285-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Bảy8-12-2018
TòaChâuThànhLongAn
kháng cáo bảnán của tòa
ChâuThànhBếnTre
Bị tòa cùng tên ở Bến Tre buộc bồi thường hơn 290
triệu đồng chomột thuyền trưởng bị oan nên TAND
huyện ChâuThành (Long An) đã kháng cáo.
Sau nhiều lần thương lượng không thành, tháng 11 vừa qua,
TAND huyện Châu Thành (Bến Tre) đã xử sơ thẩm, buộc
TAND huyện Châu Thành (Long An) phải có trách nhiệm bồi
thường cho anh Đặng Ngọc Thanh (thuyền trưởng) hơn 290
triệu đồng do đã kết án oan.
Bản án sơ thẩm cho rằng theo quy định tại Thông tư 05/2012
(thông tư liên tịch giữa VKSND tối cao và một số bộ liên quan)
có nêu rõ thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị
thiệt hại. Việc anh Thanh bị cấm đi khỏi nơi cư trú và bị thu
giữ bằng lái sẽ ảnh hưởng đến công việc của anh.
Tuy nhiên, để duy trì nguồn sống trong thời gian đó thì anh
Thanh cũng có thể làm những công việc phổ thông khác để có
thu nhập nhưng thu nhập này sẽ không được ổn định như công
việc chính của anh. Do đó, anh Thanh được HĐXX xác định là
có bị giảm sút thu nhập.
Ngay sau đó TAND huyện Châu Thành (Long An) kháng
cáo, yêu cầu cấp phúc thẩm là TAND tỉnh Bến Tre không chấp
nhận yêu cầu của anh Thanh đối với số tiền gần 110 triệu đồng
do thu nhập bị giảm sút trong thời gian bị tạm giữ bằng thuyền
trưởng và cấm đi khỏi nơi cư trú.
Tòa này viện dẫn căn cứ Thông tư 05/2012 nêu trên cho rằng
tại khoản 1 Điều 7 chỉ quy định trường hợp người bị tạm giữ,
tạm giam, chấp hành hình phạt tù mới được bồi thường chứ
không quy định trường hợp bị cấm đi khỏi nơi cư trú hay bị
tạm giữ bằng thuyền trưởng.
Chia sẻ về thông tin bản án sơ thẩm bị kháng cáo, anh Thanh
nói: “Tôi là thuyền trưởng, sống bằng nghề chạy sà lan thuê
cho người ta, phải đi đây đó. Sau bảy tháng bị tạm giam oan tôi
mới được tại ngoại nhưng vẫn bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Vậy
mà giờ họ lại bảo không đồng ý bồi thường do luật không quy
định. Tôi đã quá mệt mỏi, chỉ muốn vụ án dừng lại đây để có
thời gian đi làm nuôi bốn đứa con ăn học”.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, bốn năm trước anh
Thanh được ông Phạm Thanh Sang (chủ một sà lan) thuê làm
thuyền trưởng lái sà lan trên sông Vàm Cỏ. Do có việc gấp nên
anh Thanh giao lại sà lan cho ông Sang. Ông Sang lái tàu được
một đoạn, tiếp tục giao lại cho anh Võ Văn Quốc (phụ tàu) lái.
Do không chú ý quan sát, Quốc lái sà lan tông chìm một chiếc
ghe khiến ba mẹ con tử vong. Xử sơ thẩm, TAND huyện Châu
Thành tuyên phạt anh Thanh bảy năm tù về tội giao cho người
không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường
thủy. Từ phân tích pháp lý của
Pháp Luật TP.HCM,
khi xử
phúc thẩm, TAND tỉnh Long An đã hủy án sơ thẩm. Đến tháng
10-2015, sau bảy tháng bị tạm giam, anh Thanh được trả tự do
và được đình chỉ điều tra với lý do hành vi không cấu thành tội
phạm. Tháng 12-2017, TAND huyện Châu Thành (Long An)
công khai xin lỗi anh Thanh nhưng lại chỉ đồng ý bồi thường
162 triệu đồng. Từ đó anh Thanh làm đơn khởi kiện ra TAND
huyện Châu Thành (Bến Tre), nơi anh Thanh cư trú.
NGÂN NGA
Đang chạy xemáy vừa trộmđược thì bị hết xăng
(PL)- TAND huyện Chư Pưh, Gia Lai vừa xử sơ thẩm, tuyên
phạt Ngô Văn Phong (SN 1995, trú thôn 6, xã Ea Răl, huyện Ea
H’Leo, Đắk Lắk) chín tháng tù về tội trộm cắp tài sản.
Theo cáo trạng, chiều 28-7, Phong và Trần Nguyễn Bạch Hải
Trường (SN 1999, trú xã Ea Răl) rủ nhau sang tỉnh Gia Lai để
trộm cắp xe máy.
Khoảng 1 giờ ngày 29-7-2018, khi đi trên quốc lộ 14 đoạn qua
thôn Plei Ky Phun, thị trấn Nhơn Hòa, hai đối tượng phát hiện
xe máy của anh Rah Lan Ru Si (SN 1987, trú thị trấn Nhơn Hòa)
đang để trong sân nhà người quen không có người trông coi.
Phong đứng ngoài cảnh giới, còn Trường vào lấy trộm xe và
cùng nhau chạy về tỉnh Đắk Lắk. Khi về đến khu vực ngã ba vào
Công ty Cao su Hoàng Anh Gia Lai thuộc địa phận xã Ea H’Leo,
huyện Ea H’Leo thì xe hết xăng nên cả hai đem giấu vào bụi
cây ven đường. Sau đó, khi đến đoạn buôn Treng, xã Ea H’Leo,
Phong và Trường tiếp tục lẻn vào nhà ông Ksor Y Hyai lấy trộm
xe máy.
Sau khi phân chia tài sản trộm được, Trường lấy một chiếc,
Phong lấy một chiếc để làm phương tiện cá nhân. Riêng bị can
Trường đã bỏ trốn khỏi địa phương nên cơ quan điều tra tách ra
khỏi vụ án này, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
LỮ QUỲNH LOAN
BS
Hoàng
Công
Lương.
Ảnh:
TP
Theo cáo trạng, BS Lương đã chủ quan ra y lệnh điều trị và ký
xác nhận y lệnh điều trị của hai bác sĩ còn lại, dẫn tới hậu quả.
BS Hoàng Công Lương
bị truy tố ở khung hình
phạt đến 10 năm tù
TUYẾNPHAN
N
gày 7-12, VKSND tỉnh Hòa
Bình đã tống đạt bản cáo
trạng truy tố bảy bị can trong
vụ án liên quan đến sự cố chạy thận
khiến chín người tử vong xảy ra tại
BV đa khoa tỉnh Hòa Bình. Trong
số này, bác sĩ (BS) Hoàng Công
Lương bị truy tố về tội vô ý làm
chết người theo khoản 2 Điều 98
BLHS 1999 (mức hình phạt 3-10
năm tù).
Điểm mới của cáo trạng lần này
so với cáo trạng trước đó là sự thay
đổi tội danh của BS Lương từ thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng sang vô ý làm chết người.
Cạnh đó, có tới bốn bị can đã bị
khởi tố, truy tố thêm so với phiên
tòa sơ thẩm lần thứ nhất vào tháng
5-2018 vừa qua.
Theo cáo trạng, bị can  Lương là
người có chuyên môn, được đào
tạo kỹ thuật lọc máu chu kỳ bằng
kỹ thuật thận nhân tạo. Bị can cũng
có chứng chỉ hành nghề khám chữa
bệnh với phạm vi hoạt động chuyên
môn là khám chữa bệnh nội và hồi
sức cấp cứu.
BS Lương là người thừa lệnh
trưởng khoa ký đề xuất sửa chữa,
bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO
số 2; biết rõ nội dung sửa chữa và
thời gian cụ thể (ngày 28-5-2017)
sẽ sửa chữa hệ thống RO số 2. Ngày
29-5-2017, Lương là BS duy nhất
trong ba BS được phân công điều
trị cho bệnh nhân tại Đơn nguyên
lọc máu có đủ điều kiện ra y lệnh
lọc máu chạy thận.
Đồng thời, chính y lệnh lọc máu
chạy thận của bị can cũng như việc
ký xác nhận vào y lệnh của hai BS
còn lại có hiệu lực quyết định đối
với ca chạy lọc máu cho 18 bệnh
nhân. “Do vậy, Lương là người chịu
trách nhiệm về chuyên môn trong
ca điều trị cho người bệnh ngày
29-5-2017” - cáo trạng nêu.
Theo cáo trạng, với trình độ, nhận
thức và vai trò, trách nhiệm được
giao, BS Lương phải biết nước sử
dụng trong lọc máu phải đảm bảo
chất lượng. Sau khi sửa chữa, bảo
dưỡng “tẩy rửa màng RO và các
đường ống của hệ thống” phải có
việc xét nghiệm xác định chất lượng
nguồn nước và biết trách nhiệm
đảm bảo chất lượng nuớc thuộc
trưởng khoa.
Tuy nhiên, sáng 29-5-2017, điều
dưỡng viên Đỗ Thị Điệp (là người
không có trách nhiệm đảm bảo chất
lượng nước) nói về việc Trần Văn
Theo cáo trạng, với
trình độ, nhận thức và
vai trò, trách nhiệm được
giao, BS Lương phải biết
nước sử dụng trong lọc
máu phải đảm bảo
chất lượng.
Cựu giám đốc BV Hòa Bình bị truy tố tội gì?
Cùng bị truy tố về tội danh với BS Lương còn có bị can Bùi Mạnh Quốc
(giám đốc Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh). Năm bị can khác gồm
ôngTrương Quý Dương (cựu giámđốc BV đa khoa tỉnh Hòa Bình), Hoàng
Đình Khiếu (cựu phó giám đốc), Trần Văn Thắng (cựu trưởng phòng vật
tư), Trần Văn Sơn (cán bộ phòng vật tư) và ông Đỗ Anh Tuấn (giám đốc
Công ty CP Dược phẩmThiên Sơn) cùng bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng.
Sơn thông báo hệ thống nước RO
số 2 đã sửa xong và có thể hoạt
động bình thường. BS Lương mới
chỉ nghe nói mà chưa có căn cứ xác
định chất lượng nguồn nước đảm
bảo và thực tế chưa có việc bàn
giao hệ thống RO số 2 để đưa vào
sử dụng. Thế nhưng bị can đã chủ
quan ra y lệnh điều trị và ký xác
nhận y lệnh điều trị của hai BS khác
đối với 18 bệnh nhân. Trên cơ sở
này, các điều dưỡng viên tiến hành
hoạt động lọc máu.
Việc ra y lệnhvà kýxác nhậny lệnh
của bị can để tiến hành việc lọc máu
cho 18 bệnh nhân khi chưa có căn cứ
xác định chất lượng nguồn nước sau
sửa chữaROsố 2 dẫn đến việc nguồn
nước không đảm bảo chất lượng trực
tiếp đi vào người bệnh nhân, gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng khiến tám
người chết. Từ đó, VKSND tỉnh Hòa
Bình xác định có đủ căn cứ truy tố bị
canLương về tội vô ý làmchết người.
Trước đó ít ngày, đại diện 18 gia
đình nạn nhân đã cùng nhau ký tên
trong lá đơn gửi tới các cơ quan chức
năng để “xem xét trả tự do” cho BS
Lương. Các gia đình cho rằng nguyên
nhân dẫn tới sự cố là do tồn dư hóa
chất độc hại cao gấp hơn 200 lần cho
phép trong quá trình sửa chữa, bảo
dưỡng hệ thống RO. Lỗi này thuộc
về những người ký kết hợp đồng sửa
chữa và thực hiện sửa chữa… chứ
không liên quan gì đến chuyên môn
của y, BS tại Đơn nguyên thận nhân
tạo và BS Lương.
Các gia đình cũng khẳng định BS
Lương nói riêng và đội ngũ y, BS
tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình nói
chung đã tận tình chăm sóc, điều trị
cho bệnh nhân, đối xử với bệnh nhân
như người trong gia đình.
Ngoài ra, đơn kiến nghị cũng được
các đồng nghiệp, bạn bè của BS
Lương kêu gọi trên mạng xã hội và
đã nhận được hơn 20.000 chữ ký
điện tử.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook