160 - page 14

CHỦNHẬT 21-6-2015
14
THỊ DÂN3.0
Nhữngchuyêngiakhảtínsẽ lánhđi
,
nhữngvấnđềcầnbàn thảonghiêm túc
khôngđượcgiảiquyết, chỉ còn lạimộtbãi
rác truyền thông trênmạngxãhội.
Bãirác
truyền
thông!
Mạng xã hội mở ramột không gian lý tưởng
cho các cuộc tranh luận nhằm làm rõ vấn
đề vàmởmang tri thức cho cộng đồng. Tiếc
thay nhiều người đang hào hứng cãi vã theo
hướng chia rẽ, khích bác nhau hơn là tiếp
nhận ý kiến của ai đó với tinh thần cầu thị.
BENJAMINNGÔ
T
rung tuần tháng 6-2015, ông Nguyễn
Thành Nam, Phó Chủ tịch HĐQTĐH
FPT, đã bị cư dân mạng ném đá không
thương tiếcvìmột linkbài trênbáođiện
tử được chia sẻ trên Facebook. Nhiều
người vội vã chửi bới sau khi đọc qua tựa bài dễ bị
hiểu sai lệch rằngnhânvật nêu trênđề nghị tổ chức
thi đầu ra cho bậc đại học.
Câu like... bỏbóngđángười
Sự thật là ông Nam đưa vấn đề ra để mọi người
tranh luận về việc đánh giá chất lượng của sinh viên
tốt nghiệp. Trên Facebook cá nhân, TS Giáp Văn
Dương chia sẻ rằng việcmột tờ báo đưa ý kiến của
chuyêngiavớimụcđíchgiật títcâuview thườngkhiến
tác giả bị ném đá do thông tin bị đám đông hiểu sai
lệch.Hậuquả lànhữngchuyêngiakhả tín sẽ lánhđi,
những vấn đề cần bàn thảo nghiêm túc không được
giải quyết, chỉ còn lại một bãi rác truyền thông trên
mạngxã hội.
Cùng thời điểm, dễ nhận
thấycộngđồngmạngcó thể
bị chia rẽ trongmọi vấnđề:
Có nên để huấn luyện viên
Miura dẫn dắt đội tuyển
Việt Nam; chất lượng của
những chiếc máy Bphone
đầu tiênđến tayngười dùng;
Hà Nội truy tìm người để
nguyên bầu cây khi trồng
trên phố… Trong mọi vấn
đề, dường như không ai
chịu ai,mỗi người đều chủ
quan áp đặt ý kiến cá nhân
của mình lên người khác
và sẵn sàng lên án những
ai có suy nghĩ khác với họ.
Đáng lo ngại, thay vì nhìn
vào trọng tâm của vấn đề
đang cần tranh luận, người
ta có khuynh hướng “chặt
chém” nhau về xuất thân,
vùng miền, học vị... Có lẽ
vì thế mà ông Giáp Văn
Dương tỏ vẻ khá bi quan:
Đếnmột ngưỡngnàođó,
sẽ có cảm giác xã hội này
chỉ làmột đám giật gân đồng bóng
”.
“Xãhội thamgia”
Ở chiều ngược lại, trên mạng xã hội, Nguyễn
QuốcVương - một giáo viên trẻ đang định cư tại
Nhật vừa đưa ra khái niệm “xã hội tham gia”. Nói
nôm na là người dân sẽ không chỉ thông qua “đại
diện”mà trực tiếp thamgia vàonhiều lĩnhvực của
đời sốngxã hội kể cả quản trị.Người dân cóquyền
lên tiếng bàn luận về những vấn đề ảnh hưởng đến
cuộc sống và tương lai của mọi người như giáo
dục, chính sách an sinh xã hội, việc triển khai các
loại thuế phí mới…Đương nhiên trong các cuộc
tranh luận trên mạng xã hội, rất cần có tiếng nói
của các nhà chuyên môn nếu không sẽ có nguy
cơ rơi vào phong trào “toàn dân làm gang thép”.
Anh Quốc Vương cho rằng sự lo ngại “bách gia
tranhminh” sẽ dẫn đến không biết đâu là… chân
lý thực ra là “lo bò trắng răng”. Vị giáo viên nêu
trên còn lạc quan rằng các cuộc tranh luận trên
mạng xã hội tại Việt Nam rồi đây sẽ hình thành
“đại hội võ lâm” giống cuộc đăng đàn diễn thuyết
đồng thời của tám nhà giáo dục về tám trường
phái-tư tưởng giáo dục do họ chủ trương vào thời
kỳ Taisho (1912-1926) ở nước Nhật.
Tất nhiên, để có được viễn cảnh tranh luận cởi
mở, tạo tiền đề cho việc cải tiến chính sách, mỗi
người trong chúng ta cần nhìn lại xemmình đã có
khi nào “bỏ bóng đá người” trong các cuộc khẩu
chiến trên mạng hay chưa.
Ai cũng biết tranh
luận để góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ thì
khó, chứ công kích, chụp mũ nhau nhằm kéo
lùi mọi thứ thì quá dễ
.
Về lâu dài, có lẽ cơ quan chức năng nên tính
đến việc loại bỏ lực lượng dư luận viên vốn hay
gây ra những hiềm khích nhắm vào những người
nêu ý kiến cải cách ôn hòa trên mạng xã hội và
chụpmũhọ là “phảnđộng”. Thayvì giúp tạodựng
hình ảnh đẹp của chính quyền, sự tồn tại của các
dư luận viên trong thời gian qua càng khoét sâu
những rạn nứt giữa người Việt của hai ý thức hệ
khác nhau vốn chưa được hàn gắn đúng mức.
Hẻmbuônchuyện
Hôm nay đã là ngày mùng 5
tháng 5 ta, tết Đoan Ngọ, to thứ
nhì sau tết Nguyên đán. Ở quán
cà phê, chị Gái hủ tíu bày bán
thêm vài thứ để bà con “giết sâu
bọ”nhưbánhúkhôngnhân, bánh
ú nhân đậu xanh mùi sầu riêng,
bánh ú tro, cơm rượu nếp than,
chè trôi nước... Cô Phượng cave
nhấm nháp chén cơm rượu, thắc
mắc:
Ăn tết mùng 5 tháng 5 sao
lại gọi là giết sâu bọ nhỉ?
Thằng Bảy xe ôm ra vẻ hiểu
biết:
Vì cái tháng 5 ta này các
quan tham sinh sôi nhiều vô kể.
Mấynăm trướcôngChủ tịchnước
đã phải nói: “Trước đây chỉ một
con sâu làm rầu nồi canh, nay
thì nhiều con sâu lắm. Một con
sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy
sâu là“chết” cái đất nướcnày”.
Bởi vậy phải có cái tết giết sâu
bọ chớ sao.
Cô Phượng cave trềmôi:
Mày
nói dóc. Các quan tham sinh sôi,
nảy nở quanh năm cứ gì phải
tháng 5 ta này. Mà sao lại chọn
ngàymùng 5?
ThằngBảyxeôm tịtmít, chịGái
hủ tíu góp chuyện:
Tôi nghe nói
ngày đó sâu bọ trong con người
tabò ranhiều lắmnênphải diệt.
Gã Ký Quèn lên tiếng:
Tết
Đoan Ngọmùng 5 tháng 5 là có
tích, có tuồnghẳnhoi. Ngày xưa
ở nước Sở bên Tàu, ông quan
Khuất Nguyên dâng sớ can vua,
bị cách chức thành thứdân.Ông
ômđá tự trầmmìnhở sôngMịch
La đúng vào ngàymùng 5 tháng
5 âm lịch…
Cô Phượng cave cười rinh
rích:
Can vua mà phải tự tử à?
Bâygiờ trí thức thahồphảnbiện
đâu có sao!
Thằng Bảy xe ôm cười hô hố:
ChịPhượngcavengheđâuravậy?
CôPhượngcave trợnmắt:
Mày
không coi tivi à? Ngày 26 tháng
5, gặp Liên hiệp các Hội Khoa
học và Kỹ thuật, Thủ tướng nói:
Sóng“lạ” làsónggìnhỉ?
Tranh luậnđểgópphầnthúcđẩy
xãhội tiếnbộthìkhó,chứcông
kích,chụpmũnhaunhằmkéo lùi
mọi thứthìquádễ.
Chínhphủmongmuốn lắngnghe
đượcnhiềuýkiến tưvấnphảnbiện
từ xãhội, các nhà khoahọc, giới
trí thức trên tinh thần dân chủ,
khách quan, khoa học.
Vừa lúc đó cô Ba vợ ông Ba
hưu xồng xộc vào quán:
Ông đã
lấy vé xe lửa đi Nha Trang cho
tôi chưa?Mai tôi đi chuyếnchiều,
toamáy lạnh, phòngbốnngười…
CôBa vừa ra khỏi quán, thằng
Bảy xe ôm đã la lên:
Ối chết
chết, mọi khi cô Ba vẫn đi máy
bay kiamà?
Ông Ba hưu lắc đầu:
Sợ máy
bay rồi…Phần sợ lây bệnhMớt
Mót gì đó, phần sợmáy bay rớt.
Ông Tư Gà nướng la trời:
Sợ
máy bay rớt?Máy bay ta chỉ có
trễ thôi chứ có rớt bao giờ?
ÔngBa hưu càm ràm:
Thì hôm
rồi bả đi máy bay về tới Tân Sơn
Nhấtmà khônghạ cánhđược, cứ
bay vòng vòng trên đó. Nghe nói
có sóng lạ chèn vô làmmất sóng
đài kiểm soát không lưu không
liên lạc được bất kỳ máy bay
nào dù đang bay trên trời hay
đậu dưới đất.
CôPhượngcavecười rinh rích:
Sóng lạ là sóng gì hả chúBa, có
giống với “tàu lạ” vẫn đâm tàu
ta không?
GãKýQuèn lên tiếng:
Hỏi khó
vậy chú Ba sao trả lời. Có điều
ta có hàng vạn trí thức là kỹ sư,
chuyên gia, kỳ này tha hồ tập
trungnghiêncứu“sóng lạ”hổng
biết có ra kết quả không, nói gì
tới phản biện…
Cả quán cười vui vẻ.
NHẬTTUẤN
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook