285-2018 - page 12

12
Bóng đá đem lại rất nhiều điều, cảm hứng và khả
năng cuốn hút của môn thể thao này là điều không thể
bàn cãi. Nhưng cứ nhìn những cuộn trào từ người hâm
mộ Việt Nam trong những năm gần đây cũng có thể
nhận ra bóng đá đã xóa nhòa đi khoảng cách giữa đàn
ông và phụ nữ.
Thậm chí tỉ lệ những người hâmmộ đổ ra đường sau
mỗi chiến thắng của đội tuyển có một số lượng không
hề nhỏ là những cô gái chân yếu tay mềm. Đã có thời
dưới không ít nếp nhà, khi hai đội đang giằng co tỉ số
thì vợ và chồng đang giành nhau cái điều khiển từ xa.
Vợ đang muốn xem phim Hàn Quốc, còn chồng thì chỉ
muốn xem bóng đá.
Không xem được ở nhà thì ta ra đường, nhiều ông
chồng đành phải tìm vui ở những quán bia, cà phê có
màn hình lớn để thỏa mãn đammê. Nhưng với khả
năng nghi ngờ cao độ, nhiều bà vợ đành ưu ái cho
chồng xem tại nhà nhưng với các yêu cầu: “Xem không
hét, vào không la, thua không đập phá đồ trong nhà”.
Ở một chiều khác, các bà vợ chịu thế “kèo dưới” cũng
tìmmọi cách để thích ứng với chồng hơn bằng việc
cùng xem bóng đá với đức lang quân. Chị em cũng chịu
khó lên mạng gọi là tìm hiểu bóng đá, nhưng thay vì
tìm hiểu về quy chế và luật lệ thì các cầu thủ đẹp trai và
cơ bắp săn chắc đã cuốn họ vào.
Bởi vậy, có bà vợ tổng kết bằng kinh nghiệm thực
tiễn cứ bóng vào lưới là chồng hò reo. Thế là họ cứ ung
dung áp dụng và không ít lần phải hứng chịu sai lầm vì
reo nhầm bàn thắng đội đối thủ của chồng.
Nếu cómột chiến thắng có tầmquymô lớn, đội U-23
Việt Namđã tạo nên chiến thắng trong việc biến nhiều
cô gái vốn không biết bóng đá là gì giờ bỗng nhiên chăm
chỉ ngồi trướcmàn hìnhmỗi giờ bóng lăn. Dù chỉ trước đó
không lâu có cô còn băn khoăn tự hỏi: Sao đội bóng giàu
không phát chomỗi cầu thủmột quả? Tại sao bao nhiêu
người chỉ giành nhaumột trái bóng chi cho khổ?
Chiến thắng của đội tuyển Việt Nammới đây đã
khiến cho nhiều nơi trên cả nước chuyển mạnh từ
áp thấp nhiệt đới tới bão rất nhanh. Đường phố tắc
ở nhiều nơi, nhiều nơi các bà, các mẹ, các chị còn trở
thành những vũ công biểu diễn sôi động ngay trên
đường.
“Không nên hoãn sự sung sướng đó lại”, niềm vui
và niềm tự hào xứng đáng được lan tỏa. Nhưng đêm
qua có nhiều cơn bão đã kéo theo những nguy cơ. Di
chuyển với vận tốc lớn, không đội mũ bảo hiểm, nhiều
vụ tai nạn đã diễn ra trên đường. Bóng đá không phân
biệt đàn ông và phụ nữ, và những tai nạn trên đường
cũng vậy!
VIẾT THỊNH
HÒABÌNH
ghi
S
áng 7-12, tại TrườngĐH
KHXH&NV TP.HCM
đã diễn ra buổi tọa
đàm “Theo dòng lịch sử
sân khấu cải lương” (giai
đoạn 1955-1975) do ĐH
KHXH&NV cùng Hội Sân
khấu TP.HCM tổ chức nhân
kỷ niệm 100 năm sân khấu
cải lương hình thành và phát
triển. Buổi tọa đàm đã quy
tụ đông đảo giới nghiên cứu
cải lương, giới làm sân khấu
và các bạn trẻ.
Vào phần thảo luận, bạn
Duy Khang, sinh viên khoa
Sáng tác cổ điển Nhạc viện
TP.HCM, phát pháo: “Tôi
làm việc với các trường
quốc tế, thấy học sinh của
trường được học về nhạc
giao hưởng từ nhỏ. Ngay
cả người phương Tây cũng
cho đó là một thể loại nhạc
khó hiểu, khó nghe nhưng
học trò trường quốc tế có
thể nghe và hiểu vì được
học từ nhỏ. Để tốt nghiệp ra
trường, học trò trường quốc
tế phải tổ chức một buổi biểu
diễn do chính họ tự dựng, tự
diễn, thậm chí tự viết bằng
những gì mình đã cảm, đã
hiểu. Trong khi đó Việt Nam
quá rập khuôn, không cho
học trò tự thể hiện. Tôi có
người bạn nước ngoài, họ
hỏi có cái gì hay của nước
mình gửi cho họ nghe. Tôi
gửi
Tiếng trống Mê Linh
họ rất thích, hỏi còn gì nữa
không, tôi gửi tiếp một vở
đi rồi bác bỏ gì thì bác bỏ.
Người lớn cứ nói là không
có kịch bản hay nhưng tôi
biết là đang có rất nhiều tác
giả trẻ như tôi có nhiều kịch
bản hay nhưng đều không
được sử dụng. Tôi không
thể là người khác, không thể
viết giống những cô chú tác
giả đang có ở đây”.
Bạn sinh viên tên Tiến,
khoa Văn học, nói: “Giới
trẻ mong muốn có được sự
đồng cảm từ những người
đi trước. Tại sao Tóc Tiên
“remix”
Dạ cổ hoài lang
lại gặp phải những lời chỉ
trích làm hư cải lương. Kịch
bản cải lương không đi vào
những vấn đề hiện thực cuộc
sống hôm nay mà giới trẻ
quan tâm như tham nhũng,
“single mom”, thanh niên
từ quê lên TP lập nghiệp…
Tại sao nghệ sĩ cải lương
không làm những sản phẩm
cải lương bỏ lênYouTube đo
lường phản ứng của khán giả
trẻ ra sao? Tại sao cải lương
không tận dụng công nghệ
thời 4.0 để sân khấu hấp dẫn
hơn như làm người chết diễn
cùng người sống?”.
Phóng viên trẻ Ngọc Tuyết
có nhiều năm làm cải lương,
người làm đề tài nghiên cứu
về cải lương ở bậc thạc sĩ
chia sẻ quan điểm: “Không
chỉ có 20 bản tổ, âm nhạc
cải lương mênh mông với
rất nhiều bài bản khác,
những điệu lý, điệu hò vè.
Chính những người làm cải
lương đã và đang làm rơi
rớt đi âm nhạc cải lương
chứ không phải âm nhạc
cải lương nhàm chán, đơn
điệu. Trong vở
Trung thần
,
soạn giả Hoàng Song Việt
đã cố công tìm kiếm một làn
điệu Bình Định đưa vào cho
một nhân vật xuất thân Bình
Định khiến cả khán phòng
im phăng phắc”. •
Đừng bắt giới trẻ cảm
cải lương giống cha ông
Họ đã nói
Sở hết lòng ủng hộ
cải lương
Nhiều năm nay Hội đồng
Nghệ thuật của TP.HCM chưa
từngbác bỏbất cứmột vởdiễn
hay chương trình sânkhấunào.
Sở có những giải pháp và hoạt
động thiết thực cho cải lương
trong dịp kỷ niệm này như chỉ
đạo Nhà hát Trần Hữu Trang
có kế hoạch sáng đèn thường
xuyên, đề xuất tìmquỹ đất xây
dựng trung tâm nghệ thuật
truyền thống hiện đại, trong
đó có cải lương, tổ chức một
đêm tôn vinh nghệ thuật cải
lương nhân dịp 100 năm.
NGUYỄN THỊ THANH THÚY
,
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và
Thể thao TP.HCM
Nắm vững căn bản rồi mới sáng tạo
Nhạc sĩ Đức Trí đã chia sẻ về ý kiến làm mới âm nhạc cải
lương với các bạn trẻ ở kinh nghiệm làm nhạc cho hai vở
nhạc kịch
Ngàn năm tình sử
Lục Vân Tiên
ở sân khấu Kịch
IDECAF của mình như sau: “Trước khi sáng tạo, làmmới thì
phải hiểu rõ, nắmvững căn bản âmnhạc cải lương, âmnhạc
truyền thống đi đã. Sáng tác mới là mạo hiểm nhưng nếu
mình thành công, đó sẽ là lối ra”.
Sổ tay
khác của cô Thanh Nga.
Nhưng gửi lần thứ hai này
thì họ nói không có cái gì
để xem. Gửi lần thứ ba thì
họ nói không thể nghe được
nữa vì âm nhạc trong các vở
đều giống nhau. Trong khi
đó, nhạc kịch nước ngoài
Các thế hệ cải lương
đi trước có tiếp nhận
thế hệ trẻ không?
Hãy lắng nghe lớp
trẻ đi rồi bác bỏ gì
thì bác bỏ.
mỗi vở âm nhạc mỗi khác.
Còn giới trẻ Việt Nam làm
cái gì khác là bị bảo không
giống cải lương”.
Tác giả trẻ Phạm Tân bức
xúc: “Các thế hệ cải lương đi
trước có tiếp nhận thế hệ trẻ
không? Hãy lắng nghe lớp trẻ
Đời sống xã hội -
ThứBảy8-12-2018
Bóngđá, phụnữvàbìnhđẳnggiới
Đang từ dài
dòng, lê thê,
chủ yếu nói
chuyện cũ,
cuộc tọa đàm
về cải lương
bỗng nhiên
trở nên sôi
động, tranh
luận qua lại
trong nhiều
cảmxúc, tràn
đầy tiếng vỗ
tay saumỗi ý
kiến…
Ca sĩ Thanh Thúy, PhóGiámđốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, tặng hoa cho đại diện
Hội Sân khấu TP.HCMvà TrườngĐHKHXH&NV TP.HCM. Ảnh: HB
Bộ GD&ĐT rút kinh nghiệm qua những vụ
giáo viên vi phạm đạo đức
(PL)- Sau hàng loạt vụ việc giáo viên (GV) vi phạm đạo đức nhà giáo
gây bức xúc trong ngành và dư luận xã hội ở một số địa phương xảy ra
gần đây, ngày 7-12, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các sở GD&ĐT về
việc đôn đốc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo. Công văn do
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ký đã chỉ đạo các cơ sở giáo
dục tổ chức quán triệt cho toàn thể cán bộ, GV, nhân viên, người lao
động Chỉ thị số 1737 ngày 7-5-2018 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc
tăng cường quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Cùng đó là Quyết
định số 16/2008 ngày 16-4-2008 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định
về đạo đức nhà giáo; các quy tắc ứng xử, quy chế làm việc của cơ
quan, đơn vị.
Từ những quyết định này, Bộ GD&ĐT đề nghị cần phải nhận thức
về những vụ việc GV vi phạm đạo đức vừa qua là bài học sâu sắc đối
với ngành để mỗi GV, mỗi nhà trường nghiêm túc rút kinh nghiệm,
từ đó có ý thức, trách nhiệm thực hiện tốt các quy định về đạo đức
nhà giáo. Bộ GD&ĐT yêu cầu thành lập các đoàn công tác, kiểm tra
các cơ sở giáo dục về triển khai thực hiện Chỉ thị số 1737, các quy
định liên quan đến đạo đức nhà giáo. Đồng thời tăng cường các biện
pháp quản lý, huy động các lực lượng tham gia giám sát việc thực
hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, tuyệt đối không để xảy ra
tình trạng bạo hành thể chất, tinh thần học sinh. Bộ cũng yêu cầu các
sở GD&ĐT có biện pháp để thường xuyên nắm bắt thông tin tại các
cơ sở giáo dục để chủ động xử lý, giải quyết ngay khi sự việc xảy ra.
HÀ PHƯỢNG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook