062 - page 8

8
thứ NĂM
13 - 3 - 2014
Họ đã nói
P
hap luat
HOÀNGYẾN
T
òa Dân sự TAND Tối cao
cho biết trong năm qua, có
một số vụ án đã được giải
quyết xong, bản án đã có hiệu lực
nhưng có tòa lại thụ lý, giải quyết
lại thành một vụ án mới, vi phạm
tố tụng nghiêm trọng.
Giám đốc thẩm chứ
không thụ lý vụ án mới
Theo Tòa Dân sự, đó thường là
các vụ tòa đã giải quyết, công nhận
quyền sở hữu và quyền sử dụng nhà
đất của nguyên đơn, buộc bị đơn giao
lại nhà đất. Bản án, quyết định của
tòa đã có hiệu lực pháp luật, do bị
đơn không tự nguyện thi hành nên
cơ quan thi hành án (THA) tổ chức
cưỡng chế, giao nhà cho nguyên
đơn. Lúc này, có người thứ ba không
phải là đương sự trong vụ án khiếu
nại tranh chấp, không đồng ý với
bản án, cho rằng nhà đất đó là của
mình. Lẽ ra trong trường hợp này,
nếu đề nghị của người thứ ba có
cơ sở thì giải quyết lại vụ án theo
thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
chứ không được thụ lý thành một
vụ án khác để giải quyết
.
Giấy viết tay tặng chonhà
đất là ý chí cuối cùng của
người có tài sản, cầnphải
được các tòa chấpnhận.
Hai kiến nghị của
Tòa Dân sự
TòaDân sự kiếnnghị Hội đồngThẩm
phán TAND Tối cao có hướng dẫn để
áp dụng thống nhất trong các trường
hợp còn nhiều tranh cãi sau:
Thứ nhất, khi giải quyết các vụ tranh
chấp hợp đồng dân sự, đặc biệt mua
bán nhà, chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, có tòa tuyên bố hợp đồng
vô hiệu và giải quyết luôn hậu quả hợp
đồng vô hiệu này nhưng cũng có tòa
không giải quyết hậu quả mà tách ra
giải quyết vụ án khác khi đương sự có
yêu cầu. Cạnh đó, nhiều trường hợp
người quản lý nhà đất có công quản
lý, gìn giữ, tu bổ, phát triển tài sản, có
tòa lại không xem xét giải quyết vì bị
đơn không yêu cầu.
Thứ hai, cần có sự thống nhất trong
việc xác định tư cách thamgia tố tụng
và quyền, nghĩa vụ của các thành viên
hộ gia đình trong vụ án dân sự.
Mới đây,TòaDânsựTANDTối caođãcóbáocáonêunhiều
vấnđềcầnrút kinhnghiệmchungtoànngànhtrongviệc
giải quyết tranhchấpnhàđất, đòi lại tài sản…
Ánxửxong,
người thứba
xuất hiện
Chẳng hạn năm 2010, trong một
vụ ly hôn, TAND một tỉnh xử phúc
thẩm đã quyết định cho ông T. được
sở hữu hai căn nhà và phải trả lại
cho bà M. 30 lượng vàng. Do ông T.
không tự nguyện THA nên cơ quan
THAđã cưỡng chế, kê biên nhà. Sau
đó, các con ông T. tranh chấp nhà đất
này, cho đó là của mình và có xuất
trình tài liệu, chứng cứ. Thay vì kiến
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm vụ ly
hôn của ông T., TAND huyện lại thụ
lý, giải quyết thành một vụ án khác.
Một dạng khác là tranh chấp đòi
nợ, sau đó bên thua kiện bị kê biên
nhà đất để đảm bảo THA thì nhà đất
kê biên bị tranh chấp.
Chẳng hạn ông A cho
ông B vay 500 triệu
đồng trong thời hạnmột
năm. Hết thời hạn, ông
B không có tiền trả nên
ôngAkhởi kiện ra tòa
đòi lãi và gốc. Tòa xử buộc ông B trả
nợ. Ông B không chịu THA nên cơ
quan THA đã kê biên nhà đất. Lúc
này, ông C đột ngột xuất hiện, tranh
chấp nhà đất bị kê biên. Tòa lại thụ
lý tranh chấp của ông C thành một
vụ án khác vì cho rằng nhà đất này
chưa được giải quyết tại bản án đòi
nợ nói trên. Theo Tòa Dân sự, đây là
một quan điểm không đúng.
Bảo hộ quyền sở hữu,
quyền sử dụng
Mới đây, TAND Tối cao đã hủy
bản án phúc thẩm về việc đình chỉ
giải quyết vụ đòi lại tài sản thừa kế
của bà Q., giao hồ sơ về cho cấp sơ
thẩm thụ lý, giải quyết lại theo thủ
tục chung.
Theo một bản án, chồng bà Q.
được chia 1/3 diện tích đất vườn, bà
N. và ông M. sử dụng phần đất còn
lại. Sau khi bản án này có hiệu lực,
chồng bà Q. chưa nhận đất. Đến năm
1995, ông nàymất. Do
thời hạn yêu cầu THA
đã hết nên bà Q. khởi
kiện yêu cầu tòa buộc
bàN. và ôngM. trả đất.
Tòa sơ thẩm thụ lý, giải
quyết theo đúng thẩm
quyền nhưng tòa phúc thẩm lại hủy
án sơ thẩm và đình chỉ vụ án với lý
do thời hiệu yêu cầu THA đã hết.
Theo Tòa Dân sự, quan điểm cấp
phúc thẩm trong vụ án này là sai. Cụ
thể Điều 30 Luật THA dân sự quy
định: “Trong thời hạn nămnăm, kể từ
ngày bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật, người được THA, người
phải THAcó quyền yêu cầu cơ quan
THAdân sự có thẩm quyền ra quyết
định THA...”. Như vậy, hết thời hiệu
THA thì đương sự không còn quyền
THAnữa. Tuy nhiên,
quyền sở hữu
và quyền sử dụng tài sản được công
nhận trong bản án, quyết định có
hiệu lực vẫn được pháp luật bảo hộ
.
Điều 246 BLDS quy định quyền sở
hữu có thể được xác lập căn cứ vào
bản án, quyết định của tòa án hoặc
quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khác. Do đó, khi hết thời
hiệu yêu cầu THA thì đương sự vẫn
có quyền khởi kiện đòi người đang
quản lý tài sản, chiếm hữu tài sản
trả lại cho mình. Tòa phải thụ lý và
giải quyết theo đúng thủ tục chung.
Cạnh đó, Tòa Dân sự cũng lưu ý
giấy viết tay tặng cho nhà đất là ý
chí cuối cùng của người có tài sản,
cần phải được các tòa chấp nhận
.
Bởi đã có trường hợp tòa cho rằng
giấy tặng cho không hợp pháp về
hình thức; người được tặng chưa sang
tên, đăng ký; giấy tặng cho không
phải là di chúc nên không chấp nhận
việc tặng cho. Đây là cách giải quyết
không chính xác, không phù hợp với
ý chí của người có tài sản.
Ngày 12-3, Bộ Tư pháp đã chủ trì cuộc họp liên ngành bàn về việc
thành lập hội đồng phối hợp đào tạo nguồn thẩm phán, kiểm sát viên,
luật sư.
“Hiện nay, VKSND Tối cao đã thành lập Trường ĐH Kiểm sát,
TAND Tối cao cũng dự kiến thành lập Học viện Tòa án, Liên đoàn
Luật sư Việt Nam thành lập Trường Đào tạo luật sư. Như vậy, Học
viện Tư pháp không còn là đầu mối thống nhất trong việc đào tạo các
chức danh tư pháp. Nếu có nhiều cơ sở đào tạo mà không có sự phối
hợp, hỗ trợ lẫn nhau thì chất lượng “đầu ra” sẽ rất khác nhau, chưa kể
nguồn lực bị phân tán thì cơ sở nào cũng sẽ yếu đi” - ông Nguyễn Thái
Phúc (Giám đốc Học viện Tư pháp) nêu lý do của việc cần thiết phải
thành lập một hội đồng phối hợp.
Ông Phúc cũng cho biết thêm trong quyết định phê duyệt Đề án “Xây
dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư
pháp”, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tiếp tục bảo đảm chỉ tiêu đào
tạo nguồn bổ nhiệm chức danh thẩm phán 500 người/năm, kiểm sát viên
300 người/năm và triển khai thí điểm đào tạo chung nguồn bổ nhiệm
ba chức danh tư pháp với chỉ tiêu 100 người/năm. Thủ tướng cũng đề
nghị TANDTối cao, VKSNDTối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam chỉ
đạo các đơn vị chức năng thuộc sự quản lý của mình phối hợp với Bộ
Tư pháp trong công tác đào tạo các chức danh tư pháp, nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chiến lược cải
cách tư pháp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay công tác phối hợp trong đào
tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư giữa Bộ Tư pháp, TAND Tối cao,
VKSND Tối cao và Liên đoàn Luật sư Việt Nam còn nhiều bất cập.
Theo ông Phúc, cơ chế tuyển sinh đào tạo các chức danh tư pháp không
ổn định, không thống nhất theo thời gian và đối tượng đào tạo. Kế hoạch
tuyển sinh đào tạo các chức danh tư pháp này luôn bị thay đổi và thường
là chậm rất nhiều về thời gian theo kế hoạch. “Có giai đoạn, việc tuyển
sinh học viên thẩm phán bị gián đoạn, thời gian gửi danh sách học viên
thường không cố định. Ngành kiểm sát nhiều năm nay không gửi danh
sách học viên. Năm2013, VKSNDTối cao hai lần gửi văn bản sang Học
viện Tư pháp đề nghị khi thì 300 học viên, khi thì 70 học viên nhưng trên
thực tế đều không gửi học viên sang” - ông Phúc nói.
Cũng theo ông Phúc, hiện chưa có cơ chế biệt phái, điều động thẩm
phán, kiểm sát viên tham gia giảng dạy tại Học viện Tư pháp. Cạnh đó,
việc khai thác hồ sơ là những vụ án đã xét xử tại các tòa án, VKS dùng làm
tài liệu giảng dạy, học tập còn gặp khó khăn. Đặc biệt, học viên về thực
tập tại các tòa án, VKS chưa thật hiệu quả do có nhiều hoạt động tố tụng,
học viên chỉ được quan sát mà không được thực hành…
ĐỨC MINH
Sẽlậphộiđồngphốihợpđàotạo
nguồnchứcdanhtưpháp
Việcphối hợpđàotạothẩmphán, kiểmsát viên, luật sưgiữaBộTưpháp,TANDTối cao,VKSNDTối cao
vàLiênđoànLuật sưđangcònnhiềubất cập.
Xin phụ quán ăn để trộm
tài sản
(PL)- Ngày 12-3, TAND quận 2 (TP.HCM)
đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoài Hận bảy
năm tù về hai tội trộm cắp tài sản và lợi dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Do trước đó, Hận
đã bị TAND tỉnh Tây Ninh phạt 15 tháng tù
về tội trộm cắp nhưng chưa được xóa án tích
nên tòa tổng hợp hình phạt chung bị cáo phải
chịu là tám năm ba tháng tù.
Theo cáo trạng, ngày 13-7-2011, Hận đến
quán cơm chị Vương Thị Ngọc Nhanh ở quận 2
xin phụ quán. Năm ngày sau, thấy vợ chồng chị
Nhanh để tiền trong cốp xe, Hận chờ đến tối lén
lấy chìa khóa mở cốp lấy được 86 triệu đồng.
Chờ lúc không có ai, Hận bỏ trốn về Bến Tre.
Thời gian sau, Hận lại lên TP.HCM xin làm
phục vụ tại quán ăn ở quận Gò Vấp. Trong khi
dọn bàn ghế, thấy chìa khóa xe Air Blade của
một chị làm chung, Hận lấy xe chạy trốn bán
lấy tiền tiêu xài.
Năm 2013, Hận bị Công an tỉnh Tây Ninh
bắt giữ về tội trộm cắp và bị tòa án tuyên phạt
một năm ba tháng tù. Từ năm 2011 đến khi bị
bắt, Hận đã thực hiện trót lọt bảy vụ trộm cắp
với tổng giá trị gần 200 triệu đồng.
NGUYỄN HIỀN
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook