088 - page 11

11
thứba
8 - 4 - 2014
Kinh te
Nguy cơ tạmngưng xuất
khẩu tômvào Nhật
(PL)- Ngày 7-4, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy
sản Việt Nam (Vasep) cho biết Bộ Y tế Lao động và
Phúc lợi Nhật vừa có thông báo Nhật áp dụng chế độ
kiểm tra 100% lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam về
chỉ tiêu Oxytetracycline do tiếp tục phát hiện lô hàng
vi phạm. Nếu tình hình không được cải thiện, Nhật sẽ
xem xét áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn kể
cả việc tạm đình chỉ nhập khẩu.
May mắn là lần này phía Nhật lại đưa ra mức giới
hạn phát hiện đối với chất cấm Oxytetracycline trong
tôm là 0,2 ppm, mức dễ thở mà các cơ sở chế biến xuất
khẩu thủy sản nước ta có thể đáp ứng được. Trước đó,
mức giới hạn đối với các chất cấm khác, phía Nhật
đều đưa ra mức rất thấp dường như bất khả thi với
tôm Việt Nam.
Theo Vasep, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản
và thủy sản (Nafiqad) đã có công văn phổ biến tới các
hộ nuôi, đại lý cung cấp tôm nguyên liệu thông tin chế
độ kiểm tra tăng cường của Nhật và tác hại của việc lạm
dụng Oxytetracycline. Đồng thời khuyến cáo doanh
nghiệp nên chủ động lấy mẫu nguyên liệu, thành phẩm
để phân tích chỉ tiêu Oxytetracycline nhằm thẩm tra
cam kết của người nuôi về việc sử dụng kháng sinh
trong quá trình nuôi.
MINH LONG
Triển khai rộng hoànVAT
cho người nước ngoài
(PL)- Việc hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho người
nước ngoài mua hàng tại Việt Nammang theo khi xuất
cảnh đang được thí điểm tại cửa khẩu sân bay Nội Bài
và Tân Sơn Nhất có thể sẽ hết thí điểmmà chuyển sang
triển khai rộng hơn từ ngày 1-7 tới, theo dự thảo thông
tư của Bộ Tài chính về vấn đề này, công bố ngày 7-4.
Cụ thể, người nước ngoài và cả người Việt Nam định
cư ở nước ngoài mua hàng tại Việt Nammang theo khi
xuất cảnh đều được hoàn VAT. Ngoài hai cửa khẩu Nội
Bài và Tân Sơn Nhất thì cửa khẩu sân bay Đà Nẵng,
Cam Ranh và cửa khẩu cảng biển quốc tế cũng được
thực hiện hoàn VAT.
Theo dự thảo, hàng được hoàn VAT phải là hàng mua
trong vòng 60 ngày trước khi xuất cảnh (hiện phải mua
chỉ trong 30 ngày). Tuy nhiên, dự thảo này yêu cầu trị
giá hàng mua tại một cửa hàng trong một ngày (cho
cộng gộp nhiều hóa đơn) phải trên 2 triệu đồng. Ngoài
ra, người muốn hoàn thuế còn phải nộp hóa đơn và
xuất trình hàng hóa chậm nhất 30 phút trước khi máy
bay, tàu biển khởi hành.
Ngoài việc đáp ứng điều kiện về đăng ký, kê khai,
phát hành hóa đơn... thì doanh nghiệp bán hàng và
ngân hàng muốn tham gia vào việc hoàn VAT sắp tới
còn phải tham gia vào hệ thống quản lý hoàn thuế điện
tử của cơ quan thuế.
Q.NHƯ
Luật Hải quan sẽ phù hợp với
các hiệp định
(PL)- Dự thảo sửa đổi Luật Hải quan đã được tiếp
thu chỉnh sửa nhiều lần theo hướng quy định phù hợp
với các hiệp định mà Việt Nam đang đàm phán, sắp
ký kết, tham gia. Cụ thể các nội dung như hồ sơ hải
quan thống nhất chung các nước về mẫu, nội dung, các
chứng chỉ; mã hàng hóa thống nhất; cách xác định trị
giá hải quan thống nhất; cơ chế một cửa... Đặc biệt,
để phù hợp với các hiệp định, Luật Hải quan sửa đổi
cho phép một số doanh nghiệp đủ điều kiện tự quyết
định xuất xứ hàng hóa.
Ban soạn thảo giải thích các vấn đề như trên tại hội
thảo góp ý dự thảo sửa đổi Luật Hải quan ngày 7-4,
trước thắc mắc của nhiều đại biểu về việc luật sửa đổi
có tương thích với các hiệp định hay không, hay là ban
hành một thời gian ngắn, đến khi ký kết, tham gia các
hiệp định xong thì lại phải sửa luật.
Luật sư Nguyễn Văn Bình (Văn phòng luật sư Thành
Trung) góp ý rằng dự thảo này cũng cần xem xét sao
cho tương thích với Luật Doanh nghiệp sắp sửa đổi.
Ví dụ cụ thể, dự thảo yêu cầu đại lý hải quan phải có
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải có ghi
ngành nghề dịch vụ giao nhận hoặc đại lý hải quan,
trong khi theo tinh thần sửa Luật Doanh nghiệp là bỏ
hẳn việc ghi ngành nghề trên giấy này.
Q.NHƯ
Thị trườngdu lịch
Việt Namcònnhỏ
Trái ngượcvới hàngkhông, du lịchkhókhăndothiếuchuyênnghiệp.
Trangweb du lịch đầy đủ
đầu tiên ởViệt Nam
là dự ánmới mà ông LươngHoài Namvà HG
Travel hợp tác đầu tư.Theo ôngNam, nếu xét về dịch vụ du
lịch thì
giống như các trang du lịch trực tuyến
nổi tiếng trên thế giới khác. Hiện
có khoảng
900 hãng hàng không trên khắp thế giới, hơn 2.000 khách
sạn ở Việt Nam, hơn 400.000 khách sạn ở nước ngoài. Với
quy mô này thì
không hề thua kém, thậm chí
mạnh hơn nhiều trang du lịch trực tuyến của nước ngoài.
HàngngànDNđanghoạt
động trong lĩnh vực du
lịchnhưng“miếngbánh
du lịch”quá bé để các DN
du lịch có cơhội phát triển
hiệuquả.
MAI PHƯƠNG
TS
Lương Hoài
Nam,mộtngười
có hơn 20 năm
gắn bó với ngành hàng
không và cũng là người
được ví như “cha đẻ” của
dịch vụ hàng không giá rẻ
ở Việt Nam đã nhảy sang
đầu tư và kinh doanh du
lịch. Ông đã chia sẻ với
báo
Pháp Luật TP.HCM
về
những dự án mới cũng như
những vấn đề còn băn khoăn
của ngành hàng không, du
lịch hiện nay.
Hàng không tăng
trưởng mạnh
. PV
:
Trải qua nhiều cương
vị lãnh đạo trong các hãng
hàng không, từ Vietnam
Airlines, Jetstar Pacific và
cả Air Mekong, ông có nhận
xét gì về ngành hàng không
trong nước?
+ Thị trường hàng không
Việt Nam đã trở thành một
thị trường lớn, tăng trưởng
nhanh. Đường bay Hà Nội -
TP.HCM đã nằm trong danh
sách các đường bay nhộn nhịp
nhất thế giới. Các sân bay
Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh,
Cam Ranh... có số chuyến
bay cao gấp nhiều lần 10 năm
trước đây. Tôi rất vui đã có
điều kiện tham gia đóng góp
cho sự phát triển đó qua các
vị trí, công việc khác nhau.
.
Được biết ông là người
đầu tiên đưa ra mô hình hàng
không giá rẻ ở Việt Nam đầu
năm 2007?
+ Khi Pacific Airlines
chuyển sang mô hình hàng
không giá rẻ vào ngày 13-2-
2007, có nhiều ý kiến nghi
ngại liệu có mô hình kinh
doanh hàng không như vậy.
Một vị lãnh đạo khi đó nói
thẳng với tôi: “Vé máy bay
15.000 đồng các cậu nói chắc
là lừa đảo chứ làm gì có thật
như thế?”. Tôi trả lời ông:
“Trên thế giới người ta làm
rồi, thật, không hề lừa đảo gì
cả. Sẽ có giá vé 15.000 đồng,
100.000 đồng, 200.000 đồng
và nhiều giá vé rẻ khác so
với các mức giá trước đây!”.
Nếu coi giá vé máy bay
nội địa, quốc tế dưới 500.000
đồng là rẻ thì từ 2007 đến nay
các hãng hàng không Việt
Nam đã bán ra hàng triệu
vé máy bay giá rẻ như vậy.
Đó là thực tế, không có bất
kỳ sự dối trá, lừa đảo nào cả.
Việc này đã tạo cơ hội đi lại
bằng máy bay cho rất nhiều
người dân đi máy bay, trong
Du khách quốc tế đến Việt Nam vẫn còn quá ít so với tiềm năng. Ảnh: HTD
đó có nhiều người lần đầu
tiên bước chân lên máy bay.
Có thể nói việc nhập khẩu
mô hình hàng không giá rẻ
vàoViệt Nam từ năm2007 đã
tạo ra sự bùng nổ thị trường
vận tải hàng không. Đó là
điều đáng phấn khởi.
Du lịch - thị trường
còn quá hẹp
.
Chuyển qua về du lịch,
đến bây giờ còn điều gì khiến
ông chưa thỏa mãn?
+Nói chung, khi hàngkhông
Việt Nam đã tăng trưởng
mạnh thì du lịch Việt Nam
lại chưa cất
cánh. Tôi đã
bănkhoăn,trăn
trở về du lịch
từ lâu.Trăn trở
lớn nhất đó
là thị trường
du lịch Việt
Nam còn nhỏ
quá. Nếu nói về tiềm năng
du lịch, đặc biệt là du lịch
biển, du lịch sinh thái, Việt
Nam thuận lợi hơn nhiều so
với các nước xung quanh
(như Thái Lan, Malaysia,
Singapore…). Thế nhưng
số khách du lịch nước ngoài
vào Việt Nam hằng năm lại
quá ít so với họ.
Theo báo cáo của các cơ
quan du lịch, Việt Nam mỗi
năm đón trên dưới 7 triệu
lượt khách. Thế nhưng cách
tính của cơ quan quản lý lại
bao gồm rất nhiều đối tượng
không phải khách du lịch nước
ngoài: những người buôn bán
qua biên giới, những người
vào Việt Nam với mục đích
đầu tư, kinh doanh... Tôi
ước tính lượng
khách nước
ngoài vàoViệt
Nam du lịch
hiện tại chỉ
khoảng trên
dưới 5 triệu
ngườimỗinăm.
Mứcnàythìchỉ
bằng 1/4-1/3 của Thái Lan,
Malaysia, Singapore… Bên
cạnh ta, Campuchia cũng đã
đạt 4 triệu khách du lịch nước
ngoài mỗi năm.
.
Vậy theo ông, giải pháp
nào để thị trường du lịch
tăng trưởng?
+ Cần nhiều giải pháp
đồng bộ. Một yếu tố quan
trọng là Việt Nam cần nới
lỏng các quy định về visa
du lịch để du khách có thể
đến Việt Nam dễ dàng. Thứ
hai là Việt Nam hiện chưa có
một cơ quan tiếp thị du lịch
một cách quy củ và có tiềm
lực tài chính. Chúng ta chỉ
bỏ ra một khoản tiền rất nhỏ,
tổ chức manh mún để quảng
bá điểm đến, thông tin về du
lịch Việt Nam chưa đến được
với đông đảo du khách nước
ngoài. Cần phải tổ chức lại
hoạt động quảng bá du lịch, từ
bộ máy đến nguồn tài chính.
Nếu nói ví von, “ta đẹp mà
không khoe ra thì chẳng ai
biết ta đẹp”.
Một vấn đề của ngành du
lịch là nguồn lực hướng dẫn
viên có đủ trình độ, năng lực
để phục vụ số lượng lớn du
khách nước ngoài thì ở Việt
Nam chưa đáp ứng được. Ta
bảo không cho các công ty
nước ngoài mang theo hướng
dẫn viên du lịch nước ngoài
vào nhưng ta đã có đủ hướng
dẫn viên du lịch đạt tiêu chuẩn
đâu, đặc biệt đối với các ngoại
ngữ không thông dụng ở Việt
Nam? Với quy mô 5 triệu
khách mỗi năm đã chưa đủ,
chưa nói đến mục tiêu 10,
15, 20 triệu khách mỗi năm.
.
Xin cảm ơn ông.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook