088 - page 16

intạitp.hcm,cầnthơ
Giá:
bangànbảytrămđồng
16
thứ ba
8 - 4 - 2014
Quoc te
Tiêu điểm
DẠTHẢO
N
gày 7-4, cuộc bầu cử
Hạ viện (Lok Sabha)
đã bắt đầu khởi động
ở Ấn Độ. Báo chí nước ngoài
ghi nhận đây là cuộc bầu
cử lớn nhất thế giới với 815
triệu cử tri và 930.000 phòng
phiếu. Hạ viện sẽ bầu ra thủ
tướng với nhiệmkỳ nămnăm.
Các chuyên gia nhận định
bầu cử Hạ viện Ấn Độ năm
nay mở ra bước ngoặt chính
trị lịch sử.
Báo
Người quan sát mới
(Pháp) phân tích năm yếu tố
then chốt:
l
Kinh tế suy giảm:
GDP
của Ấn Độ tăng trưởng từ 8%
đến gần 10% trong một thập
niên, sau đó đến năm 2011-
2012 đã giảm còn 6,2% và
tiếp tục giảm còn 5% trong
năm 2012-2013. Đồng rupee
mất giá 15% so với USD.
Lạm phát tăng hơn 8%.
Đảng Quốc đại cầm quyền
10 năm nay đã bị quy trách
nhiệm cho tình hình kinh tế
suy giảm. Sau nhiệm kỳ đầu
tập trung cho các chương
trình xã hội lớn dành cho
người nghèo, sang nhiệm kỳ
hai đảng Quốc đại án binh
bất động. 355 triệu dân sống
dưới mức nghèo khó (số liệu
của LHQ năm 2010). Các vụ
hiếp dâm xảy ra trong hai
năm gần đây trong các khu
ổ chuột đã bộc lộ khoảng
cách giàu-nghèo.
l
Vấn nạn tham nhũng:
Chính phủ do Thủ tướng
Manmohan Singh đứng đầu
đã gặp nhiều tai tiếng tham
nhũng. Theo Tổ chức Minh
bạch quốc tế, 54% số người
Bầu cử lớnnhất
thế giới ởẤnĐộ
ĐảngQuốcđại cầmquyềncóthểnhườngchỗchoĐảngNhândânẤnĐộ.
Ngày 4-4, tòa án ở Mumbai (Ấn Độ) đã kết án tử hình ba
bị cáo trong hai vụ hiếp dâm tập thể xảy ra vào tháng 7 và
tháng 8-2013. Đây là bản án tử hình đầu tiên liên quan đến
tội danh hiếp dâm sau khi Ấn Độ thông qua luật sửa đổi
vào năm ngoái. Luật mới quy định mức án tử hình đối với
người hiếp dâm tái phạm.
5
tuần bầu cử Hạ viện Ấn Độ bắt
đầu từ ngày 7-4 sẽ kết thúc vào
ngày 12-5 với chín đợt. Các cử
tri đi bầu ngày 7-4 cư trú ở hai
bang vùng sâu, vùng xa Assam
và Tripura. Kết quả bầu cử sẽ
được công bố ngày 16-5. Ứng
cửviênđượcbầulàmthủtướng
sẽđược côngbốvàongày 28-5.
Rahul Gandhi
(trái)
và Narendra Modi. Ảnh: AP
Ấn Độ được hỏi cho biết đã
từng hối lộ trong năm 2013.
Theo thăm dò do báo
The
Economist
(Anh) công bố,
92% số người Ấn Độ được
hỏi đánh giá tham nhũng là
căn bệnh trầm kha trong năm
năm qua.
l
Triều đại cũ cáo chung:
Cử tri quan tâm đến giá cả
gia tăng và kinh tế suy giảm
có thể sẽ chấm dứt 10 năm
cầm quyền của đảng Quốc
đại bị mang tai tiếng tham
nhũng. Đảng Quốc đại vận
động cho ứng cử viên Rahul
Gandhi, 43 tuổi. Dù vậy,
ngoài lý lịch là người kế
thừa triều đại Nehru-Gandhi,
Rahul Gandhi từ lâu là một
khuôn mặt lạ lẫm trong giới
chính trị.
l
Chủ nghĩa dân tộc
Ấn giáo trở lại:
Trung tâm
nghiên cứu Pew củaMỹ công
bố thăm dò cho thấy hơn 3/4
số người Ấn Độ được hỏi
thích Đảng Nhân dân Ấn
Độ (đảng Bharatiya Janata
Party) hơn Đảng Quốc đại.
Ứng cử viên của Đảng
Nhân dân Ấn Độ là Chủ tịch
đảng Narendra Modi 64 tuổi,
thủ hiến bang Gujarat từ 13
năm nay. Hai trọng tâm của
ông là khôi phục việc làm và
đầu tư. Chỉ có một vết nhơ
là thái độ của ông trong vụ
bạo động đẫm máu ở bang
Gujarat năm 2002. Cảnh sát
không phản ứng kịp thời nên
gần 2.000 nạn nhân Hồi giáo
bị tàn sát.
l
Nềndânchủđangkhủng
hoảng?:
Nếu cán cân thăm
dò nghiêng về NarendraModi
thì nỗi lo ngại về các giá trị
dân chủ trong một đất nước
với 80% tín đồ Ấn giáo và
13% tín đồ Hồi giáo lại gia
tăng. Giới quan sát lo ngại
ông Narendra Modi sẽ Ấn
giáo hóa đất nước Ấn Độ.
Nhà sử học nổi tiếngẤnĐộ
RamachandraGuhađãviết trên
báo
TheTelegraph
: “Có thểvào
tháng 5-2014 chúng ta sẽ có
một thủ tướng ngạo mạn, bè
phái thay cho một thủ tướng
yếu đuối và bất lực hiện nay.
Tuy nhiên, nền dân chủ Ấn
Độ hay nói đúng ra là chính
Ấn Độ sẽ vẫn sống sót”.
MiềnĐông Ukraine dậy sóng
biểu tình
Ngày 7-4, Thủ tướng tạm quyền của UkraineArseniy
Yatsenyuk cáo buộc Nga gây bất ổn tại miền Đông
Urkaine để lấy cớ đưa quân qua biên giới. Hãng tin
Reuters đưa tin cùng ngày tại TP Luhansk, một nhóm
biểu tình thân Nga đã tràn vào cơ quan an ninh phá
kho vũ khí. Cảnh sát phải tiến hành phong tỏa các lối
ra vào thành phố.
Trước đó, ngày 6-4, những người biểu tình đã chiếm
các cơ quan nhà nước tại ba TP Kharkov, Donesk và
Luhansk
(ảnh)
ởmiềnĐông.TạiDonesk, 1.500người biểu
tìnhhôvangkhẩu
hiệu“Nga.Nga”
và tràn vào tòa
nhà hành chính
treo cờNga. Họ
yêu cầu tổ chức
một cuộc trưng
cầu dân ý sáp
nhập vào Nga
như Crimea.
Bộ t rưởng
Nội vụ tạm quyền Arsen Avakov tố Tổng thống Putin
và Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych đứng sau
làn sóng đòi ly khai ở miền Đông Ukraine. Ngày 7-4,
Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov đã triệu
tập họp khẩn cấp với các lãnh đạo an ninh nhằm tìm
cách đối phó tình hình.
Báo
The Moscow Times
(Nga) đưa tin Tổng thống
Milos Zeman ở Cộng hòa Czech đã kêu gọi phương
Tây hành động cứng rắn nếu Nga thôn tính miền Đông
Ukraine, kể cả áp dụng biện pháp đưa quân NATO vào
Ukraine. Tổng Thư ký NATOAnders Fogh Rasmussen
kêu gọi các đồng minh hiện đại hóa quân đội để răn
đe Nga.
DUY KHANG
Nhà ngoại giao Ý bị bắt tại
Philippines
Báo
Philstar
(Philippines) đưa tin ngày 7-4, cảnh sát
Philippines đã khởi tố vụ án nhà ngoại giao Ý buôn bán
trẻ em. Trước đó, hôm 6-4, Đại sứ Ý tại Turkmenistan
Daniele Bosio đã bị cảnh sát Philippines bắt giữ khi
ông đang đi du lịch tại khu nghĩ dưỡng ở tỉnh Laguna
(miền Nam Philippines). Ông này bị bắt trong lúc đi
cùng ba trẻ em đường phố 9-12 tuổi.
Cảnh sát trưởng tỉnh Laguna cho biết tổ chức bảo vệ
quyền trẻ em Bahay Tuluyan đã báo cảnh sát vì nghi
ngờ Đại sứ Daniele Bosio lạm dụng ba trẻ đi cùng.
Theo điều tra của cảnh sát, trước khi đưa ba em đến
Laguna, ông Daniele Bosio đã dẫn về chỗ ở của ông
ở thủ đô Manila.
Đại sứ quán Ý tại Manila đã được thông báo sự việc
nhưng chưa đưa ra bình luận. Báo
La Repubblica
(Ý)
đưa tin Đại sứ Daniele Bosio đã phủ nhận cáo buộc
trên. Ngày 7-4, Bộ Ngoại giao Philippines thông báo
đã tiến hành xác định các báo cáo có liên quan.
DUY KHANG
Sau chuyến thămNhật trong
hai ngày, chiều 7-4, Bộ trưởng
Quốc phòngMỹChuckHagel
đã đến Thanh Đảo (tỉnh Sơn
Đông) mở đầu cho chuyến
thăm Trung Quốc ba ngày.
Báo
South China Morning
Post
(HongKong) đưa tinĐại
sứ Mỹ tại Trung Quốc Max
Baucus và nhiều quan chức
quân đội Trung Quốc đã ra
sân bay Thanh Đảo tiếp đón
Bộ trưởngChuckHagel
(ảnh)
.
Ngay sauđó, ôngChuckHagel
đã đến căn cứ hải quân Thanh
Đảo để thăm tàu sân bay Liêu
Ninh trong hai tiếng. Tất cả
phóng viên tháp tùng theo
ông không được phép lên tàu.
BộtrưởngQuốcphòngMỹthămtàusânbayLiêuNinh
Một quan chức quốc phòng
Mỹ giấu tên ghi nhận ông
Chuck Hagel được xem là
người nước ngoài đầu tiên
lên tàu sân bay Liêu Ninh.
Quan chức này nói chuyến
thăm tàu sân bay Liêu Ninh
mang ý nghĩa rất quan trọng
vì lâu nay Mỹ thúc giục Bắc
Kinh minh bạch hơn nữa về
quân sự. Trong khi đó, tàu sân
bay Liêu Ninh là biểu tượng
cho tham vọng mở rộng sức
mạnh hải quân của Trung
Quốc. Quan chức này cho
biết Mỹ đã đề nghị thăm tàu
sân bay Liêu Ninh và Trung
Quốc đã đồng ý.
Hãng tin BBC (Anh) nhận
định chuyến thăm này là dấu
hiệu cho thấy hai nước có
thể sẵn sàng tham gia nhiều
hoạt động hợp tác quân sự
hơn. Hãng tin Reuters nhận
định với sự kiện cho phép Bộ
trưởng Chuck Hagel thăm tàu
sân bay Liêu ninh, Bắc Kinh
muốn dập tắt những chỉ trích
rằng Trung Quốc khôngminh
bạch trong chương trình hiện
đại hóa quân sự.
Giám đốc Chương trình an
ninh quốc tế tại ĐHBắc Kinh
(Trung Quốc) Chu Phong ghi
nhận cả hai nước đều ý thức
được nguy cơ xung đột quân
sựvà thấy rằng cần tăng cường
hiểu biết lẫn nhau để quản lý
và giảmrủi ro. Do vậy, chuyến
thăm tàu sân bay Liêu Ninh là
một dấu hiệu tích cực.
Trong khi đó, TS Ian Storey
ở Viện Nghiên cứu Đông
NamÁ (Singapore) nhận định
chuyến thăm tàu Liêu Ninh
của Bộ trưởng Chuck Hagel
chủ yếumang tính biểu tượng
và thiếu vấn đề kiểm chứng
năng lực hoạt động thực sự
của tàu sân bay Liêu Ninh.
Ông nói: “Bằng cách cho ông
ấy (Chuck Hagel) thấy một
con tàu đóng ở Ukraine vào
thập niên 1980 và vẫn còn
trong quá trình huấn luyện
chứ chưa hoạt động đầy đủ,
Trung Quốc sẽ ngăn ông ấy
tiếp cận các năng lực quân sự
nhạy cảm khác như chương
trình tên lửa hay hạm đội tàu
ngầm”.
LÊ LINH
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook