13
Đời sống xã hội -
Thứ Tư2-1-2019
Con trai tử vong, con gái và con dâu
bị thương
ĐólàhoàncảnhcủagiađìnhôngTrầnHóaKhánh,sinhnăm
1961, một trong ba du khách tử vong trong vụ đánh bom tại
Ai Cập. Vợ ông - bà LêThị Ngọc Hà (sinh năm1962) bị thương
nặng ở hai chân. Đi cùng vợ chồng ông Khánh, bà Hà là vợ
chồng ông Lê Phúc (bị thương ở gót chân) và bàTrầnThị Kim
Anh (bị thương ở chân). Bà Anh là chị ruột của ông Khánh.
Chúng tôi đã liên lạc được với ông Lê Xuân Hạnh (phường
Tân Lập,TPNhaTrang, KhánhHòa), anh của ông Lê Phúc. Ông
Hạnh cho biết vợ chồng ông Khánh từNhaTrang vàoTP.HCM
để đi cùng tour du lịch sang Ai Cập với vợ chồng ông Phúc và
bà KimAnh. Vợ chồng ông Phúc và bà Hà là những du khách
còn ở lại Ai Cập để tiếp tục điều trị, ổn định sức khỏe. Hai con
gái của ông Phúc và bà Hà đã bay sang Ai Cập hôm 30-12.
TheoôngHạnh,vợchồngôngKhánhsốngcùngchamẹgià.
Hiệngiađìnhvẫnchưachomẹôngbiếttìnhtrạngcủacáccon.
Ông Hạnh cũng cho biết: Ông biết em trai mình gặp nạn
vào khoảng trưa 29-12 khi con rể đọc tin trên báo, thấy hình
ảnhôngPhúc. Người con rểhỏi ôngHạnhđểxácnhận thì ông
mới bàng hoàng nhận ra đúng là em trai mình.
TRÍ NHIÊN
9 du khách Việt trở về
từ Ai Cập
TÚUYÊN-HOÀNG LAN
V
ào lúc 16 giờ 15 ngày
1-1-2019, nhómdukhách
đầu tiên gồm chin người
trong đoàn khách đi Ai Cập
đã về đến sân bay Tân Sơn
Nhất trên chuyến bay TK168.
Bay hạng thương gia
Trước đó, bộ trưởngDu lịch
Ai Cập và đại sứViệt Nam tại
Ai Cập đã ra tiễn đoàn ngay
tại sân bay. Giám đốc Sở Du
lịchTP.HCMvàphó tổnggiám
đốc Tổng Công ty Du lịch Sài
Gòn (Saigontourist) cũng có
mặt trên chuyến bay này.
Theo dự kiến trước đó chỉ
có tám người về nước, tuy
nhiên các bác sĩ đã nhận định
sức khỏe của một du khách
nữa đã hồi phục tốt hơn nên
đã có thể về nhà trên chuyến
bay sớm nhất.
Bà Đoàn Thị Thanh Trà,
Giám đốc tiếp thị-truyền
thông của Saigontourist, chia
sẻ: Với những tổn thất của
từng du khách, công ty đã bố
trí toàn bộ vé máy bay hạng
thương gia cho đoàn. Ban
lãnh đạo công ty và các cơ
quan, ban, ngành cũng đã có
mặt đón đoàn ngay khi đoàn
hạ cánh và bố trí xe, hướng
dẫn để đưa riêng từng nhóm
khách về nhà.
Riêng ba du khách tử vong,
dự kiến sẽ về nước trong
chuyến bay ngày 2-1. Tiếp đó,
công ty sẽ phối hợp cùng với
gia đình để tiến hành các thủ
tục tang lễ, mai táng.
Hai mẹ con phải
điều trị tiếp tục
Chiều cùng ngày, ngay sau
khi đoàn chín du khách về đến
sân bay, Tổng Công ty Du
lịch Sài Gòn (Saigontourist)
đã phối hợp với Bệnh viện
(BV) ĐH Y Dược TP.HCM
đưa bốn du khách từ sân bay
Tân SơnNhất về BVkiểm tra,
ổn định tình hình sức khỏe
và tiếp tục chữa trị cho các
bệnh nhân.
BV đang tiếp nhận điều trị
cho hai mẹ con bàNguyễnThị
Anh Thư (sinh năm 1961) và
Nguyễn Thị Anh Thơ (sinh
năm 1997, ngụ TP.HCM).
BS NguyễnViết Hậu, khoa
Cấp cứu củaBV, cho biết khoa
Cấp cứu đã hội chẩn chuyên
gia các chuyên khoa, đặc biệt
là chấn thương chỉnh hình cho
bệnh nhân.
Nhìn chung, hai người bệnh
trong tình trạng ổn định nhưng
bị sang chấn tâm lý, sợ hãi,
lo âu không biết mình bị tổn
thương như thế nào. Các tổn
thương nội tạng nguy hiểm
như tim, gan, chấn thương…
chưa cần thiết phải cấp cứu
phẫu thuật ngay. Bệnh nhân
còn cần phải kiểm tra thêm
các kỹ thuật cận lâm sàng để
xác định thêm.Trong giai đoạn
đầu này bệnh nhân còn phù nề,
chưa thể đánh giá được hết.
PGS-TS Bùi Hồng Thiên
Khanh, Trưởng khoa Chấn
thương chỉnh hình, trực tiếp
thăm khám cho bệnh nhân,
cho biết hai mẹ con đều có
vết thương do sức ép, mảnh
kim loại và đã được chăm sóc
khâu vết thương ở Ai Cập.
Hiện người con sẽ tiếp tục
được theo dõi, chăm sóc vết
thương, phối hợp tập vật lý trị
liệu để phục hồi chức năng.
Riêng người mẹ thì bị bầm
dập phầnmềmnhiều hơn. Đặc
biệt tổn thương chân bên phải
khiếnmất, giảm cảmgiác vận
động ở khớp cổ chân, nghi
ngờ tổn thương đùi và thần
kinh tọa, phải tiếp tục theo
dõi, chẩn đoán.
Hai du khách còn lại tuy
sức khỏe ổn định và về nhà
nhưng sẽ quay lại BV ĐH Y
Dược TP.HCM để kiểm tra
sức khỏe tổng quát. •
Hai người bệnh
trong tình trạng ổn
định nhưng bị sang
chấn tâm lý, sợ hãi,
lo âu không biết
mình bị tổn thương
như thế nào.
Sổ tay
Trang trí phố:
Đẹpmà chưađẹp
“Tranh tường, bích họa thiếu quy hoạch, thiếu sự quản
lý, nghiệp dư hóa…”. Đó là một trong những ý kiến được
ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và
Triển lãm (Bộ VH-TT&DL), đưa ra mới đây.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác ông Thành cũng cho rằng
tranh bích họa cũng phản ánh nhu cầu của xã hội hiện
nay rất muốn có các công trình mỹ thuật, công trình nghệ
thuật phục vụ công cộng. Thực tế đây là điều rất thiếu, ít
công trình công cộng phục vụ người dân.
Xuất phát từ nhu cầu đó, rất nhiều tranh bích họa đã
được sáng tạo từ những bức tường sâu trong ngõ phố cho
đến những thênh thang đường rộng, từ công sở cho đến
trường học…bích họa cứ thế ra đời. Ý nghĩa lớn nhất để
rất nhiều người cầm cọ vẽ lên những bức tường xám xịt
là khoác lên bức tường rêu phong với chằng chịt “vết sẹo”
một bộ mặt mới, thẩmmỹ hơn và hữu ích hơn.
Dẫu vậy, không phải bức tường nào cũng được khoác
một tấmáomới phù hợp. Có những bức tường khi được
phủ lênmàumới thì trở nên kệch cỡm với môi trường, chưa
kể đó còn là những bức tranh được sáng tạo bởi những cây
cọ nghiệp dư, thiếu sự chuyên nghiệp và ý đồ nghệ thuật.
Nói thêm về phong trào tự phát này, ông Vi Kiến Thành
cho hay: “Vì nó là văn nghệ quần chúng, để cho người ta
tự nhiên một chút”. Bởi thế, sự tự nhiên một chút đó đôi khi
như một câu chuyện ngụ ngôn “Đẹp mà không đẹp” trong
sách Tiếng Việt cũ. Mục đích là đẹp nhưng cái tạo ra lại
không được như vậy.
Tương tự, dịp cận Tết, nhiều tuyến đường của Hà Nội
và các đô thị lớn lại rộn ràng trang trí với nhiều hình thức
khác nhau. Đèn rực rỡ, nhấp nháy đủ màu sắc. Nhiều hình
khối được dựng lên mà người xem không thể liên tưởng
được cái mà nó tạo ra chứ chưa nói đến ý nghĩa mà hình
khối đó tạo thành.
Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, người có nhiều dự án về Hà Nội,
trong một lần trả lời phỏng vấn đã lý giải nguyên nhân
của tình trạng này là vì các chuyên gia về mỹ thuật chưa
được trưng dụng để đóng góp ý tưởng, thiết kế. Dĩ nhiên
con mắt của người làm quản lý không phải lúc nào cũng
nhìn ra được cái đẹp, cái tầng sâu ý tưởng của các mẫu
trang trí. Thành ra cái đẹp chỉ được hiểu một cách giản
đơn là màu sắc sặc sỡ, họa tiết rối rắm.
Thế nên, mỗi khi nhìn ngắm những công trình trang trí
phố chưa được đẹp do các cơ quan nhà nước thực hiện,
chúng ta cũng hoàn toàn hiểu được những cái chưa đẹp
từ sự tự phát của người dân.
VIẾT THỊNH
Bức vẽ trong dự án Nghệ thuật kiến tạo cộng đồng tại tập
thểHọc việnPhụnữTrungương, phốPháoĐài Láng, HàNội.
Ảnh: NMH
Nhật Bản mở rộng cửa đón thêm
lao động Việt Nam
14 ngành nghề Nhật Bản sẽ tiếp nhận lao động
nước ngoài trong năm 2019, mở ra thêm nhiều cơ
hội việc làm tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam.
Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản
lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết
theo nội dung trong dự luật Quản lý xuất nhập cảnh
sửa đổi chính thức được Thượng viện Nhật Bản thông
qua, có hiệu lực từ tháng 4-2019 thì Nhật Bản ước tính
sẽ tiếp nhận 345.000 lao động nước ngoài trong năm
năm tới với 14 ngành nghề: xây dựng, đóng tàu/công
nghiệp tàu thủy, nông nghiệp, hộ lý, lưu trú, sản xuất
thực phẩm/đồ uống, nhà hàng, ngư nghiệp, vệ sinh tòa
nhà, công nghiệp rèn đúc, công nghiệp điện/điện tử/
thông tin, bảo dưỡng/sửa chữa ô tô và hàng không.
“Trong năm 2019 chúng ta sẽ đặt trọng tâm hơn
trong việc phái cử người lao động trong các nghề như
đóng tàu, công nghiệp rèn đúc, công nghiệp điện/điện
tử/thông tin, bảo dưỡng/sửa chữa ô tô và hàng không”
- ông Hương nhấn mạnh.
PX
Các nhân
viên
Saigontourist
đang thăm
hỏi tình hình
của các du
khách sau khi
trở về
Việt Nam.
Ảnh: CTV
Tiêu điểm
Thông tin cập nhật từ BV
Sheikh Zayed Specialized
Hospital, nơi ba người bị
thương đang điều trị, hiện
những người bị thương phục
hồi rất tốt và có khả năng sẽ
vềViệt Namvào cuối tuần này.
Ba người tử vong dự kiến được đưa về nước trong chuyến bay ngày 2-1.
Thủ tướngAi CậpMostafaMadbouly thămông Lê Phúc
tại bệnh viện ở Ai Cập. Ảnh: AAP/TTXVN