272 - page 6

CHỦNHẬT 11-10-2015
6
THỜI ĐẠI
TạisaoNobel
Hòabình luôn
gâytranhcãi?
Ý nghĩaNobel Hòa bình năm nay, trao choBộ tứ đối thoại quốc gia
Tunisia, như được giải thích là tôn vinh bốn nhóm hoạt động dân chủ
Tunisia có công trong việc xây dựng tiến trình dân chủ, “một điển hình
của tiến trình chuyển giao trong hòa bình tại khu vực”.
MẠNHKIM
V
ới một số nhà bình
luận, “tinh thầnhòa
bình” của giải năm
naymột lần nữa lại
không thể hiện rõ.
Thật ra thì lịch sửNobelHòabình
là lịch sử của những tranh cãi…
“Hòabình vĩnhcửu
trongnghĩađịacủa
nhân loại”
Nobel Hòa bình nhân quyền
luôn làđề tàigây tranhcãivì trong
nhiều trường hợp nó tạo ra mâu
thuẫn hơn là mang lại hòa bình.
Bản thân Alfred Nobel không
xét đến vấn đề nhân quyền khi
viết di chúc (về việc thành lập
giải Nobel) hồi năm 1895 vàỦy
banNobelHòabình
(PeacePrize
Committee - PPC) ban đầu cũng
chỉ nhấnmạnh công tácnhânđạo
chứkhôngphải nỗ lựchướngđến
nhân quyền. Trong thực tế, khái
niệm nhân quyền chỉ nổi cộm từ
sau Thế chiến thứ hai, khi các
nước phương Tây tôn vinh hệ
thống chính trị dân chủ và các
yếu tố liênquanquyền tựdo con
người bắt đầu được xem trọng.
Hơn nữa, vấn đề nhân quyền
còn được củng cố trong Bản
tuyên ngôn nhân quyền LHQ
năm 1948, góp phần đưa đến sự
khai sinh các nhóm hoạt động
nhân quyền…Ngoài ra, vấn đề
khôngđơngiảnkhi bản thân chữ
“hòa bình” có thể diễn dịch theo
nghĩa rộng. “Chiến tranh được
tiếnhànhđểhòabìnhcó thểđược
thiết lập” - đó làmột trongnhững
địnhnghĩavề“hòabình” từnggây
nhiềuphảnứng trái ngược. Cách
đây hơn 200 năm, triết gia Đức
Immanuel Kant trong tiểu luận
lừng danh
Zum ewigen Frieden
đã nói rằng một cuộc chiến hủy
diệt sẽ “mở rộng đường cho nền
hòabìnhvĩnhcửu trongnghĩađịa
của nhân loại”.
Hòa bình là sự vắng mặt của
chiến tranh - theocáchhiểu thông
thườngnhất - nhưnghòa bình có
thể nào đếnmà không cần chiến
tranh?Lịch sửnhân loại là lịch sử
của xungđột và hòa bình thường
tồn tại như một khái niệm mà
người ta mơ ước nhiều hơn là
cáimà người ta được thụ hưởng.
Nói khác đi, khái niệm hòa bình
là khái niệm đạo đức và lý do
khiếnngười ta chống chiến tranh
cũng xuất phát từ phạm trù đạo
đứcnày.Có lẽnhữngngười chấm
giảiNobelHòabìnhcũng làmviệc
theo kim chỉ nam đạo đứcmang
tính lý thuyết hơn là xét đến tính
chất thực tế phức tạp của các sự
kiện và nhân vậtmà họ đang cân
nhắc quyết định trao giải Nobel
Hòa bình, từ đó dẫn đến lệch lạc
và không chuẩn xác mà lịch sử
hơn100nămcủaNobelHòabình
từng chứngminh.
Một sự thật rõ ràng rằngkhông
ít người tìm cách đem lại hòa
bình hay tiến trình hòa bình đều
từng chịu trách nhiệm lớn trước
đó cho việc tạo ra chiến tranh.
Henry Kissinger (1973) là một
ví dụ (không chỉ có vai trò quan
trọng trong cuộc chiếnViệtNam,
Kissingercòndínhdángchiếndịch
dội bom trải thảm từ 1960-1970
làm thiệt mạng khoảng 800.000
người tại Campuchia hoặc chiến
dịchKền kền với việc bắt cóc và
sát hại các chiến sĩ cộng sản tại
Argentina,Bolivia,Chile…; chưa
kể việc ông ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ
can thiệp quân sự vàoCyprus).
Một trong những Nobel Hòa
bìnhgây tai tiếngnữa làgiải chấm
cho Tổng thống Mỹ Theodore
Roosevelt năm 1906, cho cố
gắng trongvai trò trunggianđàm
phán nhằm chấm dứt cuộc chiến
Nga-Nhật năm 1905. Tuy nhiên,
hồi chiến tranhTâyBanNha-Mỹ
năm 1898, Roosevelt từng chỉ
huy một trung đoàn kỵ binhMỹ
đóng tại Cuba và sau này, khi trở
thành tổng thống thứ 26 củaMỹ
(1901-1909), ông đã bộc lộ tham
vọng dùng sức mạnh quân sự để
kiểm soát Caribê. Nhiều tờ báo
Mỹ từngviết rằngviệc traoNobel
HòabìnhchoTheodoreRoosevelt
là hành động kỳ lạ và khó hiểu.
Tờ
NewYorkTimes
nói:“Mộtnụ
cười rạng rỡđãhiện lênkhuônmặt
(Tổng thống Roosevelt) khi giải
thưởngđược traochomộtcôngdân
hiếu chiến nhất nướcMỹ”. Trong
diễn văn tại lễ trao giải vào ngày
10-12-1906, chủ tịchHộiđồng lập
phápNaUyGunnarKnudsen nói
rằng:“Mỹ làmột trongnhữngquốc
giađầu tiênbiết cáchbiến lý tưởng
hòa bình thành chính trị thực tế.
Nhưng điều đặc biệt khiến những
người bạncủahòabìnhvà toànbộ
thế giới vănminhhướng trực tiếp
đếnnướcMỹ là vai tròhạnhphúc
của Tổng thống Roosevelt trong
việc chấm dứt cuộc chiến đẫm
máugầnđâygiữahai cườngquốc
Nhật vàNga”.
TạisaoPPCchấmchoRoosevelt?
Cósáu tổchứcvà23cánhânđược
đề cử Nobel Hòa bình 1906 (mà
sáu người trong số đó sau này đã
được giải) nhưng chỉ Roosevelt
là được vị cố vấn PPCHalvdan
Koht (sauđó là thànhviênPPCvà
ngoại trưởngNaUy) đềcao trong
bản tường trình dài nhất mà PPC
từng nhận được. Bản tường trình
dựa vào các quyển lịch sử Mỹ
đươngđại vànhững tácphẩmcủa
chínhRoosevelt
(Biography
,
Ideas
on peace and war
,
Imperialism,
Peacepolicy,Warpolicy,Panama,
Mediation between Russia and
Japan)
Năm 1945, sự kiện Nobel Hòa
bìnhđược traochochínhkháchMỹ
CordellHull cũnggâynhiều tranh
cãi. Được xem là ngoại trưởng tại
vị lâu nhất lịch sửMỹ (11 năm,
1933-1944; thời nội các Franklin
D.Roosevelt),Hullđượcnhìnnhận
vớiđónggóp thành lậpLHQvàcó
công trongviệcmang lại hòabình
choTây bán cầu. Tuy nhiên, Hull
lại lànhânvật chính trong sựkiện
tàuSSSt.Louis.Hènăm1939, tàu
SSSt.Louiskhởihành từHamburg
(Đức) vàoĐại TâyDương, mang
theo khoảng 950 người tị nạnDo
Thái đang trốn chạy phát xít Đức
trướcThếchiến thứhai.Thoạtđầu,
Tổng thốngFranklinD.Roosevelt
tỏý sẵn lòng tiếpnhận sốngười tị
nạn chính trị nhưngNgoại trưởng
Hull cùngmột số thànhviênđảng
Dân chủmiền Nam phản đối với
đedọa rút lui sựủnghộRoosevelt
trongchiếndịch tranhcử tổng thống
năm 1940.
Thế làngày4-6-1939,Roosevelt
ra lệnh cấm SS St. Louis vàoMỹ
(lúc đó đang neo chờ tại Caribê
giữaFloridavàCuba).BịCuba từ
chối tiếp theo, con tàu chẳng còn
cách nào khác là quay lại châu
Âu và kết quả là hơn 1/4 số hành
kháchbị giết chết trong các trại tù
kinh hoàngNazi…Cách đây hơn
10năm, khiNobelHòabình2004
được trao choWangari Maathai,
dư luận lại một phen xì xầm. Tờ
Standard
(Kenya) và
Radio Free
Europe
nhắc lại việc bàMaathai
từng nói rằng bệnhAIDS bị gieo
rắcbởichínhgiớikhoahọcphương
TâynhằmlàmgiảmdânsốchâuPhi.
TấtnhiênMaathaibácbỏnhưngsau
đó cũng úpmở trong cuộc phỏng
vấn tuần báoMỹ
Time
về nguyên
cớ “phi tự nhiên” (ám chỉ do con
người gây ra) củaAIDS, rằng “ai
đó” phải biết cănbệnh đến từ đâu
và “hẳn nhiên không phải từ khỉ”
(nhưquanniệmphổbiếnvà thống
nhất của giới nghiên cứu)…
Câuhỏi bỏngỏ
Nhiều câu hỏi đặt ra cho PPC
trongsuốthơn100nămquanhưng
dường như không bao giờ có lời
giải. Thứ nhất, một ủy ban được
chỉ địnhbởiHội đồng lậpphápNa
Uymà thànhviên thông thường là
cáccựuchính trịgiaNaUy liệucó
hoàn toàn độc lập trong hành xử?
Người tadễcókhuynhhướngcho
rằng quan hệ ngoại giao cùng các
lợi ích quốc gia sẽ ảnh hưởng và
chi phối quyết định chọn lựa của
PPC. Thứ hai, việc “chấm điểm”
củaPPCdựa trên cơ sởnào, trong
khi bối cảnhchính trị thếgiớimỗi
nămmỗi thayđổivàcáncânquyền
lực trênbàncờchính trường thếgiới
cũngkhôngổnđịnh?Cònnữa, liệu
một ủy ban gồm vài thành viên ở
một nước TâyÂu nhỏ bé nhưNa
Uycóđủkhảnăng thật sựvàquyền
hạnđểđánhgiámột người nàođó
- trên phạm vi toàn thế giới - có
nỗ lực đáng kể nhất cho hòa bình
nhân loại? Chưa hết, liệu quyết
địnhcủahọcóbị sứcépnào từbên
ngoài hay đơn giản hơn không bị
ảnh hưởng bởi vấn đề sắc tộc hay
thành kiến tư tưởng?Việcmột vĩ
nhânnhưMahatmaGandhi - từng
được đề cử năm lần (1937, 1938,
1939, 1947 và 1948 - vài ngày
trước khi ông bị ám sát vào tháng
1-1948) mà không bao giờ được
PCCđểý - cóminh chứngđiềugì
cho câu hỏi này?
Năm 1973, những câu hỏi trên
một lần nữa đã tụ lại và dồn lên
PPC khi họ chấm giải Nobel Hòa
bình choNgoại trưởngMỹHenry
Kissinger.Hai thànhviênPPCđã từ
chứcsaukhibỏphiếuphảnđốiviệc
chấm giải và đại diện Sosialistisk
Valgforbund - liênminh cộng sản
và các nhà hoạt động xã hội chủ
nghĩa - đã lên tiếng yêu cầu xem
xét lại vai trò của PPC. Người ta
đưa ra ba đề nghị: Ba thành viên
còn lại của PPC phải được thay;
PPC phải được quốc tế hóa (với
mỗi thành viên thuộc một quốc
giaNordic -ĐanMạch,PhầnLan,
Iceland,NaUyvàThụyĐiển); và
cácnghịsĩNaUykhôngđượcphép
cómặt trongPPC.
Cả ba yêu cầu đều bị đa sốHội
đồng lập pháp Na Uy khước từ
nhưng sau đó người ta ngầm thỏa
thuận rằng thànhviênPPC từđóvề
sauphải làngười không lànghị sĩ.
Năm1977, thái độ tựnhìn lại trên
đã thểhiệnởviệcđổi tên thành“Ủy
banNobelNaUy” (tênchính thức
của PCC) thay vì “Ủy banNobel
của Hội đồng lập pháp Na Uy”.
Tuy nhiên, việc quốc tế hóa PPC
khôngphảiđơngiản:Dựavàoyếu
tốcơbảnnàođểcó thểchọn thành
viênPPCvà rồimột ủyban thành
viên đa quốc gia liệu có đơn giản
hóa hay lại làm phức tạp thêm, vì
lúc đó từng thành viên đều đứng
trước ảnh hưởng của lợi ích riêng
dân tộc?Vấn đề trên đến nay tiếp
tục bỏ lửng…
ĐạidiệnBộtứđốithoạiquốcgiaTunisia(AFP).
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook