087 - page 11

11
thứhai
7 - 4 - 2014
Kinh te
Trầy trật thi hành án
Luật sư Nguyễn Thanh Long (Văn phòng luật sư Phạm
và Liên danh) cho biết sau khi thắng kiện, Công ty Secom
Việt Nam đã phải tiếp tục đi theo hướng thi hành án.
Ngặt nỗi, cơ quan thi hành án có thể cưỡng chế về tài
chính nên bên thua kiện đã phải trả 100 triệu đồng theo
án tuyên nhưng cơ quan thi hành án không thể đổi tên
DN. DN thắng kiện phải trải qua rất nhiều thủ tục, rất mất
thời gian. Xóa tên, đổi tên thì đâu có khó khăn gì mà DN
không đổi được, sao không thi hành? Bên thắng kiện đã
phải dùng “chiêu” cho rằng bên thua kiện chây ỳ không
thi hành án để đòi chuyển qua xử lý hình sự thì bên vi
phạm mới “nhúc nhích”.
Đòi tên doanh nghiệp:
Thắngkiệncũngchua!
Với hàng loạt rắc rối trongthủtụcxử lý, doanhnghiệpbị xâmphạmtênthương
hiệumuốnđòi lại côngbằngcũngkhôngphải làchuyệnđơngiản.
bản kết luận là văn bản
kết luận việc sử dụng tên
DN vi phạm quyền sở hữu
công nghiệp” hoặc “quyết
định xử phạt vi phạm hành
chính, trong đó có áp dụng
biện pháp khắc phục hậu
quả là buộc đổi tên DN vi
phạm” do “cơ quan xử lý
vi phạm” ban hành.
Như vậy bản án của tòa
án không phải “văn bản kết
luận”. Do đó Sở KH&ĐTTP
cho rằng “tài liệu mà Công ty
Secom gửi cho Sở có bản án
phúc thẩm và quyết định thi
hành án thì vụ việc đã được
giải quyết bằng biện pháp dân
sự”, “đề nghị liên hệ Cục Thi
hành án dân sự TP.HCM để
được giải quyết”.
Có văn bản cũng...
chua
Liệu khi có “văn bản kết
luận” thì cơ quan ĐKKD có
thể giải quyết được không?
Điều này thật sự cũng không
dễ dàng chút nào.
Theo quy trình của Điều 17
Nghị định 43/2010 thì sau khi
QUỲNHNHƯ
N
hiều doanh nghiệp
(DN) bị DN khác
xâmphạmtên thương
mại đã kiện ra tòa đòi DN vi
phạm đổi tên. Thế nhưng có
DN thắng kiện gần một năm
rưỡi mà tên DN vi phạm vẫn
chưa bị đổi.
Vất vả kiện đòi
Thông thường các DN
khi bị DN khác vi phạm tên
thương mại của mình thì hay
tìm ngay đến cơ quan cấp
phép đăng ký kinh doanh
(ĐKKD) để phản ánh, những
mong cơ quan này cấp được
phép thì rút được phép đối
với DN vi phạm. Thế nhưng
cơ quan ĐKKD không xử
lý được loại vi phạm này.
Bởi lẽ theo Luật DN, DN có
quyền tự chọn tên và chịu
trách nhiệm về tên DN của
mình, không được vi phạm
về sở hữu trí tuệ. DN phải
tự kiểm tra tên dự định đặt
có bị trùng với tên DN đã
có hay không.
Muốn cơ quan ĐKKD
xử lý, DN bị vi phạm cũng
có thể gửi văn bản yêu cầu.
Tuy nhiên, theo Điều 17 của
Nghị định 43/2010, DN phải
gửi kèm theo bản sao “văn
bản kết luận của cơ quan có
thẩm quyền về việc sử dụng
tên DN là vi phạm quyền sở
hữu công nghiệp”.
Để có “văn bản kết luận”
nói trên, nhiều DN đã kiện ra
tòa. Công ty TNHH Secom
Việt Nam (quận 1, TP.HCM)
đã kiệnCông tyTNHHSecom
(quận 11, TP.HCM) vì tên
DN gây nhầm lẫn. Hơn hai
năm kiện, qua cấp sơ thẩm
rồi phúc thẩm, đến tháng
1-2013, Secom Việt Nam
cũng thắng kiện. Bản án tòa
tuyên buộc Công ty Secom
phải chấm dứt sử dụng tên
DN hiện có.
Không chấp nhận
bản án
Thế nhưng khi Công ty
Secom Việt Nam gửi hồ sơ
kèm bản án thắng kiện cho
Sở KH&ĐT TP.HCM thì sở
này không giải quyết được!
Sở viện dẫn Công văn
3315/BKHĐT-ĐKKD ngày
26-5-2011 của Bộ KH&ĐT.
Tr ong đó cho r ằng Bộ
KH&CN có thẩm quyền
hướng dẫn về “văn bản kết
luận”. Mà Bộ KH&CN có
Thông tư 37/2011, trong đó
Điều 17 hướng dẫn “văn
nhận hồ sơ 10 ngày, cơ quan
ĐKKD ra thông báo yêu cầu
DN vi phạm làm thủ tục đổi
tên trong vòng hai tháng.
Sau hai tháng mà DN vi
phạm không chịu đổi thì
sao? Trong một hội thảo
liên quan đến cấp phép kinh
doanh, Phòng Đăng ký kinh
doanh (Sở KH&ĐTTP) từng
cho biết DN không chịu
đổi thì “Sở cũng bó tay!”.
Nhiều DN cứ thắc mắc, bảo
rằng DN vi phạm không tự
đổi thì Sở rút phép đi! Thế
nhưng Điều 165 Luật DN
có quy định chỉ tám trường
hợp mà cơ quan ĐKKD có
quyền thu hồi giấy chứng
nhận ĐKKD của DN, như là
khai hồ sơ giả mạo, không
báo cáo, kinh doanh ngành
nghề bị cấm... Trường hợp
Sở gửi văn bản yêu cầu DN
đổi tên mà DN lờ đi thì Sở
không có quyền rút giấy
phép. Nhiều DN biết rõ
việc này nên càng cố tình
không thực hiện. Theo quy
trình, “Sau thời hạn trên
nếu DN không đổi tên, cơ
quan ĐKKD thông báo cho
cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để xử lý theo quy
định về sở hữu trí tuệ”.
“Quả bóng” lại bị đẩy
đi! Theo Điều 17 Thông tư
37/2011 của Bộ KH&CN,
khi DN không tự tiến hành
thủ tục đổi tên thì cơ quan
ĐKKD thông báo cho cơ
quan có thẩm quyền xử lý,
ra quyết định xử phạt. Trong
quyết định có ghi phải đổi
tên mà DN vẫn không chịu
đổi thì cơ quan ĐKKD “đưa
thông tin việc xử phạt DN
vi phạm quy định về sở hữu
công nghiệp trên cổng
thông tin đăng ký DN
quốc gia”.
Rõ ràng việc đưa
thông tin lên cổng
thông tin quốc gia
mang tính “bêu” tên
nhiều hơn chứ cũng
không giải quyết được
vấn đề chấm dứt dùng tên
vi phạm!
Nên chăng sửa đổi Luật
DN theo hướng cho phép
cơ quan ĐKKD thực hiện
rút phép đối với DN không
thực hiện các quyết định,
văn bản, yêu cầu của cơ
quan liên quan, thay vì để
cơ quan quản lý thì lúng
túng, DN thì vất vả tìm cách
giải quyết tranh chấp như
hiện nay.
s
Xuất khẩu gạo gặp khó
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Lương thực
Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu giao dịch trong
quý I ổn định trong hai tháng đầu năm, loại gạo 5%
tấm ở mức 405-410 USD/tấn nhưng sau đó lại giảm
dần đến cuối tháng 3 còn 390 USD/tấn.
Ông PhạmVăn Bảy, Phó Chủ tịch VFA, cho biết thị
trường xuất khẩu ba tháng đầu năm đã sụt giảm mạnh,
nhất là những thị trường chính. Cụ thể như Trung Quốc
giảm trên 20%, châu Phi sút giảm mạnh đến gần 63%,
còn châu Mỹ giảm trên 51% so với cùng kỳ 2013. May
mắn là thị trường Philippines trong thời gian qua lại
tăng 554% do có hợp đồng tập trung từ cuối năm 2013
chuyển sang.
Tuy nhiên, theo ông Bảy, Việt Nam sẽ khó ký được
hợp đồng xuất gạo vào thị trường truyền thống vì bị
cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ Thái Lan.
Philippines sẽ đấu thầu mua 800.000 tấn gạo 15%
vào ngày 15-4-2014 và muốn trúng thầu Việt Nam
giành giật khó khăn với Thái Lan. Thái Lan đang có
vẻ ở tay trên với điều kiện giá hấp dẫn, cùng với tồn
kho gạo mới của tư nhân và chính phủ, dễ dàng cung
cấp đủ con số 800.000 tấn nhưng Việt Nam cũng có cơ
hội chia phần. Thách thức duy nhất đối với Việt Nam
có thể đến từ thị trường nguyên liệu trong nước giá
cao và rất nhạy cảm với tin tức hiện nay. Điều đang
được lo lắng là áp lực giá thấp của Thái và chào hàng
của Việt Nam nhằm bảo đảm việc bán ra sẽ kéo giá
thị trường xuống nhanh, trong khi Philippines là người
mua trong thị trường của người mua, là người hưởng
lợi trong trường hợp này. Ngoài ra, ở thị trường truyền
thống khác là Malaysia, Thái Lan cũng đã bán được
200.000 tấn gạo với giá rẻ, trong khi Việt Nam từ đầu
năm đến nay vẫn chưa bán được hạt nào.
Theo ông Bảy, Việt Nam đang kẹt giữa áp lực giữ thị
trường truyền thống để bán ra và áp lực giá cao trong
nước. Để đạt được mục tiêu trúng thầu Philippines, các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu rủi ro nhiều vì phải
chào giá thấp.
QUANG HUY
Nên chăng sửa đổi Luật DN theo
hướng chophép cơquanĐKKD
thực hiện rút phépđối với DNvi
phạmthay vì để cơquanquản lý
thì lúng túngnhưhiệnnay.
Từ
những
điềurấtnhỏ
Những ngày gần đây, các hãng lữ hành liên tục công
bố số lượt khách đăng ký tour đi Nhật Bản tăngmạnh.
Có hãng lữ hành công bố lượt khách đăng ký tour này
tăng 40% so với nămngoái. Rồi có công ty cũng khẳng
định hàng chục đoàn khách đã được công ty này lên
lịch đưa đi Nhật Bản.
Lý do kháchđổ xômuốnđi Nhật Bản, mọi thứ rất đơn
giản, du khách đến chỉ là để ngắm hoa anh đào nở.
Thế nhưng điều đơn giản ởNhật lại khiến nhiều doanh
nghiệp trong nước phải “thèm thuồng”.
Năm2014,nhiềuhãnglữhànhvẫnphảingồi“nóinhỏ”
an ủi nhau năm nay sẽ đỡ hơn năm 2013. Dù vậy, đến
thời điểmnày khách quốc tế đến vẫn lẹt đẹt mà khách
nội địa cũng chưa thấy khấm khá hơn. Sản phẩm du
lịch trong nước thì luôn trong tình trạng thiếu “chất”,
dịch vụ thì bát nháo!
Biết bao hội thảo về du lịch và các hãng lữ hành đều
phải thốt lên rằng tiềm năng du lịch của chúng ta quá
tốt, vấn đề là làmnhư thế nào, phát triển dịch vụ ra sao
để phục vụ nhu cầu của du khách.
Chúng tôi đã từng gặp rất nhiều du khách, khi hỏi
họ về Việt Nam, ai cũng nói thích nhất là Sài Gòn. Lý do
họ thích Sài Gòn cũng rất đơn giản vì Sài Gòn có những
gánh hàng rong, có những món ăn rất lạ… Thậm chí
người du khách này còn khẳng định họ thích Sài Gòn
hơn Bangkok.
“Lặn lội sang Campuchia, sang Thái Lan, Malaysia,
quay đi quay lại, thấy những địa danh mình tới không
thể bằng Việt Nam. Thế nhưng không hiểu sao đi vẫn
thấy thích vì họ làm dịch vụ quá tốt, quá hài lòng du
khách. Còn ở Việt Nam, biển thì trong xanh, đẹp lắm
nhưng ra tới nơi thì bị chặt chém, mất hứng đi chơi
luôn!” - chị H., một người mê du lịch, nói.
Có lẽ với ngànhdu lịch trong thời điểmkhó khănhiện
nay, câu chuyệndịch vụ làđiều cần cải cáchmạnhnhất
lúc này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần biết nắm bắt,
khai thác những thứ nhỏ nhặt nhất mang đậm chất
Việt để tạo cảm hứng cho du khách.
MAI PHƯƠNG
Sổ tay
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook