088 - page 3

3
thứba
8 - 4 - 2014
Thoi su
HẰNGNGUYỆT
N
PhápLuậtTP.HCM
ngày 7-4 đã thông
tin, việc thu hồi tài
sản tham nhũng đang là bài
toán làm đau đầu các cơ
quan thực thi cũng như cơ
quan quản lý nhà nước. Góp
ý hướng ra cho vấn đề này,
theo nhiều chuyên gia, một
trong những giải pháp quan
trọng là cần triển khai một
cách thực chất và có hiệu quả
công tác kê khai tài sản, thu
nhập và kiểm soát việc kê
khai, thu nhập của cán bộ,
công chức.
Lập cơ quan
chuyên trách
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, nhà nghiên cứu
độc lập về tội phạm tham
nhũng Hoàng Mạnh Chiến
cho rằng khi yêu cầu phải
kê khai, minh bạch về tài
sản và thu nhập
thì đối tượng
không chỉ là quan chức mà
gồm cả những người thân và
những người có quan hệ đặc
biệt về tài sản. “Nhưng việc
thực hiện yêu cầu này cần
được giới hạn với ba loại đối
tượng: quan chức có dấu hiệu
phạm tội tham nhũng; quan
chức có biểu hiện làm giàu
bất chính; quan chức giấu
giếm không kê khai hoặc có
biểu hiện gian dối trong kê
khai tài sản, thu nhập. Tức là
phải tập trung việc mở rộng
diện kê khai trong phạm vi
liên quan mật thiết đến đối
tượng “tình nghi” (có nghi
vấn), có dấu hiệu của hành vi
phạm tội tham nhũng” - ông
Chiến đề xuất.
Theo ông Chiến, Nghị định
78/2013 về minh bạch tài sản,
thu nhập yêu cầu phần lớn
cán bộ, công chức đều phải
kê khai, minh bạch tài sản và
thu nhập thì diện đối tượng
đã rất rộng. Và với đối tượng
rộng thế này thì việc thu thập
thông tin, tổng hợp, phân tích,
theo dõi cho đến việc đánh
giá, xác minh tính xác thực
của bản kê khai
là cả một vấn
đề tốn rất nhiều
thời gian, công
sức.“Đólàchưa
nói vấn đề xác
minhnguồngốc
tài sản cũng rất
phứctạp;rồicòn
khâu xử lý…”
- ôngChiến nói
vàcho rằngvấn
đề đặt ra ở đây là tính hiệu quả.
Và kinh nghiệmmột số nước
trong trường hợp này là lập
ra cơ quan chuyên trách theo
dõi, giám sát việc kê khai tài
sản. “Ở ta thì giao cho thanh
tra nhưng hệ thống thanh tra
từ trên xuống dưới rất nhiều
việc. Mặt khác, trong cơ quan
ví dụ ông thủ trưởng nếu đã
có dấu hiệu tham nhũng, thử
hỏi có mấy người lại kê khai
thật với đơn vị thanh tra dưới
quyền mình là mình có hàng
đống tài sản có nguồn gốc
không hợp pháp? Và liệu cán
bộ thanh tra trong nội bộ cơ
quan đó có thể dễ dàng giám
sát, thẩm định, xác minh, xử
lý?”-ôngChiến
đặt vấn đề.
Vềđối tượng
kê khai, ông
Chiến thông tin
một sốquốcgia
cho rằng chống
tham nhũng
triệt để là làm
từ trên xuống.
“Chẳng hạn
ở Hàn Quốc,
Argentina… quy định diện
phải kê khai, minh bạch tài
sản và thu nhập chỉ gồm bộ
trưởng trong nội các và tương
đương trở lên” - ông Chiến
cho hay.
Cấm cán bộ gửi tài
sản ở nước ngoài
Theo ông Nguyễn Xuân
Trường, Ban Nội chínhTrung
ương, để thu hồi được tài sản
tham nhũng, nhất là đối với
tài sản tham nhũng có yếu
tố nước ngoài cần học hỏi
kinh nghiệm kiểm soát tài
khoản của quan chức ở một
số nước. Điển hình như Nga,
ngày 7-5-2013, Tổng thống
Putin đã ký sắc lệnh sửa đổi
về việc cấm thành viên chính
phủ và người thân trong gia
đình mở tài khoản tiền gửi
và tài khoản chứng khoán ở
các ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, đối tượng thực hiện
là quan chức chính phủ, nghị
sĩ, quan chức ngành tư pháp,
thành viên hội đồng giám
đốc ngân hàng trung ương,
quân nhân, lãnh đạo các tập
đoàn nhà nước, các quỹ hoặc
tổ chức do tổng thống hoặc
chính phủ bổ nhiệm cùng
người thân trong gia đình
những đối tượng này. Những
người vi phạm sẽ bị đình chỉ
chức vụ trước thời hạn, bãi
chức hoặc sa thải.
Ngoài ra, Ủy ban Về luật
dân sự, hình sự, luật tố tụng
của Duma Quốc gia Nga đề
nghị quy định tước tài sản
người thân của quan chức bị
Kiểmsoát chặt tài sản
củaquan chức
Kiểmsoátđược thunhậpmới thuhồi tài sảnthamnhũngtriệtđể.
kết án thamnhũng. Chính biện
pháp này sẽ làm cho các đối
tượng tham nhũng cân nhắc
nhiều hơn về hậu quả hành
vi của mình và có thể bù thiệt
hại cho nhà nước do hành vi
tham nhũng gây ra.
Từkinhnghiệmquốc tế, ông
Trường kiến nghị Chính phủ
cần có quy định cấm cán bộ
đảng viên có chức vụ từ lãnh
đạo cấp vụ, cục trở lên gửi
tiền, tài sản hoặc sở hữu tài
sản ở nước ngoài nhằm ngăn
ngừa, phát hiện tội phạm về
tham nhũng có yếu tố nước
ngoài. Đồng thời, ngăn ngừa
khả năng đối tượng tham
nhũng tạo cơ sở kinh tế-xã
hội để trốn ra nước ngoài
sau khi đã thực hiện hành vi
tham nhũng.
Tăng mức phạt
Ở một khía cạnh khác,
nguyên Chánh Tòa Hình sự
TAND Tối cao Đinh Văn
Quế cho rằng cần áp dụng
bắt buộc hình thức phạt tiền
và tăng mức phạt tiền đối với
hành vi tham nhũng.
Ông Quế phân tích: Theo
quy định của Bộ luật Hình
sự, đối với người phạm tội
tham nhũng, ngoài hình phạt
chính còn có thể bị áp dụng
hình phạt bổ sung là phạt tiền
hoặc bị tịch thu một phần
hoặc toàn bộ tài sản. “Đây
cũng là biện pháp gián tiếp
thu hồi tài sản tham nhũng
mà trong quá trình điều tra,
truy tố không chứng minh
được người phạm tội đã sử
dụng tài sản tham nhũng
vào mục đích gì” - ông Quế
cho hay.
Tuy nhiên, theo vị chuyên
gia này, Bộ luật Hình sự quy
định về hình phạt tiền đối
với hành vi tham nhũng rất
thấp, cao nhất cũng chỉ đến
50 triệu đồng hoặc phạt đến
năm lần giá trị của tiền hối lộ
hoặc thu lợi bất chính. Riêng
hình phạt tịch thu một phần
hoặc toàn bộ tài sản chỉ áp
dụng đối với tội tham ô tài
sản và tội nhận hối lộ.
“Quy định mức phạt tiền
cũng như phạm vi áp dụng
hình phạt tịch thu tài sản
trong Bộ luật Hình sự không
còn phù hợp với tình hình
tham nhũng và tài sản tham
nhũng trong thời gian vừa
qua. Mặt khác, thực tiễn xét
xử đối với các tội phạm về
tham nhũng hầu như không
áp dụng hình phạt tịch thu
tài sản hoặc phạt tiền” - ông
Quế nói và đề nghị cần sửa
đổi, bổ sung Bộ luật Hình
sự theo hướng không quy
định “có thể” bị phạt tiền
mà quy định “thì” bị phạt
tiền; không quy định mức
tiền cụ thể mà quy định phạt
mấy lần giá trị tài sản tham
nhũng.
s
“Chínhphủ cần cóquy
định cấmcánbộđảng
viên có chức vụ từ lãnh
đạo cấp vụ, cục trở lêngửi
tiền, tài sảnhoặc sởhữu
tài sảnởnước ngoài nhằm
ngănngừa, phát hiện tội
phạmvề thamnhũng.”
Dânđược theodõi cáckhoảnchi củaquanchức
Cần luật hóa tội danh
làmgiàu bất chính
Chúng tôi đề nghị Quốc hội nghiên cứu luật hóa hành
vi làmgiàu bất chính theomột trong các hướng: Quy định
tội danh làmgiàubất chính trongBộ luật Hình sự; quy định
tội danh làm giàu bất chính thông qua việc hình sự hóa
hành vi vi phạm nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập tăng
thêm và nghĩa vụ giải trình hoặc quy định về xử lý tài sản
bất chính theo trình tự tố tụng dân sự.
Ông
NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
, Ban Nội chính Trung ương
Số liệu được công bố bởi Tổ chức Minh bạch Quốc tế
cho thấy năm 2013, khoảng 70% quốc gia trên thế giới
đang phải đối diện với nạn tham nhũng. Theo thống kê
của Liên Hiệp Quốc, tổng thiệt hại hằng năm do nạn tham
nhũng gây ra lên đến 2.600 tỉ USD, tương ứng với hơn
5% GDP toàn cầu. Tuy vậy, tổng giá trị thu hồi thực tế chỉ
đạt từ 10% đến 15%.
Khó khăn thường gặp khi thu hồi tài sản tham nhũng là
việc tách bạch hay xác định tài sản tham nhũng, bởi phần
lớn tài sản tham nhũng khi bị phát giác đã chuyển thể sang
những dạng khác.
Một chướng ngại khác là việc xử lý tài sản tham nhũng
ở nước ngoài, đặc biệt là bất động sản được tội phạm tham
nhũng mua ở các quốc gia như Mỹ, Úc, Canada…Mặc dù
Liên Hiệp Quốc đã đưa ra Công ước Liên Hiệp Quốc về
phòng, chống tham nhũng, Tổ chức Cảnh sát Quốc tế đã
đề ra Sáng kiến đầu mối toàn cầu để đối phó với tính chất
xuyên quốc gia của vấn nạn này, tuy nhiên sự thiếu chặt
chẽ giữa luật quốc gia với luật quốc tế khiến cho sự hỗ trợ
chỉ dừng lại ở mức tinh thần và kêu gọi.
Nhìn tổng thể, việc thu hồi tài sản tham nhũng phải được
nhìn theo tư duy “phòng ngừa hơn chữa trị”, nghĩa là phải
chặn đầu vào tham nhũng. Tại Thụy Điển, quốc gia đứng
thứ ba trong số các nước ít tham nhũng nhất thế giới, chính
phủ luôn cảnh giác với nạn tham nhũng. Theo PGS-TS
Gissur Erllingson, ĐH Tổng hợp Linköping (Thụy Điển)
không “khỏe”, chỉ là “ít bệnh”. Vậy nên Thụy Điển thực
hiện hai bước, bao gồm minh bạch thông tin và bắt buộc
các nhà chính trị cũng như quan chức nhà nước phải tuân
theo những giá trị chuẩn mực về kê khai tài sản. Chính
phủ cho phép công dân theo dõi tất cả khoản chi của quan
chức, đồng thời tạo điều kiện cho báo chí, truyền thông
phản ánh tất cả dấu hiệu có tham nhũng.
Tư duy phòng ngừa này cũng được Singapore áp dụng
hiệu quả. Quy định đối với các quan chức, công chức
Singapore chỉ rõ: “Không vay tiền từ những người mà
quan chức có những quan hệ lợi ích chính trị-kinh tế-xã
hội; không được vay các khoản tiền lớn hơn ba lần tiền
lương tháng của mình mà không cần đảm bảo hay cam kết
cá nhân; không dùng chức vụ hay thông tin chính thức nào
để thực hiện các công việc mang tính cá nhân; không nhận
bất kỳ lợi ích nào, từ quà cáp đến những dịch vụ giải trí
từ công chúng…”. Những quy định như trên nhằm giúp
công chức thoát khỏi bẫy tham nhũng.
ĐẠI THẮNG
Theo dõi, giám sát chặt việc kê khai tài sản sẽ giảm được tham nhũng. Ảnh minh họa:
TP-HTD
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook