhơnbỏ
sót”là khôngđược!
Về thời hạn sử dụng, dự luật quy định là 10 năm kể từ
ngày cấp, đối với người từ 15 đến dưới 25 tuổi; 15 năm
đối với người từ đủ 25 đến dưới 55 tuổi. Người từ đủ 55
tuổi trở lên thì không xác định thời hạn. Về thủ tục cấp,
đổi, cấp lại, dự thảo luật quy định công dân chỉ cần kê
khai vào tờ khai cấp không cần xác nhận của công an xã,
phường, thị trấn do các thông tin về công dân đã được
lưu trữ trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
tin về nhận dạng, vân tay…
“Như vậy, mỗi công dân từ
khi sinh ra chỉ cầnmột số định
danh thôi, một thẻ căn cước
và một cơ sở dữ liệu sử dụng
chung cho tất cả giao dịch từ
khi sinh ra cho đến khi chết.
Trên thẻ chỉ cần tên, ảnh, số
định danh và có thể thay thế
cả hộ khẩu, giấy khai sinh,
CMND…” - ông Hùng nói.
Đừng làm luật theo
kiểu “bắt nhầm hơn
bỏ sót”
Một điểm đáng chú ý khác
là dự thảo luật này không hạn
chếngườilàm
thủ tục cấp
CMND,kểcả
ngườiđangbị
tạm giữ, tạm
giam; đang
chấp hành án
phạt tù; đang
chấp hành quyết định đưa vào
trường giáo dưỡng... Người
đang mắc bệnh tâm thần hoặc
một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức, khả năng
điều khiển hành vi của mình
vẫn được làm thủ tục để xin
cấp. Quy định này nhằm bảo
đảm quyền được cấp CMND
của công dân để phục vụ giao
dịch, đi lại.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh
Hùng cho rằngmột con người
từ khi đẻ ra đã là công dân
rồi và họ có quyền con người,
quyền công dân để được
hưởng cái này, cái kia. Vì
vậy làm luật nào cũng phải
đảm bảo các quyền ấy. “Tinh
thần làm luật phải đảm bảo
phục vụ chứ không phải làm
luật để quản lý công dân theo
kiểu “bắt nhầm hơn bỏ sót”
là không được!” - Chủ tịch
QH lưu ý.
Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc
Sơn đề nghị Chính phủ xem
xét sửa đổi tờ trình theo hướng
thể hiện rõ các quan điểmphù
hợp hội nhập,
hiện đại hóa
giấy tờ, đảm
bảoquyềncông
dân… Đồng
thời phải làm
đồng bộ cùng
vớicácluậtliên
quan như Luật Hộ tịch, Luật
Cư trú… và thống nhất dùng
thẻ căn cước công dân thay
cho CMND. Trong quá trình
thay đổi này, CMND hiện tại
vẫn có giá trị đến khi hết hạn
và sau đó thay đổi thành thẻ
căn cước.Aimuốn đổi CMND
thành thẻ căn cước thì đổi. Vì
vậy không có gì ảnh hưởng
nên QH không cần có nghị
quyết về việc này.
s
(PL)- Gần đây thông tin trên một tờ báo cho hay
có đến 50% cán bộ ở Khu nhà ở công vụ Hoàng Cầu
(Hà Nội) đã về nghỉ hưu nhưng không trả lại nhà
cho Nhà nước. Chiều 12-3, trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Trịnh Hồng Quân, Trưởng ban Quản
lý nhà ở công vụ (Cục Quản lý nhà và thị trường
BĐS, Bộ Xây dựng), cho biết: “Hiện việc quản lý
nhà ở công vụ thực hiện theo mô hình mới. Cụ thể,
giao cho doanh nghiệp (DN) quản lý, vận hành loại
nhà này. DN phải tự hạch toán nên họ giải quyết
vấn đề thấu đáo hơn. Mô hình mới này sẽ đảm bảo
việc sử dụng và thu hồi nhà có hiệu quả”. Theo ông
Quân, Khu nhà ở công vụ Hoàng Cầu, Bộ Xây dựng
đã nhận bàn giao quản lý. Sau đó, Bộ đã lựa chọn
một DN để giao việc quản lý, vận hành khu nhà ở
công vụ này.
Ông Quân cho hay trước đây có cái khó là nhiều
trường hợp cán bộ đã về hưu nhưng không trả lại
nhà công vụ. “Việc thu hồi khi đó có cái khó là thực
hiện theo cách “đóng cửa bảo nhau”. Ví dụ, cấp
dưới, bảo cấp trên ra khỏi nhà là rất khó”. Ông Quân
nói và cho biết nhằm giải quyết tình trạng này Bộ
Xây dựng vừa ban hành Thông tư 01/2014, theo đó
kể từ ngày 6-3, việc quản lý, sử dụng, trả lại nhà ở
công vụ phải theo hướng dẫn này. Khi người được
thuê nhà ở công vụ nghỉ hưu thì đương nhiên những
người này phải trả lại nhà. Nếu người thuê nhà ở
quá thời gian thì sẽ có thông báo thu hồi. Nếu họ
vẫn tiếp tục không trả lại nhà thì bị cưỡng chế để
thu hồi nhà ở công vụ đó.
“Còn trường hợp những người có nhiều công lao
với cách mạng, khi trả nhà để họ nghỉ hưu. Nếu họ
vẫn có nhu cầu thì theo dự thảo thông tư hướng dẫn
về nhà ở xã hội, họ được tạo điều kiện để thuê hoặc
mua nhà ở xã hội” - ông Quân thông tin.
HOÀNG VÂN
Vềhưumàkhôngtrả lại nhàcôngvụsẽbị
cưỡngchế
Thẻ căn cước sẽ thay thế CMND, giấy khai sinh, hổ khẩu... Trong ảnh: Làm thủ tục
cấp CMND tại TP.HCM. Ảnh: HTD
Côngchứngviênliênđớitráchnhiệm
về nội dung bản dịch
(PL)- Chiều 12-3, Ủy ban TVQH tiếp tục cho ý kiến về một
số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Công
chứng (sửa đổi) và Luật Hải quan sửa đổi.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho hay Ủy ban
TVQH đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật Công chứng quy định:
Công chứng viên được công chứng bản dịch giấy tờ; đồng thời
liên đới chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch. Theo ông Lý,
điều này nhằm bảo đảm chất lượng của hoạt động công chứng,
dịch thuật, phù hợp với năng lực và điều kiện thực tế của các tổ
chức này, đồng thời bảo đảm tốt hơn cho người dân trong việc
lựa chọn và tiếp cận dịch vụ chứng nhận bản dịch.
Đồng tình với ý kiến trên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng
Cường cho rằng theo thông lệ của các nước, người dân khi đi
chứng nhận bản dịch họ chỉ biết về “anh công chứng viên”, còn
giữa công chứng viên với người dịch là giao dịch dân sự, công
chứng viên phải đảm bảo nội dung bản dịch. Phó Chủ tịch Quốc
hội Uông Chu Lưu cũng đồng ý cần phải có quy định về trách
nhiệm của công chứng viên với nội dung bản dịch.
THÀNH VĂN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook