072 - page 7

7
Pháp Luật TP.HCM
Chủ nhật 23-3-2014
Hoso- tulieu
HOÀI THƯƠNG - THỤYĐIỂN
C
ó hai xu hướng đang dẫn dắt các cuộc
tranh luận về tình hình tại bán đảo
Crimea sau cuộc trưng cần dân ý. Một
là các phong trào ly khai nếu không
được giới hạn, không phản ánh quan
điểm, nguyện vọng của đa số người dân sẽ khó
bảo toàn lãnh thổ, đồng thời gây ra những cuộc
khủng hoảng trong hệ thống luật quốc tế. Hai là
các trường hợp tiền lệ dùng luật của các cường
quốc trong quá khứ như đã làm sức mạnh của luật
pháp quốc tế xói mòn. Vì thế Crimea hiện nay là
thế giới của sức mạnh.
Crimea“tựquyết”theo luật pháphay
tiền lệ pháp?
Cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea vào ngày 16-3
đã đặt ra câu hỏi về tính hợp hiến của hành động
này. Nga cho rằng bản thân chính quyền lâm thời
Kiev là bất hợp pháp bởi hành động thiếu tôn trọng
quyền lực của ông Yanukovych khi còn tại vị và
điều này cho thấy Crimea nên có quyền quyết định
vận mệnh cho bán đảo này.
Tuy nhiên, dù hành động của chính quyền có bị
nghi vấn thì cũng không có quyền nào trong luật
pháp quốc tế cho phép Nga can thiệp vào Ukraine
hoặc Crimea tự ý ly khai. Chính quyền Obama và hầu
hết các nước châu Âu biện giải cuộc trưng cầu dân
ý đã vi phạm cả hiến pháp Ukraine và luật quốc tế.
Hiến pháp Ukraine quy định rõ bất cứ thay đổi
về mặt chủ quyền lãnh thổ quốc gia đều phải được
thông qua bởi một cuộc trưng cầu dân ý của toàn
bộ người dân Ukraine. Quy định này cũng phù hợp
với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về
tôn trọng tính toàn vẹn lãnh thổ.
Đồng thời không công nhận quyền lợi của phong
trào ly khai bởi một nhóm hay một khu vực của
quốc gia, trừ khi nhóm hoặc khu vực đó bị khước
từ quyền “tự quyết” (quyền lợi mưu cầu sự phát
triển riêng về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa)
bởi chính phủ trung ương hoặc trở thành đối tượng
chịu sự vi phạm nghiêm trọng về quyền con người
của chính quyền trung ương. Những nguyên nhân
có khả năng phát triển thành nhu cầu đòi ly khai
trong luật quốc tế đã không tìm thấy trong cuộc bỏ
phiếu ở Crimea với hầu hết người tham gia là người
Crimea gốc Nga.
Những tranh cãi về tính hợp pháp trong trường
hợp của Crimea cho thấy sự bối rối trong luật quốc
tế. Liệu luật pháp quốc tế có nên rõ ràng trong câu
hỏi rằng “tự quyết” bao gồm ly khai hay không?
Vì hành động này không được công nhận là đúng
đắn nhưng đồng thời cũng không bị cáo buộc là vi
phạm. Tuần trước, Nga phủ quyết một nghị quyết
của Hội đồng Bảo an tuyên bố cuộc trưng cầu dân
ý Crimea không hợp lệ.
Mỹ và các chính phủ khác có thể tìm kiếm một
nghị quyết của Đại hội đồng LHQ lên án cuộc trưng
cầu nhưng điều này sẽ không có hiệu lực ràng buộc.
Đại hội đồng cũng có thể yêu cầu Tòa án Công lý
Quốc tế đưa ra một “ý kiến ​​tư vấn” rằng trưng cầu
dân ý là bất hợp pháp. Sau khi Kosovo tuyên bố độc
Crimeatrongthếcờcủa
cácnước lớn
Xét theogóc độ tiền lệ pháp, việc Crimea“tựquyết”cũng tương tựKosovođã làmđối với Serbia
năm2008 vàNga chỉ đanghọc theo cáchMỹ và các nước châuÂuđã từng làmmà thôi.
Mỹ không thể làmngơ
khi bất kỳ khu vực nào
trên thế giới diễn ra bất
ổn chính trị cũngnhưngăn
không chomột quốc gia bành
trướng và đe dọa tới vị trí của
Mỹ hiệnnay.
lập khỏi Serbia vào năm 2008, đại hội đồng theo
yêu cầu của Serbia cho ý kiến ​tư vấn liên quan đến
tuyên bố độc lập của Kosovo. Trong trường hợp đó,
Tòa án Công lý Quốc tế đã kết luận rằng tuyên bố
của Kosovo không phải là bất hợp pháp.
Tuy nhiên, tình hình bán đảo Crimea là khác
nhau đáng kể từ Kosovo và tòa án quốc tế có thể
đạt được một kết luận khác nhau, đặc biệt là nếu
các câu hỏi đã được đóng khung khác nhau. Nếu
Crimea thật sự ly khai và gia nhập Nga, điều này sẽ
khuyến khích các hành động tương tự ở Đông Âu
và những nơi khác. Ví như trường hợp Kosovo, cho
dù Mỹ và các chính phủ châu Âu nhấn mạnh rằng
đây là trường hợp cá biệt thì hệ quả là NamOssestia
và Abkhazia đã đòi ly khai khỏi Georgia và được
Nga công nhận vào năm 2008. Hay như trường hợp
Transdnistria ly khai khỏi Moldova vào 2006. Như
những lo ngại của Mỹ trước Kosovo, Nga cũng nên
lo ngại những trường hợp tương tự,
ví như Chechnya.
Lý giải từ cán cânquyền lực
Rõ ràng việc Nga đồng ý sáp nhập
Crimea đã vấp phải sự phản đối mạnh
mẽ từ Mỹ và EU. Nguyên nhân chủ
yếu là những suy đoán xoay quanh
tương quan quyền lực tại lục địa
Á-Âu nếu chẳng may khu vực hậu Xô viết được
tái lập. Dù đây là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng
truyền thống nhưng EU sẽ khó có thể ngăn cản Nga
lan rộng nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ.
Bên cạnh đó, với vai trò “cảnh sát quốc tế”, Mỹ
không thể làm ngơ khi bất kỳ khu vực nào trên thế
giới diễn ra bất ổn chính trị cũng như ngăn không
cho một quốc gia bành trướng và đe dọa tới vị trí của
Mỹ hiện nay. Điều này sẽ càng trở nên “nhạy cảm”
hơn khi liên quan đến Nga - một đối thủ đã từng
cạnh tranh ngồi vào vị trí “bá chủ thế giới” với Mỹ.
Trong ván bài này, Mỹ và EU đã cố gắng tranh
thủ sức mạnh quốc tế khi cáo buộc hành động xin
sáp nhập của Crimea là bất hợp pháp, cùng việc Nga
đang có tham vọng mở rộng lãnh thổ. Chống lại
những cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế của các
chính phủ phương Tây, Nga cũng nhắc lại trường
hợp của Kosovo, vốn được Mỹ và các nước châu
Âu khác ủng hộ cũng đã được tòa án quốc tế công
nhận vào năm 2010.
Trong mọi trường hợp, thậm chí còn mới và danh
sách cấm vận của Mỹ chỉ là một tín hiệu. Quan trọng
hơn bây giờ là những thay đổi chiến lược sâu sắc
hơn nên dòng chảy từ sự hiểu biết mới của chúng
ta về Nga. Chúng ta cần hình dung lại NATO, để
di chuyển lực lượng của mình từ Đức đến biên giới
phía đông của liên minh. Hành động của Nga được
các giới chiến lược phương Tây xem như một hồi
chuông cảnh báo cho hệ thống quân sự và phòng
thủ tại châu Âu. Đặc biệt là Liên minh quân sự Bắc
Đại Tây Dương (NATO).
Trong tuần qua, Tổng Thư ký Anders Fogh
Rasmussen phát biểu tại Viện Nghiên cứu Brookings
(Mỹ) rằng: “Nga và EU đang sống trong hai thế giới
khác nhau chứ không phải chỉ là những vấn đề xảy
ra trong những ngày vừa qua […]. Và đây là cuộc
khủng hoảng nghiêm trọng nhất với châu Âu sau
khi chiến tranh lạnh kết thúc”.
Phương Tây chỉ ra Crimea vốn đã được tự trị dưới
sự cho phép của Ukraine - giống như nhiều vùng
của Nga nhưng Nga đã thẳng tay đàn áp những hành
động độc lập ở Chechnya và Ingushetia. Mặt khác,
trường hợp của Kosovo được mở ra bởi tổ chức hòa
bình LHQ - tám năm sau khi hành động thanh lọc
sắc tộc của Serbia diễn ra. Trong trường hợp của
Crimea, chỉ thấy sự hiện diện của quân đội Nga ở
Crimea mà không hề có bằng chứng nào chứng minh
chính phủ Ukraine chống lại người Nga ở Crimea.
Cho dù có hợp pháp hay không, Nga sẽ thấy rằng
vấn đề Crimea khó được chấp nhận rộng rãi như
trường hợp Kosovo (106 quốc gia công nhận) mà
giống với trường hợp cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ
ở Bắc Cyprus hơn - khi chỉ được công nhận bởi một
quốc gia, không ai khác ngoài Thổ Nhĩ Kỳ. Tương
lai liệu Kosovo và Crimea có là tiền lệ để hàng trăm
cộng đồng dân tộc thiểu số trên thế giới dựa vào và
đẩy biên giới quốc gia trở nên hỗn độn.
Hơn nữa, tham vọng của Nga không dừng lại ở
Crimea mà còn ở việc mở đường cho Kremlin lấy
lại lãnh thổ trong không gian Xô Viết. Và kịch bản
này đã từng diễn ra ở Georgia vào năm 2008 khi
quân đội Nga hỗ trợ cho hai cộng đồng ly khai Nam
Ossestia và Abkhazia.
Tuy nhiên, so với dân số 4,5 triệu người ở Georgia
và 46 triệu người ở Ukraine, rõ ràng Putin đang nỗ
lực giữ cho cộng đồng nói tiếng Nga ở gần biên
giới hết mức có thể nhằm tăng cường ảnh hưởng
của Moscow lên khu vực.
Trong khi Nga ủng hộ và tiến hành chuẩn bị các
thủ tục pháp lý để diễn ra quá trình tiếp nhận thì
công luận Mỹ và EU chủ trương mạnh tay trừng
phạt Moscow đề phòng kịch bản ly khai khác từ
một số nước trong khối không gian hậu Xô Viết ở
Đông Âu ngả vào vòng tay.
Trên căn bản sự trừng phạt này có thể tạo ra
một số tác động nào đó nhưng nó sẽ không thay
đổi được kết quả. Đơn giản vì đây là lựa chọn giữa
những nền văn minh. Người dân Crimea đã quay
về với những gì họ cảm thấy thuộc về, thể hiện bản
sắc và giá trị nội tại nền văn hóa. Biến số kế tiếp sẽ
là lựa chọn từ Kiev.
Về kinh tế, nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài,
khả năng vỡ nợ của Ukraine là rất cao. Từ năm2012,
nền kinh tế nước này đã chìm sâu trong suy thoái.
Theo ước tính của bộ trưởng BộTài chính Nga, nước
này sẽ cần 35 tỉ USD để trang trải các khoản nợ và
duy trì nền kinh tế trong vòng hai năm tới. Cuộc đảo
chính nổ ra cũng đồng nghĩa với việc Ukraine đánh
mất khoản viện trợ mà Nga đã cam kết nhưng bù
lại ngày 5-3 vừa qua, EU đã thông báo sẽ cung cấp
gói viện trợ 15 tỉ USD cho Ukraine thông qua các
khoản cho vay và trợ cấp.
THÙY ANH
Vềvới mẹ...
... hoặc
người khác
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook