087 - page 4

4
thứhai
7 - 4 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
Người dân xã Tân Hà, huyện Tân Châu (Tây Ninh) đang
kêu cứu đến các cơ quan chức năng nhà máy chế biến tinh
bột mì của Công ty TNHH Sản xuất thương mại - Dịch vụ
vận tải - Xuất nhập khẩu Hữu Đức đóng trên địa bàn này
đã bức tử suối Đục, làm chết thủy sản, môi trường ô nhiễm.
Tuy nhiên, việc kêu cứu rơi vào vô vọng…
Chúng tôi lên phía đầu nguồn thấy nước không hề hôi thối.
Khi quay lại ngang nhà máy, mùi hôi, tanh nồng nặc. Bên
hông nhà máy có một cống xả nước ra con mương và chảy
trực tiếp vào suối Đục.
Một người dân trong ấp nói: “Sáng sớm đi ngang qua suối
nghe mùi hôi lộng óc, nhức đầu”.
Đoạn suối cách đó không xa có màu đen thui, hôi thối
nồng nặc, sủi bọt lềnh bềnh. Anh Đoàn Hồng Vang (nông
dân ấp Tân Dũng) bức xúc nói: “Tân Hà chỉ có một con suối
tự nhiên, vậy mà nông dân phải chịu cảnh ô nhiễm. Nhiều
sáng ra thấy nước bốc mùi hôi không chịu nổi, đen thui. Rẫy
mì nhà tôi cách suối 40 m nhưng không dám bơm nước suối
tưới mì. Tôi phải khoan giếng lấy nước”.
Ông Nguyễn Văn Đông (Chi hội trưởng Chi hội Nông dân
ấp Tân Dũng) cho biết một năm nay, từ khi nhà máy hoạt
động, các loại tôm cá… trên dòng suối đã chết sạch. Nhiều
hộ dân sống gần suối đã tự mua nước bình về ăn uống, không
dám xài nước giếng khoan vì sợ ô nhiễm. Lần nào họp cử tri
xã bà con cũng phản ánh nhưng đâu vẫn hoàn đó.
Ông Đặng Thanh Minh (đại biểu HĐND xã, Chủ tịch Hội
Nông dân xã) nói: “Con suối bị ô nhiễm nặng, gây bức xúc
cho địa phương nhưng các ngành chậm xử lý”.
Trong khi người dân ngày đêm bị hành hạ vì nhà máy gây
ô nhiễm, bức tử con suối thì ông Nguyễn Hòa Bình, Trưởng
phòng TN&MT huyện Tân Châu, nói: “Chúng tôi đã ghi nhận
ý kiến của bà con và đang phối hợp với các ngành chức năng
theo dõi, giám sát. Chúng tôi đã kiểm tra nhưng không bắt
được quả tang nhà máy xả thải ra môi trường nên chưa có
căn cứ để xử lý”.
NGUYỄN HOÀNG
PHƯƠNGNAM
Đ
ầu tháng 4-2013, từ
phản ánh của bạn
đọc, PV
Pháp Luật
TP.HCM
đã tiếp cận Nhà
máy cồn Tùng Lâm nằm giáp
ranh giữa hai tỉnh Đồng Nai
và Bình Thuận.
Ống xả trên ngọn đồi
Công ty TNHHMTVNhà
máy sản xuất cồn Tùng Lâm
(Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng
Nai) hoạt động từ năm 2008
với công suất thiết kế là 72
triệu lít cồn/năm. 
Vượt qua ngọn đồi dày
đặc rừng bạch đàn bên phải
cổng nhà máy chỉ vài trăm
mét đã nghe mùi tanh lợm
giọng. Từ xa nước thải vàng
khè chảy ào ạt thành dòng
rồi đọng thành nhiều vũng
lớn nổi váng xanh lè. Ngược
theo dòng chảy, chúng tôi
phát hiện một ống mềm màu
xanh to đùng như một con
trăn dài khoảng nửa cây
số được dẫn từ nhà máy ra
và được chôn ngầm dưới
con lộ đất đỏ cặp bên hông
nhà máy.
Một người dân địa phương
tự nguyện dẫn đường cho
biết hệ thống ống xả thải
này chỉ mới được lắp đặt
vài tháng nay. Trong khi
đó phía bên trái cổng nhà
máy, một hệ thống xả thải
khác được dẫn theo đường
máng bê tông xả công khai
hằng ngày đã biến một con
mương nhỏ trở thành…dòng
sông! Thật vậy, nước thải
xả vô tội vạ với lưu lượng
lớn làm ngập với chiều dài
non cây số, có hôm nước
thải còn tràn ngập luôn cả
con lộ dẫn vào nhà máy.
Một số nhà cửa, hàng quán
trước nhà máy cũng bị nước
thải xâm lấn khiến mọi
người phải bỏ của chạy lấy
người. Công bằng mà nói
hệ thống nước thải từ máng
bê tông không có mùi hôi
nồng nặc như nước thải từ
ống ngầm bí mật trên ngọn
đồi bạch đàn. Tuy nhiên,
nước ở đây cũng có màu
vàng sậm, nghe thoáng mùi
cồn công nghiệp.
“Lý lịch đen”
Với nguyên liệu đầu vào
khoảng 500 tấn sắn mỗi ngày,
Công ty cồn Tùng Lâm phải
dùng tới 6.000 m
3
nước lấy
từ sông Giêng.
Sau khi nhà máy này đi
vào hoạt động, cá trên sông
Giêng chảy qua huyện Hàm
Tân, Bình Thuận bỗng dưng
chết trắng sông; người dân
tắm bằng nước sông thì bị
ngứa ngáy, ghẻ lở. Nó còn
ảnh hưởng trực tiếp đến hàng
chục ngàn người dân do đây
là nguồn nước chính dẫn về
Nhà máy nước thị xã La Gi
(Bình Thuận).
Đầu năm 2012, Thanh
tra Bộ TN&MT phối hợp
với các cơ quan chức năng
tỉnh Bình Thuận đã kiểm
tra. Đoàn phát hiện một ống
nhựa loại lớn chôn dưới đáy
sông, được lắp xuyên qua
chân đập cạnh Nhà máy cồn
Tùng Lâm và đã huy động
máy xúc phá dỡ đường ống.
Do sản xuất ở Đồng Nai
nhưng việc xả thải lại gây
hậu quả ở Bình Thuận nên
UBND hai tỉnh này cùng Bộ
TN&MT, Cục Cảnh sát môi
trường (C49) đã vào cuộc.
Theo kết luận thanh tra của
Bộ TN&MT, công ty này đã
có các vi phạm như không
niêm yết công khai bản tóm
tắt báo cáo đánh giá tác động
môi trường; xả nước thải
vượt quy chuẩn kỹ thuật
về chất thải; phân loại chất
thải nguy hại chưa triệt để,
kho chứa chất thải nguy hại
nhỏ chưa đảm bảo an toàn;
một số thời điểm nước thải
có một số thông số ô nhiễm
đặc trưng vượt ngưỡng cho
phép 2,1-2,4 lần; có nhiều
CồnTùngLâmlại xả thải
ramôi trường
Saukhi đườngốngxả thải chôndưới đáysôngGiêngởBìnhThuậnbị pháthiện,mới đâynhàmáynàyđãbímật lắp
mộtđườngốngngầmxả thải vàotỉnhĐồngNai.
Nước thải vàng sậm chảy từ ống xả thải cặp bên hông nhà máy chôn dưới con lộ vào
đồi bạch đàn. Ảnh: PN
đường ống nước cấp, nước
thải dẫn đi và về được đặt
trên cùng một tuyến đường
rất khó phân biệt, đặc biệt có
một số đoạn nổi và chìm dưới
mặt đất rất khó kiểm soát…
Sau khi bị xử phạt về hành
vi xả trộm chất thải, công
ty này đã xây dựng và vận
hành hệ thống xử lý nước
thải. Qua kiểm tra cho thấy
công ty này có cố gắng trong
khắc phục sai sót, một số chỉ
số chất thải đã đạt theo quy
định nhưng các chỉ số khác
vẫn còn rất cao.
Ngày 3-4, trao đổi với PV,
ông Trần Anh Tuấn, Chủ
tịch UBND huyện Xuân Lộc
(Đồng Nai), cho biết sẽ cử
Phòng TN&MT kiểm tra
ngay đường ống xả thải vào
ngọn đồi bạch đàn mà
Pháp
Luật TP.HCM
phát hiện để
làm rõ và có thông tin khi
có kết quả kiểm tra, xử lý.
Cùng ngày, ông LêHùngViệt,
Phó Giám đốc Sở TN&MT
tỉnh Bình Thuận, cho biết
sẽ phối hợp với Đồng Nai
giám sát chặt chẽ việc xả
thải ra sông Giêng.
Xả thải vô tội vạ với lưu lượng lớn đã biến con mương
nhỏ thành một dòng sông gây ngập lụt khắp nơi.
Ảnh: PN
Nhàmáymì“bứctử”mộtconsuối
Cống xả bên hông nhà máy ngày đêm xả nước khiến con suối nổi váng và hôi thối. Ảnh: HM
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook