072 - page 6

6
Pháp Luật TP.HCM
Chủ nhật 23-3-2014
Quoc te
HOÀNGDUY
H
ãng tin RIA Novosti (Nga) đưa tin
ngày 21-3, Tổng thống Nga Putin
thông báo ông đã ký sắc lệnh thành
lập một khu vực mới ở Crimea với
Simferopol là thủ phủ. Nga cũng đã
chỉ định ông Oleg Belaventsev làm đại diện toàn
quyền của tổng thống Nga ở khu vực mới này.
Như vậy Liên bang Nga hiện có chín khu vực
liên bang bao gồm các vùng miền Trung, miền
Nam, Tây Bắc, Viễn đông, Siberia, Ural, Volga,
Bắc Caucasus và Crimea.
Sau khi Duma quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng
liên bang (Thượng viện) nhất trí, Tổng thống Putin
đã ban bố luật phê chuẩn hiệp định sáp nhập nước
Cộng hòa Crimea và Sevastopol vào Liên bang Nga
và luật lập hiến về tiến trình sáp nhập hai chủ thể
Crimea và Sevastopol vào Liên bang Nga.
Tại bán đảo Crimea ngày 21-3, cờ Nga đã được
kéo lên ở 72 căn cứ của quân đội Ukraine.
Trong khi đó, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu
Âu đã chuẩn bị đưa phái đoàn quan sát viên đến
Ukraine trong thời hạn sáu tháng. Trong thời gian
đầu, phái đoàn gồm 100 quan sát viên dân sự sẽ đóng
ở Kiev. Kế tiếp, 400 quan sát viên sẽ đến tăng cường
và triển khai ở chín thành phố, trong đó có Donetsk
ở khu vực miền Đông nói tiếng Nga.
Ngày 22-3, Bộ Ngoại giao Nga ra thông cáo nêu
Nga hy vọng các quan sát viên quốc tế đến Ukraine
làm việc công tâm để giải quyết khủng hoảng nội bộ
của Ukraine, loại trừ chủ nghĩa dân tộc băng đảng,
các xu hướng cực đoan, tôn trọng các quyền của
người dân ở các vùng của Ukraine.
Ngày 21-3, Công báo của Liên minh châu Âu (EU)
đã đăng danh sách 12 cá nhân bị trừng phạt mới của
EU gồm 10 cá nhân Nga và hai cá nhân Crimea.
10 cá nhân Nga gồm Phó Thủ tướng Dmitry
Rogozin, hai cố vấn tổng thống Sergey Glazyev
và Vladislav Surkov, Chủ tịch Hội đồng liên bang
Valentina Matviyenko, Chủ tịch Duma quốc gia
Sergei Naryshkin, ông Dimitry Kiselyov - Tổng
Giám đốc Thông tấn xã Rossiya Segodnya, nghị sĩ
Elena Mizulina, hai phó tư lệnh hạm đội biển Đen
Alexander Nosatov và Valery Kulikov, tướng Igor
Ngày 21-3,Tổng
thốngPutin ký luật
phê chuẩnhiệpđịnh
sápnhậpCrimea
với sự cómặt của bà
Chủ tịchHội đồng
liênbangValentina
Matviyenko và Chủ
tịchDuma quốc gia
Sergei Naryshkin.
Ảnh: AP
Putinphêchuẩnluậtvề
sápnhậpCrimea
EUngănNga gia nhậpCơquan
Năng lượngnguyên tửquốc tế.
Turchenyuk - tư lệnh lực lượng Nga tại Crimea.
Hai cá nhân Crimea gồm hai lãnh đạo Ủy ban
Bầu cử của Crimea Mikhail Malyshev và Valery
Medvedev.
Thủ tướngAnh David Cameron thông báo hội nghị
cấp cao EU ở Brussels (Bỉ) đã quyết định ngưng xem
xét cho Nga gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian
thông báo Pháp đã ngừng hầu hết các hoạt động hợp
tác quân sự với Nga, đặc biệt là các chuyến thăm
trao đổi và diễn tập chung giữa hai nước. Cuộc tập
trận chung giữa Mỹ, Anh, Pháp và Nga dự kiến vào
tháng 4 cũng bị hủy.
Năm 2010, Nga đã nhất trí giảm giá bán khí đốt
cho Ukraine để kéo dài thời gian hạm đội biển Đen
hoạt động tại Crimea. Tuy nhiên, chắc chắn Ukraine
sẽ không còn được Nga ưu đãi giá nữa.
Báo
Kommersant
(Nga) ngày 21-3 ghi nhận sắp
tới Ukraine phải mua khí đốt của Nga với giá đến
480 USD cho 1.000 m
3
, giá bán khí đốt cao nhất
châu Âu.
Người phát ngôn tổng thống Nga đã tuyên bố
hạm đội biển Đen hiện thời đang đồn trú tại nước
Cộng hòa Crimea là một chủ thể trong Liên bang
Nga chứ không phải trên lãnh thổ Ukraine. Như vậy
hợp đồng giữa Nga và Ukraine (hết hạn vào năm
2017) xem như không còn giá trị.
Hiện thời Nga vẫn chưa chính thức khẳng định
cắt đứt hợp đồng trên với Ukraine. Trong khi đó
Ukraine đang đàm phán với châu Âu để tìm nguồn
cung cấp khí đốt từ Slovakia. Nước này bảo đảm
cung cấp 50% nhu cầu khí đốt của Ukraine với
nguồn nhập khẩu từ Ba Lan và Hungary.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã thông báo
Ukraine đang nợ Nga đến 16 tỉ USD.
Hãng tin AFP đưa tin rạng sáng 22-3, CHDCND
Triều Tiên đã bắn 30 tên lửa tầm ngắn ngoài khơi
vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên. Theo Bộ
Quốc phòng Hàn Quốc, vụ bắn tên lửa của Bình
Nhưỡng diễn ra từ 4 giờ đến 6 giờ sáng và chia
làm ba đợt. Loại tên lửa bắn thử là tên lửa Frog do
Liên Xô sản xuất trong những năm 1960 với tầm
bắn khoảng 60 km.
BộQuốc phòng
Hàn Quốc cho
biết BìnhNhưỡng
không hề đưa ra
cảnh báo hàng
hải nào trước khi
bắn tên lửa. Đây
là lần bắn thử tên
lửa thứ hai trong
vòng một tuần và lần thứ sáu trong hơn một tháng
qua của CHDCND Triều Tiên
(ảnh)
. Hôm 16-3,
Bình Nhưỡng đã bắn thử 25 tên lửa tầm ngắn tại
vùng biển phía đông.
Ngoài bắn thử tên lửa, CHDCND Triều Tiên
cũng hăm dọa sẽ biểu dương sức mạnh về hạt nhân.
CHDCND Triều Tiên đã ba lần thử hạt nhân vào
các năm 2006, 2009 và 2013, tuy nhiên lần này Bộ
Quốc phòng Hàn Quốc ghi nhận không có dấu hiệu
cho thấy Bình Nhưỡng sẽ thử hạt nhân lần thứ tư.
Động thái bắn thử tên lửa của CHDCND Triều
Tiên diễn ra một ngày sau khi Nhật và Hàn Quốc
thông báo lãnh đạo hai nước sẽ tổ chức hội nghị cấp
cao với Tổng thống Obama nhằm hàn gắn quan hệ
rạn nứt giữa Seoul và Tokyo.
Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn nguồn từ văn
phòng tổng thống Hàn Quốc cho biết hội nghị cấp
cao ba bên sẽ diễn ra vào tuần tới tại The Hague (Hà
Lan) bên lề hội nghị cấp cao về an ninh hạt nhân.
Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật
Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-
hye. Cải thiện quan hệ giữa hai đồng minh Nhật và
Hàn Quốc đang là mối quan tâm lớn của Mỹ.
Trong khi đó Yonhap đưa tin Mỹ và Hàn Quốc sẽ
tiến hành cuộc tập trận tác chiến thủy-lục phối hợp
lớn chưa từng có từ trước đến nay. Cuộc tập trận
thường niên mang tên
Rồng sinh đôi 14
sẽ diễn ra từ
ngày 27-3 đến 7-4 ở bờ biển đông nam Hàn Quốc.
Người phát ngôn quân đội Mỹ cho biết có 7.500
lính thủy đánh bộ và 2.000 thủy thủ tham gia tập
trận. Về phía Hàn Quốc có 4.500 binh sĩ tham gia.
Liên quan đến chuyến bay MH370 của Malaysia mất tích,
báo
News Strait Times
(Malaysia) ngày 22-3 đưa tin vệ tinh
Trung Quốc đã chụp được hình ảnh một vật thể mới trôi ở
hành lang phía nam Ấn Độ Dương. Vật thể dài 22,5 m, rộng
13 m. Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia Hoàng Huệ Khang
cho hay Trung Quốc sẽ cử tàu ra khu vực này để tìm kiếm.
Báo
Telegraph
(Anh) ngày 21-3 đã công bố một đoạn băng
đối thoại giữa phi công máy bay MH370 và trạm không lưu.
Cuộc đối thoại dài 54 phút, từ 0 giờ 25 tới 1 giờ 19 phút
rạng sáng 8-3. Các nhà phân tích nhận định cuộc đối thoại
có hai điểm bất thường:
- 1 giờ 7 phút rạng sáng 8-3, phi công nói máy bay đang
CHDCND
TriềuTiênbắn30
tênlửatầmngắn
Mỹ vàHànQuốc sắp tập trận tác chiến
thủy-lục.
DUY KHANG -TNL
MÁY BAYMALAYSIAMẤTTÍCH
Nghi vấn54phút liênlạccuối cùng
bay ở độ cao 10.500 m trong khi sáu phút trước phi công đã
báo rồi. Đây là thời điểm hệ thống thông báo và điều khiển
liên lạc tự động (ACARS) gửi thông tin cuối cùng trước khi
bị tắt khoảng 30 phút sau đó.
- Thời điểm máy bay mất liên lạc và chuyển hướng sang
phía tây diễn ra vào lúc chuyển giao giữa trạm không lưu
Kuala Lumpur và vùng thông báo bay TP.HCM.
Ông Stephen Buzdygan, nguyên phi công Anh, ghi nhận
nếu muốn cướp máy bay thì đây là thời điểm thích hợp nhất
bởi lúc chuyển giao là thời điểm duy nhất trong chuyến bay
trạm không lưu không thể theo dõi.
Phát biểu tại cuộc họp báo chiều 22-3, Bộ trưởng Quốc
phòng và Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein
khẳng định đoạn băng trên không có gì bất thường và chưa
được công bố rộng rãi vì phải qua khâu phân tích. Ông thông
báo chưa có thông tin về hai vật thể ở nam Ấn Độ Dương.
Trong điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck
Hagel hôm 21-3, ông Hussein đã đề nghị Mỹ sử dụng công
nghệ giám sát dưới biển hỗ trợ tìm kiếm. Lầu Năm Góc đang
xem xét sử dụng thiết bị dò tìm tàu ngầm để hỗ trợ Malaysia.
Liên quan đến thông tin máy bay MH370 mất tích có chở
pin lithium là chất dễ cháy dùng trong máy tính xách tay
và điện thoại di động, hãng hàng không Malaysia Airlines
tuyên bố chất này là hàng không nguy hiểm.
DUYKHANG
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook