285-2018 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy8-12-2018
THIÊNÂN
X
ung đột Mỹ-Trung về
thương mại và công
nghệ có nguy cơ thêm
nghiêm trọng sau khi Canada
bắt Giám đốc tài chính Tập
đoàn viễn thông Huawei
Mạnh Vãn Châu theo yêu
cầu của Mỹ.
“Cực kỳ sốc”
Bà Mạnh bị bắt cuối tuần
trước. Sau cuộc điều tra của
Bộ Tư pháp Mỹ, khả năng
Huawei vi phạm trừng phạt
Iran của Mỹ. Hiện chưa rõ
bà Mạnh có bị dẫn độ về Mỹ
không hay sẽ đối mặt cáo buộc
gì.
CNN
dẫn ý kiến nhiều
nhà quan sát rằng chuyện
xảy ra sắp tới với bà Mạnh
sẽ tác động rất lớn đến cuộc
chiến thương mại Mỹ-Trung
hiện nay và cả quan hệ ngoại
giao hai bên.
Chuyện xảy ra ngay lúcMỹ
và Trung Quốc (TQ) vừa đạt
được “thỏa thuận đình chiến”
thương mại cuối tuần trước,
và đang bàn khôi phục đàm
phán giải quyết cuộc chiến dai
dẳng đã lôi hai nước vào vòng
đánh thuế hàng trăm tỉ USD
hàng hóa lẫn nhau. Các nhà
phân tích tại tổ chức tư vấn
rủi ro chính trị Eurasia Group
(Mỹ) khẳng định chắc chắn
“hành động này sẽ ảnh hưởng
đến không khí thương lượng,
làm giảm khả năng có được
một dàn xếp bền vững”. GS
Jia Wenshan, ĐH Chapman
(Mỹ), cho việc bàMạnh bị bắt
“mang lại nguy cơ khổng lồ
làm trật đường ray đối thoại
thương mại Mỹ-Trung”.
Chuyên gia về quan hệ
Trung-Mỹ Lu Xiang, Học
viện Khoa học xã hội TQ, cho
rằng chuyện bà Mạnh bị bắt
là “cực kỳ sốc”. Trong khi
đó, theo chuyên gia về TQ
Christopher Balding, việc
bà Mạnh bị bắt là một “sự
xấu hổ chính trị” với TQ khi
có thông tin Tổng thống Mỹ
Donald Trump và Chủ tịch
TQ Tập Cận Bình đạt “thỏa
thuận đình chiến” ngay đúng
ngày Canada bắt bà Mạnh.
Mỹ, Trung sẽ
làm gì tiếp?
Trong một động thái có
thể xem là nhằm bác bỏ đồn
đoán về tác động của chuyện
bà Mạnh bị bắt, Bộ Thương
mại TQ ngày 6-12 cho biết tự
tin hai bên sẽ đạt được thỏa
Việc Giámđốc tài chínhHuawei Mạnh Vãn Châu bị bắt làmột rắc rối lớn nữa với đàmphán
thươngmại Mỹ-Trung. Ảnh: REUTERS
Việc bà Mạnh bị bắt là một trong những bước đi mạnh
nhất của Mỹ với Huawei. Theo các nhà phân tích Eurasia
Group, việc này “có thể là bước mở đầu cho hành động
tiếp theo của Mỹ nhằm vào Huawei và các lãnh đạo cấp
cao tập đoàn này”.
Có thể dự đoán được viễn cảnh của Huawei qua chuyện
tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông đa quốc gia của TQ
ZTE Corp, đối thủ nhỏ hơn của Huawei, đã trải qua với Mỹ.
Đầu năm nay, tập đoàn này bị Bộ Thương mại Mỹ phong
tỏa nhiều tháng liền, không cho mua các thiết bị tối cần
thiết từ các công tyMỹ sau khi bị Mỹ phát hiện giao dịch với
Iran và Triều Tiên, vi phạm trừng phạt của Mỹ. Lệnh phong
tỏa của Mỹ khiến ZTE điêu đứng, suýt phá sản và chỉ được
dỡ bỏ vào tháng 7 năm nay sau khi đích thân ông Tập đề
nghị ôngTrump giúp đỡ và ZTE nộp phạt 1 tỉ USD. Một lệnh
phong tỏa tương tự của Mỹ với Huawei sẽ có hậu quả đáng
sợ hơn rất nhiều, theo các nhà phân tích.
Huawei là một trong những
tập đoàn công nghệ hàng đầu
của TQ và bị các cơ quan tình
báoMỹ xem làmối đe dọa đến
an ninh quốc gia Mỹ, liên tục
cáo buộc TQ dùng sản phẩm
Huawei do thám Mỹ.
Tiêu điểm
Bà Mạnh bị bắt
là một “sự xấu hổ
chính trị” với TQ.
21
tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet và F/A-18C/D Hornet thuộc tám phi đoàn của hải quân Mỹ
đã bay qua nơi an táng cố Tổng thống Mỹ George H.W. Bush hôm 5-12 để tiễn biệt vị cựu phi
công từng thamgia Thế chiến II. Ông an nghỉ tại khu đất gia đình ởThư viện và Bảo tàngTổng
thống George H.W. Bush trong khuôn viên ĐH Texas A&M ở College Station, bang Texas (Mỹ),
theo
ABC News
.
THÁI LAI
thuận giải quyết cuộc chiến
trong 90 ngày “đình chiến”.
Dù Bộ Thương mại nói thế
nhưng có thể nhìn thấy rõ sự
tức giận của TQ qua việc Bộ
Ngoại giao nước này kêu gọi
Mỹ và Canada “ngay lập tức
sửa chữa sai lầm” bằng cách
thả ngay bà Mạnh.
Câu hỏi lớn nhất hiện làMỹ
và TQ rồi sẽ làm gì. Nhiều
nhà phân tích dự đoán TQ
sẽ trả đũa và rồi chính phủ
Trump cũng sẽ làm tương tự.
Các nhà phân tích tại Eurasia
Group cho rằng chính phủ
Trump hành động khá quyết
liệt, khi trước đây chính phủ
tiền nhiệm Obama dù biết
chắc việc các công ty TQ
làm vẫn ngần ngại ra tay vì
lo TQ sẽ đụng đến quyền lợi
Mỹ ở TQ hoặc ở các nước
khác. Tuy nhiên, theo chuyên
gia Arthur Kroeber, tổ chức
nghiên cứu kinh tế Gavekal
Dragonomics - Chi nhánh
Bắc Kinh, khả năng lớn TQ
sẽ không dùng tới bước trả
đũa cộng đồng doanh nghiệp
Mỹ tại thị trườngmình. Lý do,
lợi ích mà cộng đồng doanh
nghiệp Mỹ mang lại cho TQ
quá lớn.•
Giámđốc Huawei bị bắt, cuộc chiến
thươngmại Mỹ-Trung sẽ ra sao?
Việc bàMạnh bị bắt “mang lại nguy cơ khổng lồ làm trật đường ray đối thoại thươngmại Mỹ-Trung”.
Paris sẽ lại đónmột cuối tuầnrực lửa?
Nga lập trạm radar trên đảo tranh chấp với Nhật
Quân đội Nga đã thiết lập một số trạm
radar trên một nhóm đảo thuộc quần đảo
Kuril, trong đó có bốn đảo hiện do Nga
kiểm soát nhưng Nhật cũng tuyên bố chủ
quyền gọi là lãnh thổ phương Bắc, theo
hãng tin
Interfax
(Nga) ngày 6-12.
Theo
Interfax
, các trạm radar mới sẽ
giúp Nga tăng khả năng giám sát hoạt
động quân sự của các quốc gia khác. Trong
khi đó, theo đài truyền hình
NHK
(Nhật),
Nga rõ ràng có ý định tăng năng lực quốc
phòng trong khu vực với việc thiết lập các
trạm radar mới.
Theo tuyên bố chung năm 1956 liên
quan đến một hiệp ước hòa bình giữa Nhật
và Liên bang Xô viết, Nga sẽ bàn giao cho
Nhật hai trong bốn đảo sau khi hai bên ký
hiệp ước hòa bình. Hai đảo này không phải
đảo Iturup (Nhật gọi là Etorofu) và đảo
Kunashir (Nhật gọi là Kunashiri), nơi theo
Nhật thì Nga đang tăng cường hiện diện
quân sự.
NHK
đưa tin Nga đã triển khai
các hệ thống tên lửa đối hạm tại hai đảo
này từ năm 2016.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng
thống Nga Vladimir Putin gần đây đã
nhất trí thúc đẩy các cuộc đàm phán về
một hiệp ước hòa bình dựa trên tuyên bố
chung này.
TRÙNG QUANG
ÔngDmitryMedvedev thămmột hòn đảo
thuộc quần đảo Kuril năm2010, thời điểm
ông là tổng thốngNga. Ảnh: SPUTNIK
Trong khi nhà chức trách đang còn phải
nỗ lực dọn dẹp chiến trường sau cuộc biểu
tình bạo lực chưa có tiền lệ ở Paris cuối
tuần trước thì người dân Pháp đang gọi
nhau tiếp tục xuống đường biểu tình vào
cuối tuần này. Lời kêu gọi được đưa lên
các trang mạng xã hội như Facebook và
theo
The Local
thì hiện đã có hơn 13.000
người nói sẵn sàng tham gia biểu tình cuối
tuần lần thứ tư liên tiếp này.
Cuộc biểu tình “áo vàng” bắt đầu từ
ngày 17-11. Người biểu tình mặc áo phản
quang màu vàng - loại áo dùng trong các
trường hợp khẩn cấp, nhắm đến các vấn đề
tồn tại ở Pháp hàng năm dài: Chi phí sinh
hoạt ngày càng tăng; mức sống, sức mua
ngày càng giảm. Cuối tuần rồi, Pháp chứng
kiến đợt biểu tình bạo lực kinh hoàng nhất
nước này kể từ năm 1968 với bốn người
chết, hơn 260 người bị thương, 412 người
bị bắt, 250 đám cháy, 120 xe cộ bị đốt…,
chủ yếu ở Paris. Lực lượng 5.000 cảnh sát
ở Paris không đủ sức trấn áp.
Trước áp lực biểu tình, chính phủ Pháp
đã nhượng bộ với các thông báo sẽ ngưng
tăng giá xăng, điện, khí đốt trong sáu tháng
nhưng người biểu tình tuyên bố không
chấp nhận “dàn xếp vì những nhượng bộ
nhỏ lẻ”. Với ông Macron, chuyện nhượng
bộ này là một bước quay đầu với các cam
kết cải cách của mình, cũng như khiến
ngân sách Pháp mất 2 tỉ euro. Tuy nhiên,
với người biểu tình, bước nhượng bộ này
“quá ít và quá trễ”.
Rút kinh nghiệm và cũng vì hứng chỉ
trích do chỉ triển khai có 5.000 cảnh sát
cũng như không huy động quân đội đối
phó biểu tình cuối tuần rồi, lần này chính
phủ Pháp chuẩn bị quy mô hơn nhiều. Trên
kênh truyền hình quốc gia TF1 tối 6-12,
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cho biết
sẽ triển khai 89.000 nhân viên an ninh trên
cả nước đối phó biểu tình. Khoảng 10 xe
bọc thép của lực lượng hiến binh cũng sẽ
được triển khai xuống các tuyến đường ở
Paris. Pháp cũng cân nhắc sử dụng cảnh sát
chống khủng bố bảo vệ các tòa nhà công
cộng. Trên đài phát thanh quốc gia RTL
ngày 6-12, Bộ trưởng Văn hóa Pháp Franck
Riester cho biết sẽ có rất nhiều thành phần
cực hữu và cực tả trà trộn vào đoàn biểu
tình “áo vàng” để phá hoại Paris.
Đợt biểu tình này là thách thức lớn nhất
với chính phủ Tổng thống Emmanuel
Macron trong 18 tháng nắm quyền qua.
Ông bị cáo buộc chỉ quan tâm đến quyền
lợi các doanh nghiệp lớn, làm ngơ trước
việc chi phí sinh hoạt tăng quá cao khiến
quá nhiều người dân khốn khổ.
LINH LAN
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook