072 - page 8

8
Pháp Luật TP.HCM
Chủ nhật 23-3-2014
Vanhoa-giai tri
Hoạt động VHNT
QUỲNHTRANG
N
ếu ai tiếp xúc với Tuyết Loan sẽ khó
nghĩ mình đang trò chuyện với một
người đã ngoài 60 tuổi bởi giọng rặt
Sài Gòn và sự vui vẻ luôn hiện diện
trên khuôn mặt của Tuyết Loan. Đặc
biệt khi nói về âm nhạc thì ánh mắt Tuyết Loan
luôn lấp lánh say mê.
Thời“khônghát là chết đói”
Mê hát từ ngày bé ở trong trường, mỗi lần được
thầy cô kêu lên hát, cô bé Tuyết Loan ngày đó luôn
sẵn sàng lên bục ca. Hát nghêu ngao mọi nơi để đến
ngày 14 tuổi, Tuyết Loan chính thức bỏ học đi hát
mặc gia đình cấmcản, mặc người cha nghiêmkhắc đã
đem hết quần áo của chị đi đốt. Tuyết Loan vẫn hát.
14 tuổi đi hát tự nuôi sống bản thân. 17 tuổi lập
gia đình rồi sinh con đầu lòng. 20 tuổi một tay nách
hai con khi chồng bỏ, mẹ ruột thì qua đời. Và từ 20
tuổi cho đến ngoài 30 tuổi là những năm tháng khốn
khó vì một mình Tuyết Loan nuôi cha đi cải tạo, hai
đứa con và sáu người em trong nhà. Đó là quãng
thời gian không bao giờ Tuyết Loan dám nghỉ hát
và cô hát bất cứ nhạc gì miễn có tiền nuôi gia đình.
Ít ai nghĩ Tuyết Loan của những năm 1970 từng
hát nhạc soul, pop… ở các câu lạc bộ Mỹ thì những
năm 1980-1990 lại hát đủ thể loại nhạc, từ nhạc cách
mạng đến nhạc thời kỳ đổi mới… Chị hát mọi nơi,
từ các đoàn ca múa nhạc nhà nước đến các đoàn
hát chui rày đây mai đó. Đó là
những năm nhạc ngoại chưa
được phép lưu hành trở lại. Cho
đến năm 1988-1989, nhạc ngoại
và những ca khúc sáng tác trước
1975 mới được phép lưu hành qua
chuỗi băng đĩa nhạc của Sài Gòn Audio, Vafaco.
Một trong những ca khúc đầu tiên đánh dấu sự trở
lại của Tuyết Loan là ca khúc pop
Woman in love
trong một băng nhạc của Vafaco.
Nhưng để trở lại được với những ca khúc nhạc
ngoại yêu thích sau gần 15 năm không hát, Tuyết
Loan mỗi ngày đã phải dành dụm tiền thuê thầy về
dạy kèm thêm tiếng Anh tại nhà.
Với nhiều ca sĩ đi hát vì nổi
tiếng, vì yêu thích, còn với
Tuyết Loan, ngoài đam
mê thì hát là đểmưu sinh.
Ảnh: PHẠMTHẾDANH
Vào 17 giờ ngày 24-3, trong khuôn khổ Hội sách TP.HCM
2014, ca sĩ Tuyết Loan sẽ giao lưu và ký tặng album
Thuở
ấy có… jazz
tại gian hàng của Công ty Sách Phương Nam
ở Công viên Lê Văn Tám (TP.HCM).
Thuởấycó…jazz
Thuở ấy có… jazz
gồm tám ca khúc, là những
bản nhạc tiền chiến, nhạc trữ tình lãng mạn nổi
tiếng của các nhạc sĩ Văn Phụng, Đoàn Chuẩn, Lam
Phương, Ngọc Bích, Thông Đạt, Huỳnh Anh, Lê
Hựu Hà được hòa âm hoàn toàn theo phong cách
jazz và được Tuyết Loan thể hiện theo cách hát rất
riêng biệt của mình. Tuyết Loan biến những bài
hát vốn đã quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt
trở thành những bản nhạc lạ lẫm khi cô pha trộn
giữa loại jazz đặc Mỹ với kiểu hát phòng trà những
năm1960 cùng lối ngẫu hứng đầy dấu ấn cá nhân.
Albumđược hai nhạc sĩ kỳ cựu về jazz củaTP.HCM
là Vũ Trọng Hiếu và Phạm Kiên Hoài thực hiện.
ỞViệt Namnghề hát
nếugọi là nghề chân
chínhđủ ăn làmừng
rồi, làmgiàu chắc khó lắm!
- ca sĩ Tuyết Loan.
TuyếtLoanxứngdanh
“nữhoàngnhạc jazz”
Thuởấy có... jazz
vừa ramắt là albumjazzViệt đầu tiên của ca sĩTuyết Loan - người đã nuôi
dưỡngngọn lửa jazz cháy liên tục suốt 50nămqua bất chấpmọi thăng trầm.
“Nữhoàngnhạc jazz”…khôngngai
May mắn để người ta biết đến cái tên Tuyết Loan
cũng từ các tụ điểm ca nhạc. sau năm 1990, các
tụ điểm ca nhạc, vũ trường trên địa bàn TP.HCM
được phép mở lại, Tuyết Loan tập trung về hát tại
các nơi này. Và năm 1993, một nhóm sản xuất từ
Singapore sang TP.HCM để xem hát ở một quán
bar Sài Gòn, giọng ca Tuyết Loan đã làm họ chú
ý với những ca khúc pop. Họ ngạc nhiên bởi đó là
thời mà nhắc đến TP.HCM người ta vẫn còn ám ảnh
bởi chiến tranh, khái niệm nhạc ngoại dường như
còn khá xa lạ và thủ đô nhạc pop của Đông Nam
Á thời đó nằm ở Manila (Philippines), thế nhưng
giữa Sài Gòn lại có Tuyết Loan, một người Việt hát
nhạc Mỹ theo kiểu Mỹ.
Sau đó nhóm sản xuất này đã có một bài viết về
Tuyết Loan trên báo Singapore và so sánh giọng
ca của Tuyết Loan là hàng đầu Đông Nam Á. Họ
tiếp tục mời chị sang Singapore thu âm đĩa nhạc
TuyetLoan - Jazz lady of Vietnam
 gồm 10 ca khúc
nổi tiếng của các tác giả Duke Ellington, George
Gershwin... Đây cũng là đĩa nhạc đầu tiên trong sự
nghiệp ca hát của Tuyết Loan. Từ album đó nhiều
phóng viên của một số báo nước ngoài đến TP.HCM
cũng tìm gặp Tuyết Loan để viết bài về một hiện
tượng âm nhạc đặc biệt của Việt Nam. Báo chí
trong nước thường gọi chị là “nữ hoàng nhạc jazz”.
Hỏi chị cảm thấy thế nào với danh xưng “nữ
hoàng nhạc jazz”, chị trả lời ngay rằng “nữ hoàng
hay công chúa là tự người ta yêu mến trao tặng. Nữ
hoàng tôi không có ngai, không có gì để giành giật.
Thật sự tôi không quan tâm lắm!”.
Nghề hát với Tuyết Loan là niềm yêu thích, là cuộc
mưu sinh và chị luôn đủ tỉnh táo để biết mình đứng
ở vị trí nào trên sân khấu vốn muôn màu. Vì thế suốt
50 năm ca hát, lượng album của Tuyết Loan chưa
hết đầu một bàn tay. Bởi chị xác định mình không
phải là người nổi tiếng đủ để album phát hành bán
được vèo vèo. “Tên tuổi tôi cứ tà tà trôi trên dòng
đời như cành lục bình nên phát hành album không
phải bán ào ào. Gần đây tôi mới làm album vì quả
thực cuộc sống đã không còn chỉ mưu sinh, con
cái tôi cho tiền để tôi làm album cho vui và bạn bè
vui. Tôi hài lòng như vậy!” - Tuyết Loan chia sẻ.
80 năm cầm cọ của
Phạm Cung
Sáng 22-3 tại cà phê Luật
(305/11 Nguyễn Trọng Tuyển,
phường 10, quận Phú Nhuận,
TP.HCM), họa sĩ Phạm Cung
đã khai mạc triển lãm mang
tên
Tám mươi cầm cọ vui đùa
.
Triển lãm lần này gồm 10 bức sơn dầu
do họa sĩ Phạm Cung vẽ từ năm 2011 đến
nay. 10 bức tranh đều chủ đề về phụ nữ,
trong đó đáng chú ý là bức
Chiều cuối tuần
dành tưởng nhớ cố nhạc sĩ Trúc Phương.
Họa sĩ Phạm Cung năm nay đã 82 tuổi,
ông cho biết đây có thể là triển lãm cuối
cùng của ông ở TP.HCM bởi ông sắp lên
đường sang Úc định cư cùng gia đình.
Q.TRANG
Ngô Liêm Khoan
ra mắt tập thơ
Nhà thơ Ngô LiêmKhoan vừa
trở lại TP.HCM sau những ngày
“ở ẩn” tại Bình Định để ra mắt
tập thơ
Những tấm ván trên cầu
Hiền Lương
(NXB Trẻ).
Những tấm ván trên cầu Hiền
Lương
gồm 36 bài thơ chia thành ba phần:
Tầm biển, Là chúng ta
Suy tôn Tất Đạt
Đa
. Ngô Liêm Khoan in 3.400 bản. Nhà
thơ chia sẻ: 3.400 bản in tượng trưng cho
ngày giải phóng 30-4. Cầu Hiền Lương
chia đôi đất nước vào năm 1954 và có 450
tấm ván cầu ở bờ Bắc và 444 tấm ở bờ
Nam. Do vậy hai bìa gấp có độ rộng 4,50
cm và 4,44 cm.
Q.TRANG
Thơ tình với Sài Gòn
Thơ tình với Sài Gòn
(NXB
Thanh Niên, quý I-2014) là tập
thơ thứ tư của Ngô Thị Hạnh.
Nhà thơ sinh quán ở Hưng Yên,
lớn lên ở Tây Ninh, lại có một
ám ảnh thường trực về Sài Gòn.
Không chỉ ám ảnh về đáy chữ mà còn ám
ảnh về tâm cảm:
“Thời gian chẳng là gì/
Khi phố nồng nàn như buổi sáng ắp yêu
thương...” (Buổi sáng Sài Gòn)
. Tình yêu
trong thơ Ngô Thị Hạnh giống bản thân
tác giả: dịu dàng, đằm thắm, say tựa như
rượu vang nhẹ... Ngoài là một nhà thơ,
hiện Ngô Thị Hạnh còn là nhà biên kịch,
làm sách, làm phim, đã từng xuất bản
nhiều tập truyện với bút danh khác: Mai
Tú Anh, Hạnh Ngộ.
N.KA
Chinh phục đỉnh cao
chung kết
Khánh Linh
(ảnh)
, NgọcAnh,
Kasim Hoàng Vũ và Nathan Lee
là bốn gương mặt lọt vào đêm
thi cuối cùng của chương trình
Popstar to Operastar - Chinh
phục đỉnh cao
. Đêm thi cũng
là dịp để khán giả thưởng thức
những tác phẩm kinh điển:
Dòng sông
xanh, Flower Duet - Bài ca hoa 
(trích từ vở
opera
Lakme
),
La Ci Darem la Mano - Hãy
đưa tay cho anh…
Và cả những ca khúc
nhạc nhẹ được hát theo phong cách thính
phòng:
Họa mi hót trong mưa
,
Tell him
Chương trình diễn ra vào 21 giờ ngày
23-3 tại Hãng phim Giải phóng (TP.HCM)
và được truyền hình trực tiếp trên kênh
VTV3.
NGUYÊN TRANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook