290-2018 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu14-12-2018
Cuối nămlại đào đường:
Lỗi do “ông cơ chế”(!?)
Theo lãnh đạo phòng Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ TP.HCM,
chuyện đào đường vào các dịp cuối năm là việc “bất khả kháng”.
KIÊNCƯỜNG
V
iệc nhiều công trình rào
chắn lớn nhỏ mọc lên
trên nhiều tuyến đường
ở TP.HCM vào mỗi dịp cuối
năm (
TP.HCM: Cuối năm lại
cấp tập đào đường - Pháp
Luật TP.HCM
ngày 13-12)
khiến người dân rất bức xúc.
Ngày 13-12, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, ông Ngô Hải
Đường, Trưởng phòng Khai
thác hạ tầng giao thông đường
bộ, Sở GTVT TP.HCM, cho
rằng nguyên nhân “là do quy
trình xin cấp vốn”.
Xin từ đầu năm,
cuối năm mới làm
Ông Đường cho biết thêm:
Thường vào cuối năm trước
hoặc đầu năm, các đơn vị đăng
ký vốn, dự án để TPduyệt. Tiếp
đến lại là các thủ tục thiết kế,
dự toán, đấu thầu thi công…và
thường đến khoảng tháng 10-11,
các đơn vị này mới được cấp
vốn để triển khai.
“Do chậm được cấp vốn
nên cuối năm các đơn vị mới
có thể triển khai công tác thi
công. Dù biết là ảnh hưởng
đến cuộc sống, kinh doanh của
người dân nhưng chúng tôi cũng
mong người dân thông cảm
cho ngành giao thông” - ông
Đường chia sẻ.
Trong báo cáo của phòng
Khai thác hạ tầng giao thông
đường bộ về tình hình thi công
xây dựng công trình thiết yếu
trong phạm vi bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ
trên địa bàn TP năm 2018 (báo
cáo 2018 - PV) cũng thừa nhận
một trong những tồn tại là việc
phân bổ nguồn vốn cho các đơn
vị thi công chưa đồng bộ, dẫn
đến việc thiếu sự phối hợp.
Ngoài ra, Sở GTVT cũng
nhận định một trong những
nguyên nhân khiến các dự án
đào đường đình trệ, kéo dài là
do tình hình thời tiết vào các
tháng cuối năm thường hay có
mưa, bão, triều cường…
Căn bệnh trầm kha
nhiều năm
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM,
ông PhạmVănHùng,
Phó Phân viện trưởng Phân viện
Khoa học công nghệ GTVT
phía Nam, khẳng định cứ vào
dịp cuối năm lại có nhiều công
trình đào đường là “căn bệnh
trầm kha” của TPbao năm nay.
“Câu hỏi đặt ra không phải
là tại sao cứ gần hết năm mới
triển khai các công trình đào
đường này, vì bao năm nay vẫn
vốn là như vậy. Mà câu hỏi
đúng ra phải là bao giờ tình
trạng nàymới chấmdứt?” - ông
Hùng bày tỏ.
Về vấn đề cuối nămmới được
phân bổ vốn để các đơn vị tiến
hành thi công, ông Hùng cho
rằngTP.HCMphải tìmcách nào
đó để sắp xếp nguồn vốn cho
hợp lý. Nên ưu tiên các công
trình đào đường quan trọng
để không làm ảnh hưởng đến
người dân trong dịp cuối năm.
“Đó là chưa kể đến việc phân
bổ vốn không đồng bộ giữa các
đơn vị đào đường. Cứ hết cấp
nước đào rồi đến điện đào, dự
án đào…Có khi một con đường
phải đào lên lấp xuống 3-4 lần,
vậy tuổi thọ con đường sẽ được
tính như thế nào?” - ông Hùng
đặt vấn đề.
Đáng nói là sau khi đào xong,
tình trạng không nghiêm túc
chấp hành quy định trong thi
công đào, tái lập mặt đường,
rào chắn thi công, tổ chức phân
luồng… vẫn còn diễn ra gây
ảnh hưởng đến sinh hoạt của
nhân dân và an toàn giao thông.
Về vấn đề này, ông Nguyễn
Bật Hận, Phó Chánh Thanh tra
Sở GTVT TP, cho biết: “Để
không tái diễn việc thi công
cẩu thả làm ảnh hưởng đến
người dân, chúng tôi đã kiến
nghị cơ quan chức năng tăng
mức chế tài xử phạt các đơn vị
thi công vi phạm để đủ sức răn
đe. Tuy nhiên, đến nay những
kiến nghị trên vẫn chưa được
thông qua”.
Cũng theo ông Hận, ngoài đề
xuất chế tài tài chính, Thanh
tra Sở cũng đề nghị ngưng cấp
phép đào đường cho các đơn vị
nhiều lần tái phạm hoặc không
khắc phục kịp thời theo yêu
cầu của Thanh tra Sở.
Để tránhnhững tồn tại nêu trên
trong năm 2019, ông Ngô Hải
Đường cho biết: Về thời gian
cấp phép thi công, dự kiến từ
1-1-2019 sẽ thực hiện theo dịch
vụ trực tuyến mức độ 3, sẽ tiếp
tục điều chỉnh lên mức độ 4.
“Sang năm chúng tôi sẽ triển
khai xây dựng kế hoạch điều
hành thi công xây dựng công
trình để các đơn vị, chủ đầu tư
thống nhất triển khai thi công
đồng bộ. Tránh đào đường, tái
lập mặt đường nhiều lần gây
lãng phí và ảnh hưởng đến sinh
hoạt của nhân dân, của giao
thông trong khu vực” - ông
Đường thông tin.•
Lô cốt án ngữ ngay ngã tưHậuGiang - Minh Phụng, quận 6. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
Bốn tồn tại của các dự án đào đường
Báo cáo tìnhhình thi côngxâydựng công trình thiết yếu trong
phạmvi bảovệkết cấuhạ tầnggiao thôngđườngbộ trênđịabàn
TPnăm2018 của phòngKhai thác hạ tầnggiao thôngđườngbộ
cho thấy vẫn còn bốn tồn tại của các dự án đào đường:
Thứ nhất, việc khảo sát dự án chưa tốt như vướng di dời hệ
thốnghạ tầng kỹ thuật điện, nước; công tác điều tiết giao thông
không được quan tâm đúng mức.
Thứ hai, một số chủ đầu tư, tư vấn giámsát buông lỏng công
tác điều hành quản lý ngoài công trường, chưa chú trọng công
tác xây dựng tiến độ và tái lập hoàn trả các phui đào.
Thứ ba, công tác phối hợp giữa các đơn vị quản lý chuyên
ngành đối với các ban quản lý dự án, các chủ đầu tư và đơn vị
thi công còn chậm.
Thứ tư, một số rào chắn công trình không triển khai thi công,
chỉ là nơi tập kết máy móc, thiết bị gây phản cảm và bức xúc
cho người dân.
Theo ông Hùng, TP
cần sắp xếp nguồn
vốn hợp lý, ưu tiên
sớm hoàn thành các
công trình đào đường
quan trọng để không
ảnh hưởng đến người
dân dịp cuối năm.
Dânkêu cứuvì xe tải
chạy vàongõnhỏ
suốt ngàyđêm
Người dân liên tục phản ánh tình trạng xe tải
rồng rắn ra vào ngõ nhỏ khiến cuộc sống của
họ bị đảo lộn.
Thời gian gần đây, người dân tại khu dân cư số 15,
tổ dân phố 46 và 47, phường Bưởi (quận Tây Hồ, TP
Hà Nội) liên tục phản ánh tình trạng xe tải rồng rắn
ra vào ngõ khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn.
Theo người dân, đây là những xe tải chở gạch, đất
đá, cát sỏi, vật liệu xây dựng... Đáng chú ý, nhiều xe
có dấu hiệu chở quá khổ, quá tải, không được che
chắn, chạy cả ngày cả đêm, luồn lách qua các con
ngõ nhỏ trên đường.
Người dân than phiền việc các xe tải chạy trong
ngõ không chỉ gây ồn mà còn để rơi vãi đất, cát làm
mất vệ sinh. Đặc biệt, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao
bởi các ngõ ngách ở đây thường rất nhỏ, lại có trường
học, thường xuyên có trẻ em chơi đùa, đi học.
Mặc dù người dân đã đặt biển hạn chế chiều cao
phương tiện và nhiều lần phản ánh tới lãnh đạo
phường nhưng tình trạng xe tải “tung hoành” không
hề thuyên giảm. Ông NVT (người dân tổ 47) cho
hay: “Con ngõ vốn đã nhỏ, là nơi cho các cháu tập
xe đạp, vui chơi, rồi đi học... Vậy mà xe tải cứ chạy
ầm ầm khiến ai cũng sợ”.
Cũng theo ông T., trong các cuộc họp giao ban ở
phường, người dân đã phản ánh, thậm chí đã phản
ánh cả lên quận nhưng tình trạng trên vẫn tồn tại.
Quan sát thực tế, những con ngõ ở khu dân cư số
15, tổ 46 và 47 chỉ rộng khoảng 3 m. Người dân,
học sinh đi lại rất đông nhưng nhiều xe tải vẫn chạy
với tốc độ nhanh. Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh
Hải, Chủ tịch UBND phường Bưởi, cho biết phường
có nhận được thông tin phản ánh từ người dân và đã
giao cho cơ quan công an xử lý.
Theo ông Hải, những chiếc xe tải hoạt động rầm
rộ trong khu vực tổ 46, 47 của phường là xe chở đất,
cát từ một số công trình xây dựng đang đào móng.
“Tôi đã yêu cầu công an nhắc nhở, xử lý các xe quá
khổ. Các công trình xây dựng thì họ có phép, không
thể nào cấm được. Chỉ nhắc nhở chủ đầu tư hoàn
trả đường ngõ bị lún, nứt và phải làm lại” - Chủ tịch
UBND phường Bưởi khẳng định.
TUYẾN PHAN
TP.HCM tập trung khắc phục tai nạn,
ùn tắc giao thông
(PL)- Sở GTVT TP.HCM vừa cho biết qua công
tác kiểm tra, phản ánh của người tham gia giao
thông, phương tiện truyền thông, Sở ghi nhận còn
nhiều bất cập trong công tác tổ chức giao thông.
Cụ thể, nhiều cơ quan, đơn vị quản lý đường bộ
theo phân cấp thực hiện không đúng quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
Qua đó, Sở đề nghị UBND các quận/huyện, ban
quản lý các khu đô thị,… theo phân cấp quản lý
đường bộ rà soát và kịp thời khắc phục các bất cập
trong công tác tổ chức giao thông. Đảm bảo thực
hiện đúng theo quy chuẩn về báo hiệu đường bộ.
Sở đề nghị Công an TP chỉ đạo các lực lượng chức
năng trong quá trình công tác nếu phát hiện các sai
phạm về tổ chức giao thông, kịp thời phản ánh đến
các cơ quan, đơn vị quản lý đường bộ theo phân cấp.
Hoặc qua kênh liên lạc của các tổ phản ứng nhanh,
các đơn vị trực thuộc Sở hoặc tổng đài tiếp nhận
phản ánh sự cố hạ tầng giao thông 1022.
THÁI NGUYÊN
Tình trạng xe tải rồng rắn ra vào ngõ khiến cuộc sống
người dân bị đảo lộn. Ảnh: T.PHAN
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook