290-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu14-12-2018
YẾNCHÂU-MINHCHUNG
N
gày 13-12, TAND Cấp cao
tại TP.HCM tiếp tục xử phúc
thẩm vụ án cố ý làm trái quy
định của Nhà nước gây thiệt hại
6.126 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng
(NH) Xây dựng - VNCB (nay là CB
Bank). Đặc biệt, Phạm Công Danh
(nguyên chủ tịch HĐQT VNCB)
và Phan Thành Mai (nguyên tổng
giám đốc VNCB) kháng cáo về dân
sự. Một số bị cáo khác thì kháng
cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Nhiều kháng cáo
liên quan đến tiền
Sau phiên tòa sơ thẩm, VKSND
Cấp cao tại TP.HCM kháng nghị về
hình phạt của bốn bị cáo được cấp
sơ thẩm cho hưởng án treo vì cho
rằng trái quy định. Các bị cáo này
gồm: Nguyễn Thị KimVân, Hồ Thị
Đi, Nguyễn Tấn Thành, NguyễnAn
Vinh. Tại tòa, VKS cho rằng trong
đại án VNCB giai đoạn 1 (xét xử
năm 2016), bốn bị cáo này đều được
tuyên hưởng án treo, nay tiếp tục bị
xét xử về một tội khác nhưng vẫn
được áp dụng án treo là sai luật.
Trong khi bốn bị cáo Vân, Đi,
Thành,Vinh đều cho rằngmình chỉ là
người làmcông, kýmà không hưởng
lợi gì. Bị cáo Đi xin được hưởng án
nhẹ nhất hoặc cải tạo không giam
giữ. Vân cho rằng ở hai vụ án mình
cùng bị truy tố về một tội danh, tại
phiên tòa sơ thẩm (giai đoạn 2) VKS
cũng đề nghị cho bị cáo cải tạo không
giam giữ nên xin HĐXX cho hưởng
cải tạo không giam giữ…
Nguyên đơn dân sự là NH CB
cũng kháng cáo, không đồng ý trả
lại 4.500 tỉ đồng cho Phạm Công
Danh. Tại tòa, đại diện CB cho rằng
cấp sơ thẩm coi số tiền để tăng vốn
điều lệ là của riêng ông Danh và thu
hồi toàn bộ là không có căn cứ, gây
thiệt hại lớn cho CB. Từ lẽ đó, CB
đề nghị HĐXX hủy bỏ quyết định
dân sự mà cấp sơ thẩm đã tuyên.
Còn NH TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV) kháng cáo,
cho rằng số tiền hơn 1.633 tỉ đồng
mà NH này đã thu được từ các công
ty do ông Danh lập ra là hợp pháp.
Số tiền này không phải là vật chứng
nên không thể xem xét theo Bộ luật
Tố tụng hình sự. Giả sử tòa án vẫn
quyết tâm thu hồi khoản tiền trên
thì đề nghị tòa xác định rõ BIDV
sẽ lấy lại số tiền trên bằng một vụ
kiện khác từ tổ chức nào.
ÔngTrầnQuíThanh (TậpđoànTân
Hiệp Phát) cũng kháng cáo nội dung
án sơ thẩm có liên quan đến ông. Tại
tòa, đại diện của ôngThanh cho rằng
án sơ thẩm vi phạm thủ tục tố tụng
vì chưa đánh giá, xem xét toàn diện
các tình tiết khách quan, sự thật của
vụ án. Từ đó, người này đề nghị cấp
phúc thẩm tuyên không thu hồi hơn
194 tỉ đồng của ông Thanh.
Ông Danh: Trong 4.500 tỉ
có tiền của bị cáo
Tại tòa, PhạmCông Danh đề nghị
thu hồi thêm các khoản tiền được
xem là vật chứng của vụ án để khắc
phục hậu quả do chưa được thu hồi
ở cả hai giai đoạn, gồm hơn 7.000
tỉ đồng. Về số tiền 4.500 tỉ đồng,
ông Danh cho rằng do các cổ đông
VKS Tối cao: 4 bị cáo vụ PhạmCông
Danh được hưởng án treo sai luật
Ngoài kháng cáo của VKS thì còn nhiều kháng cáo liên quan đến phần dân sự với số tiền lên đến
hàng ngàn tỉ đồng.
PhạmCôngDanh
(đứng)
và các bị cáo tại tòa. Ảnh: Y.CHÂU
góp với mục đích tăng vốn điều lệ
nhưng NH Nhà nước không cho
phép nên ông có thể rút.
Chủ tọa hỏi: “Bao nhiêu cổ đông
góp, góp bao nhiêu và thực tế có
góp không?”. Ông Danh đáp: “Trí
nhớ của tôi quá kém. Chủ tọa có thể
xem lại danh sách, có cụ thể trong
đó, tôi nhớ không chính xác”. Tuy
nhiên, tòa cho rằng thực tế là tiền
vay chứ không có cổ đông nào góp
và cấp sơ thẩm cũng đã làm rõ danh
sách bị cáo đưa ra là khống.
Sau đó, chủ tọa nhắc ôngDanh tập
trung vào kháng nghị củaVKSkhông
đồng ý thu hồi 4.500 tỉ đồng từ CB
để trả cho Danh vì cho rằng tiền đó
không phải của ông mà là tiền vay,
tức là do phạm tội mà có. Ông Danh
nói đồng tình với VKS về nhận định
trong số tiền đó có tiền sai phạmđược
tòa án cấp sơ thẩm khấu trừ. Nhưng
bị cáo khẳng định đây không hoàn
toàn là số tiền sai phạm mà có một
phần tiền lớn là của Tập đoàn Thiên
Thanh, của gia đình bị cáo, tiền bị
cáo bán tài sản và vay mượn.
Bị cáo Danh khẳng định không
sử dụng số tiền này cho mục đích
cá nhân mà dùng cho hoạt động của
NH. “Có cơ sở cho rằng 4.500 tỉ đó
không hoàn toàn là tiền sai phạm,
một phần là tiền sai phạm, còn lại
là tiền của tôi. Mong HĐXX hết
sức xem xét lại” - ông Danh nói.•
Đề nghị thu hồi hàng ngàn tỉ
Tại tòa, Phạm Công Danh còn đề nghị tòa thu hồi hàng ngàn tỉ đồng
để khắc phục hậu quả cho VNCB. Đó là khoản tiền từ cá nhân, tổ chức
mà cấp sơ thẩm chưa xem xét như tiền lãi của 4.500 tỉ đồng; khoản tiền
chuyển cho ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích; tiền bị cáo sử dụng
chi lãi ngoài…
Ngoài ra, bị cáo Danh còn tha thiết mong HĐXX thu hồi số tiền hơn
3.600 tỉ đồng trả cho bà Hứa Thị Phấn (cố vấn cấp cao NH Đại Tín - tiền
thân của VNCB). Ông Danh đã đề nghị rất nhiều lần từ giai đoạn điều
tra, phiên tòa sơ thẩm. Ông Danh cho rằng những khoản tiền này là vật
chứng của vụ án, ông đề nghị thu hồi để ông khắc phục hậu quả. Vụ án
được khắc phục hậu quả sẽ được xem là tình tiết giảm nhẹ, ảnh hưởng
đến việc quyết định hình phạt của không chỉ ôngmà còn các bị cáo khác.
YẾN CHÂU
Ngày 13-12, sau ba ngày xét xử, Tòa án quân sự Quân
khu 5 đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ buôn lậu
gần 5.000 m
3
 xăng A92 qua cảng Cam Ranh (Khánh Hòa).
Theo đó, HĐXX tuyên phạt Lê Thị Thảo (cựu tổng giám
đốc Công ty CP Tập đoàn Miền Núi, Thanh Hóa) 13 năm
sáu tháng tù tội buôn lậu, 12 tháng tù tội đưa hối lộ. Tổng
hình phạt bị cáo này phải chịu là 14 năm sáu tháng tù.
Đỗ Thị Thục (cựu thư ký tổng giám đốc Công ty CP
Tập đoàn Miền Núi) nhận mức án 12 năm tù tội buôn lậu,
sáu tháng tù tội đưa hối lộ. Bị cáo Chu Văn Hiền (nhân
viên Công ty TNHH liên doanh kho ngoại quan xăng
dầu Vân Phong) bị phạt năm năm tù; Trịnh Khắc Thuyên
(nhân viên Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền
Nam, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan)
sáu năm tù, cùng về tội buôn lậu.
Bị cáo Hoàng Tiết Kiệm (cựu phó chỉ huy trưởng, tham
mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh
Hòa) bị phạt bốn năm tù; Lê Quý (cựu phó trạm trưởng
Trạm biên phòng cửa khẩu cảng Cam Ranh, Đồn biên
phòng cửa khẩu Nha Trang) bị phạt một năm cải tạo
không giam giữ, cùng về tội nhận hối lộ.
HĐXX tuyên phạt 1 tỉ đồng đối với Nguyễn Đức Tiến
(thuyền trưởng tàu Sunrise 689); 700 triệu đồng đối với
Đào Xuân Thắng (nhân viên vật tư, kỹ thuật Công ty CP
Đóng tàu thủy sản Hải Phòng) cùng về tội vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới.
Theo án sơ thẩm, Thảo không thông qua ban lãnh đạo
công ty đã chỉ đạo, phân công Thục chắp nối với các đối
tượng để thực hiện mua 4.768.929 lít xăng A92 của ông
Eng (quốc tịch Singapore) không có hóa đơn, chứng từ.
Để thực hiện việc mua và vận chuyển lô hàng từ biển vào
cảng, Thảo làm quen và trực tiếp nhờ bị cáo Kiệm tạo
điều kiện cho tàu Sunrise 689 chở lô hàng trên được cập
cảng, nhập hàng vào kho Ba Ngòi thuộc Công ty Xăng
dầu khu vực 3. Thảo đưa cho Kiệm 320 triệu đồng và chỉ
đạo Thục đưa 10 triệu đồng cho Quý.
Đối với bị cáo Thục, khi được Hiền giới thiệu, môi giới về
lô hàng, bị cáo biết rõ lô xăngA92 chưa qua nhập khẩu nhưng
vẫn thammưu cho Thảo mua. Thục cũng là người trực tiếp
thực hiện việc liên hệ, giao dịch với bên bán và một số người
liên quan để trả tiền hàng, giao nhận lô hàng ở ngoài đường
biên giới quốc gia trên biển và chở vào cảng Cam Ranh.
Còn Hiền khi biết Thảo và Thục có nhu cầu tìm khách
hàng mua bán xăng dầu, bị cáo này đã giới thiệu Thục làm
quen với ông Eng là người kinh doanh xăng dầu thuộc
Công ty Blossom. Ngày 16-7-2017, Thảo, Thục và Hiền
sang Singapore gặp ông Eng để tìm hiểu về thị trường và
kinh nghiệm kinh doanh xăng dầu của Công ty Success
Blossom, Hiền làm phiên dịch. Cuối tháng 7-2017, Hiền
gọi điện thoại hỏi Thục có mua xăng dầu chưa nhập khẩu
của công ty ông Eng đang gửi tại kho xăng dầu Vân
Phong không. Thục về nói với Thảo mua loại hàng này sẽ
có lợi nhuận cao nên Thảo đồng ý và đề nghị gặp đối tác
để trao đổi làm việc.
Bị cáo Thuyên biết rõ lô hàng trên là lô hàng buôn
lậu nhưng vẫn giúp Thảo, Thục với việc cung cấp vị trí,
tọa độ trên biển ngoài biên giới để hai tàu Sunrise 689
và Flora giao nhận hàng. Thuyên sử dụng phần mềm hệ
thống theo dõi giám sát tàu thủy thông báo cho Thục biết
để hưởng số tiền 1,35 tỉ đồng.
Còn bị cáo Tiến được Công ty CP Đóng tàu thủy sản
Hải Phòng giao nhiệm vụ là thuyền trưởng tàu Sunrise
689. Ngày 22-8-2017, Tiến chỉ huy tàu đi vận chuyển lô
hàng xăng RON92 cho Công ty CP Tập đoàn Miền Núi
tại Thanh Hóa. Đến địa điểm nhận hàng ở ngoài biên giới
quốc gia trên biển, Tiến thấy lô hàng xăng RON92 gần
5.000 m
3
từ tàu Flora chuyển sang không có hóa đơn,
chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ nhưng vẫn chỉ
huy vận chuyển vào cảng Cam Ranh…
TÂMAN
Tuyênánvụbuôn lậugần5 triệu lít xăngqua cảngCamRanh
Bị cáoHoàng Tiết Kiệm (cựu phó chỉ huy trưởng, thammưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh KhánhHòa) bị phạt bốn năm tù.
VKS cho rằng trong đại
án VNCB giai đoạn 1
(xử năm 2016), bốn bị
cáo được tuyên hưởng án
treo, nay tiếp tục được áp
dụng án treo là sai luật.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook