285-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy8-12-2018
Ngày 7-12, TANDCấp cao tại Đà Nẵng xử phúc thẩm ông
Đào Tấn Cường (trú quận Hải Châu, TPĐà Nẵng) về tội đe dọa
giết người. Sau khi xem xét các tình tiết, HĐXX tuyên chấp
nhận kháng cáo, tuyên giảm án cho bị cáo Cường từ 18 tháng
xuống còn chín tháng tù.
Bị hại trong vụ án là ông Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch UBND
TPĐà Nẵng) và ông Trần Phước Sơn (Phó ChánhVăn phòng
UBNDTPĐà Nẵng).
Tại phiên phúc thẩm, HĐXX nhận định bản án sơ thẩm của
TANDTPĐà Nẵng là có căn cứ, đúng người, đúng tội. Nhưng
xét thấy bị cáo có nhân thân tốt; hành vi nhắn tin đe dọa chỉ thỏa
mãn những bức xúc trong quan hệ giữa bị cáo và người bị hại,
không có hành vi trong thực tế; bị cáo và gia đình bị hại có mối
quan hệ thân thiết từ trước...
Giảmán tù chongười nhắn tinđe dọa chủ tịchTPĐàNẵng
Tại tòa, đại diện hợp pháp của bị hại cũng đề nghị HĐXX
xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
HĐXX nhận định xét tình hình bị cáo hiện nay, bị cáo có em
trai đang bị cơ quan công an bắt giam để điều tra hành vi phạm
tội khác (ông Đào Tấn Bằng, cựu chánhVăn phòng Thành ủy
Đà Nẵng - PV). Mẹ bị cáo là người có công với cách mạng, SN
1945, là người cao tuổi. Do vậy, nếu bị cáo bị tạm giam trong
thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hoàn cảnh gia đình bị cáo... Từ
đó, tòa tuyên giảm án như trên.
Trước đó, tại phiên xử sơ thẩm ngày 9-2, TANDTPĐà Nẵng
tuyên phạt ông Cường 18 tháng tù, trừ thời gian tạm giam là hai
tháng 23 ngày, bị cáo phải chấp hành 15 tháng bảy ngày tù.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, ngày 19-8-2017, ông
Cường (phó giám đốc Công ty CPNhiên liệu bay Petrolimex
Chi nhánh Đà Nẵng) bị bắt khẩn cấp. Theo đó, ngày 10-7-
2017, ông Cường mua một điện thoại Nokia cũ cùng SIM rác,
soạn tin nhắn gửi đến ông Thơ và ông Sơn với nội dung: “Rồi
mày cũng phải trả giá thôi, mày lừa thầy phản bạn, mày sẽ
phải hứng lấy quả báo, cũng chết bờ chết bụi thôi. Mày còn vợ
con nữa đó”.
Vì không gửi được tin nhắn nên Cường mang điện thoại đến
cửa hàng để sửa, sau đó mua thêmmột SIM khác rồi nhắn tin
vào số điện thoại ông Thơ và ông Sơn với nội dung: “Đồ mất
dạy, nợ máu phải trả bằng máu”. Sau đó, bị cáo đập phá điện
thoại và SIM, ném xuống sông Hàn. Bị cáo khai em trai bị đơn
tố cáo về việc có liên quan đến một số lô đất trên bán đảo Sơn
Trà, cho rằng ông Thơ và ông Sơn là người đứng sau nên đã đe
dọa.
TÂMAN
“Các hành vi của Trần
Phương Bình là nguyên
nhân chính dẫn đến
thực trạng NH TMCP
Đông Á lỗ lũy kế 31.076
tỉ đồng, vốn chủ sở hữu
âm 25.451 tỉ đồng” -
đại diện VKS.
Khắc phục hậu quả,
Vũ “nhôm” được
đề nghị án nhẹ
Theo VKS, Vũ “nhôm” tuy bị truy tố khung hình phạt đến chung
thân nhưng do gia đình Vũ khắc phục hậu quả 203 tỉ đồng ngay
khi diễn ra phiên tòa…nên được xemxét giảmnhẹ hình phạt.
PHƯƠNG LOAN
H
ôm qua, 7-12, phiên tòa xử vụ
thất thoát 3.608 tỉ đồng xảy
ra tại Ngân hàng (NH) Đông
Á (DAB) tiếp tục với phần tranh
luận. Mở đầu, đại diện VKSND
TP.HCM đọc bản luận tội đối với
26 bị cáo, trong đó có Trần Phương
Bình (cựu tổng giám đốc DAB) và
Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”,
nguyên chủ tịch HĐQT Công ty
CP Xây dựng Bắc Nam 79).
Cựu tổng giám đốc DAB
gây thiệt hại 3.568 tỉ
VKS nhận xét: Bị cáo Bình với
vai trò tổng giám đốc, phó chủ tịch
HĐQT và chủ tịch Hội đồng tín
dụng DAB đã thực hiện các hành
vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái
Luật Kế toán, Luật Các tổ chức
tín dụng và điều lệ DAB trong quá
trình chỉ đạo các hoạt động ngân
quỹ, tín dụng, đầu tư…, gây thiệt
hại 3.608 tỉ đồng cho DAB. Ông
Bình phải chịu trách nhiệm về số
thiệt hại 3.568 tỉ đồng.
Các hành vi vi phạm pháp luật
nghiêmtrọng nêu trên là nguyên nhân
chính dẫn đến thực trạng NHTMCP
Đông Á tại thời điểm 31-12-2015
lỗ lũy kế 31.076 tỉ đồng, vốn chủ
sở hữu âm 25.451 tỉ đồng và tổng
tài sản thực chỉ còn 47.011 tỉ đồng.
Từ năm 2007 đến 2014, để có
tiền mua cổ phần, Bình đã chỉ đạo
nhân viên dưới quyền lập phiếu thu
khống, mua bán vàng, kinh doanh
ngoại tệ trái luật, lập khống hồ sơ
che giấu âm quỹ tiền, vàng để đối
Bị cáo Phan VănAnh Vũ
(ảnh trái)
và bị cáo Trần Phương Bình.
Ảnh: PHƯƠNG LOAN
Ông Trần Phương Bình bị đề nghị chung thân
VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt cựu tổng giám đốc DAB Trần Phương
Bình chung thân về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản, 20 năm tù về tội cố ý làm trái… Cùng hai tội này, VKS đề nghị phạt
NguyễnThị KimXuyến, cựu phó tổng giámđốc DAB, mức án tổng cộng
30 năm tù.
Đối với bị cáoVũ, VKS đề nghị phạt 15-17 năm tù về tội lạmdụng chức
vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (trước đó Vũ bị TAND Cấp cao tại Hà
Nội phạt tám năm tù về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước).
23 bị cáo còn lại, VKS đề nghị mức án 2-18 năm tù và bốn án treo về
các tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái…
và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Đề nghị xem xét trách nhiệm của thanh tra
VKS kiến nghị tiếp tục điều tra làm rõ vai trò của một số cá nhân như
nguyên trưởng phòng kế toán hội sở DAB, nguyên giám đốc DAB Chi
nhánh Nam Định có dấu hiệu tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước,
lạm dụng chức vụ và quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
VKS kiến nghị làm rõ vai trò, trách nhiệm của NH Nhà nước, Cơ quan
Thanh tra, giám sát NH Nhà nước TP.HCM, các công ty kiểm toán trong
hoạt động thanh tra, giámsát 10 nămkhông phát hiện hành vi sai phạm
của Trần Phương Bình và đồng phạm.
phó với kiểm toán độc lập và thanh
tra, kiểm tra của NH Nhà nước…
“Phan Văn Anh Vũ kêu
oan không có cơ sở”
VKS nhận định: Trong việc điều
hành DAB, Trần Phương Bình gây
thua lỗ mà không tìm giải pháp giải
quyết, lại bất chấp pháp luật thao
túng toàn bộ, chỉ đạo nhân viên dưới
quyền thực hiện hành vi phạm tội
để vụ lợi. Hậu quả gây ra cho DAB
là không thể khắc phục được, còn
lôi kéo các bị cáo khác tham gia
nên cần thiết phải lĩnh mức án cao.
Giúp sức tích cực cho Bình với
vai trò giúp sức chỉ đạo là Xuyến.
Xuyến lợi dụng việc phạm tội để
chiếm đoạt tiền của DAB. Mức hình
phạt cho Xuyến phải dưới Bình mới
đủ sức răn đe.
Theo VKS, Phan VănAnh Vũ có
hành vi ký chứng từ nộp khống 200
tỉ đồng để mua cổ phần DAB. Sau
khi tăng vốn không thành, DAB trả
lại cho Vũ 600 tỉ đồng, bao gồm cả
200 tỉ đồng nộp khống. Số tiền này
không phải của Vũ nhưng bị cáo
này vẫn chiếm đoạt để sử dụng vào
mục đích riêng.
Tại tòa, Vũ kêu oan nhưng dựa
vào lời khai của ông Bình và cựu
trưởng phòng ngân quỹ DAB thì đủ
cơ sở khẳng địnhVũ biết số tiền này
được thu khống. Từ đây có đủ cơ sở
xác định Vũ phạm tội như truy tố.
Bị cáo Vũ không làm trong NH
nhưng vì mục đích vụ lợi cá nhân,
chẳng những chiếm đoạt tiền DAB
mà còn giúp sức cho Trần Phương
Bình, bỏ mặc hậu quả xảy ra. Vũ
“nhôm” lẽ ra phải chịu mức án
trong khung từ 20 năm đến chung
thân, nhưngVũ đã tác động gia đình
khắc phục 203 tỉ đồng và hứa khắc
phục 13,4 triệu USD nên xem xét
giảm nhẹ hình phạt cho Vũ.
Luật sư: “Vũ “nhôm”
là người bị hại”
Sau khi VKS luận tội, các luật
sư (LS) đã bào chữa cho các bị
cáo. LS bào chữa cho ông Bình
cho rằng trong vụ án này, HĐXX
đã xét hỏi rất nhiều về mối quan
hệ giữa Bình và Vũ liên quan đến
các khoản vay 200 tỉ đồng và 13,4
triệu USD. LS cho rằng thân chủ của
ông thừa nhận bản thân phải chịu
trách nhiệm hình sự về khoản tiền
không thu hồi được. Tuy nhiên, về
bản chất, bị cáo Vũ phải trả số tiền
này cho DAB vì công ty của Vũ
mới là đơn vị sử dụng khoản tiền
nói trên chứ không phải cá nhân bị
cáo Bình sử dụng.
Vũ “nhôm” bị cáo buộc chiếm
đoạt 200 tỉ đồng của DAB qua việc
nhận lại 600 tỉ đồng nhưng thực
chất chỉ nộp 400 tỉ đồng LS của Vũ
đã lý giải việc Vũ chỉ ký chứng từ,
không nộp tiền. Theo đó, chỉ trong
trường hợp Vũ biết rõ nguồn gốc
của số tiền 200 tỉ đồng này từ việc
ông Bình chỉ đạo cho Nguyễn Đức
Vinh, cựu trưởng phòng ngân quỹ,
lập chứng từ thu khống 200 tỉ đồng
thì mới được xem là nộp khống.
Theo LS, tại tòa, ông Bình thừa
nhận đã không nói cho Vũ biết
rõ nguồn gốc số tiền 200 tỉ đồng
cũng như không bàn bạc gì trước
với Vũ về việc chỉ đạo cho Vinh
thực hiện việc lập chứng từ thu
khống và ghi treo nợ cho cá nhân
ông Bình. Như vậy, Vũ hoàn toàn
tin tưởng vào ông Bình cho Vũ
vay 200 tỉ đồng… Việc ghi treo
nợ của Bình như lời khai của
Vinh thể hiện việc ông Bình với
tư cách cá nhân đã cho Vũ vay
200 tỉ đồng là sự thật. Còn việc
chỉ đạo cho Vinh thực hiện việc
xuất quỹ khống và ghi treo nợ cho
ông Bình trái với các quy định
của NH, gây âm quỹ là phần lỗi,
phần trách nhiệm của ông Bình
trước DAB, không thể kéo Vũ
vào sự việc này được.
“Trong việc này, Vũ chỉ là người
bị hại bởi những toan tính, không
trung thực, che giấu thực trạng âm
quỹ, nợ xấu… của DAB và sự chủ
động đưa Vũ vào giao dịch bị lừa
dối của Bình” - LS nói.
Hôm nay tòa nghỉ, thứ Hai
(10-12) phiên xử sẽ tiếp tục với
phần tranh luận.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook