004-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu4-1-2019
Thủ tướng nói về bài học
thanh long rớt giá
Lấy chuyện “giải cứu” heo làmbài học sâu sắc cho ngành nông nghiệp trong thời gian tới.
MAI HIỀN
“N
gành nông nghiệp
phải khơi gợi được
khát vọng của dân
tộc, phải phấn đấu trong 10
năm nữa Việt Nam lọt nhóm
15 quốc gia có nền nông
nghiệp phát triển nhất. Riêng
lĩnh vực chế biến nông sản
phải vào nhóm 10 nước của
thế giới”.
Đó là nhấn mạnh của Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc tại
hội nghị tổng kết năm2018 và
triển khai kế hoạch năm 2019
của Bộ NN&PTNT ngày 3-1.
Bài học cho ngành
nông nghiệp
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
Nguyễn Xuân Cường cho
biết năm 2018 ngành nông
nghiệp tiếp tục khẳng định xu
thế, chuyển đổi cơ cấu ngành
toàn diện, đồng bộ, có trọng
tâm. Đặc biệt, kimngạch xuất
khẩu nông nghiệp đạt kỷ lục
hơn 40 tỉ USD.
Theo Bộ trưởng Cường, có
được kết quả trên là do ngành
nông nghiệp đã chuyển mạnh
cơ cấu sản phẩm theo hướng
tăng tỉ trọng các ngành hàng,
sản phẩm có lợi thế và thị
trường thuận lợi. Đáng chú
ý, các địa phương đã chuyển
hơn 100.000 ha đất lúa kém
hiệu quả sang trồng các loại
rau màu, cây ăn quả và nuôi
trồng thủy sản.
Đặc biệt, một số sản phẩm
chăn nuôi bước đầu đã được
xuấtkhẩunhưthịtheođônglạnh
chính ngạch sang Myanmar,
thịt gà sang Nhật Bản.
Ngoài ra, công nghiệp chế
biến nông lâm thủy sản tiếp
TheoBộNN&PTNT, ngànhnôngnghiệpđã thể hiện làmột
trụ cột quan trọng của nền kinh tế, trở thành một động lực
tăng trưởngmạnhmẽ với mức tăng 3,76% trong năm2018,
được xem là cao nhất trong bảy năm trở lại đây.
Việt Nam khẳng định vị thế là cường quốc về xuất khẩu
nông sản trên thế giới khi đứng thứ 15 và đã xuất khẩu sang
thị trường hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch
xuất khẩu nông lâm sản đạt kỷ lục trên 40 tỉ USD, cao nhất
từ trước đến nay.
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc nhấnmạnh không có doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn thì ngành nông nghiệp khó thành công được. Ảnh: VGP
“Cán bộ phải sống
cùng dân, nắm được
tâm tư nguyện vọng
của nhân dân, nhu
cầu sản xuất của
nhân dân thì ngành
nông nghiệp mới
phát triển và thành
công được.”
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc
tục được nâng cao năng lực,
chế biến sâu. Trong năm2018,
có 16 nhà máy chế biến rau
quả, thịt heo, gia cầm hiện
đại với mức đầu tư khoảng
8.700 tỉ đồng được khởi
công và khánh thành, sản
xuất cung ứng nông sản với
chất lượng cao, mức tổn thất
nông sản đã giảm đáng kể
như lúa gạo đã giảm xuống
còn dưới 10%.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT Nguyễn Xuân
Cường thừa nhận ngành
nông nghiệp vẫn còn những
hạn chế cần tập trung khắc
phục. Điển hình như cơ cấu
nông nghiệp triển khai chưa
đồng đều; đổi mới và phát
triển các hình thức tổ chức
sản xuất chưa đáp ứng được
yêu cầu. Năng lực quản trị
công tác dự báo cung cầu
còn bất cập.
Hệ quả là có lúc, có nơi xảy
ra tình trạng nông sản bị tồn
đọng, tiêu thụ bị chậm, giá
giảm, nhất là vào thời điểm
thu hoạch chính vụ hoặc do
nguồn cung thiếu (như thịt
heo) nên giá tăng cao, ảnh
hưởng đến sản xuất, thu nhập
của người dân.
“Có thời điểmphải giải cứu
thịt heo (do cung vượt cầu -
PV), sau đó giá thịt heo lại
tăng rất cao (do thiếu nguồn
cung) là bài học sâu sắc trong
công tác chỉ đạo” - Bộ trưởng
Cường nhấn mạnh.
Còn chậm so với
Thái Lan, Campuchia
Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đánh giá cao sự đổi
mới, sáng tạo của ngành nông
nghiệp, của bà con nông dân
đã góp phần vào sự phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước.
“Nếu như trước đây chỉ có
2% doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp thì đến nay con
số này là hơn 50.000, bằng
8% tổng số doanh nghiệp cả
nước đầu tư vào nông nghiệp.
Không có doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp, nông
thôn thì ngành nông nghiệp
khó thành công được” - Thủ
tướng nhấn mạnh.
Cũng theoThủ tướng, ngành
nông nghiệp vẫn còn tồn tại
nhiều bất cập cần phải khắc
phục. Đó là tổ chức sản xuất
liên kết theo chuỗi giá trị chưa
trở nên phổ biến, chủ đạo.
Kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm
tỉ trọng cao và tiếp tục bộc lộ
những hạn chế, yếu kém, cản
trở quá trình sản xuất hàng
hóa quy mô lớn. Công nghiệp
chế biến sâu chưa phát triển,
lợi thế cạnh tranh năng suất
lao động thấp, tổn thất sau
thu hoạch còn cao.
Đáng lo ngại là thị trường
tiêu thụ ngày càng biến động,
nguy cơ rủi ro trong khi năng
lực quản trị và công tác dự
báo cung cầu thị trường đã
có tiến bộ nhưng vẫn còn
bất cập. Thủ tướng lấy dẫn
chứng: “Trường hợp người
dân thu hoạch thanh long ở
Bình Thuận vào đúng ngày
nghỉ quốc khánh của Trung
Quốc dẫn đến không bán được
là một ví dụ”.
Thủ tướng cho rằng vấn đề
nữa là sự phối hợp giữa ngành
nông nghiệp với các ngành
khác. “Ai làm thị trường, ai
làm chất lượng, trách nhiệm
làm sao?” - Thủ tướng lưu ý
cần xem xét vấn đề nảy sinh
đối với ngành nông nghiệp
khi Việt Nam tham gia các
hiệp định thương mại tự do.
Đề cập phương hướng của
ngành nông nghiệpViệt Nam
trong thời gian tới, Thủ tướng
NguyễnXuânPhúcnhấnmạnh:
Tăng trưởng nông nghiệp phải
đạt cao, ít nhất là 3%, xuất
khẩu khoảng 42-43 tỉ USD.
Việt Nam phải phấn đấu trở
thành một trung tâm chế biến
xuất khẩu đồ gỗ, sản xuất
tôm lớn của thế giới. “Tôi đề
nghị các đồng chí tìm tòi mọi
cách, phát huy mọi sáng tạo
để thực hiện đạt cao hơn mục
tiêu đưa ra” - Thủ tướng nói.
Để thực hiện mục tiêu này,
Thủ tướngnhấnmạnhviệc đầu
tiên là phải có thể chế pháp
luật tốt, phải xóa bỏ những
quy định lạc hậu để nông
nghiệpViệt Namcó bước tiến;
làm tốt hơn nữa công tác thị
trường, bao gồm cả dự báo,
cả cân đối cung cầu, cả phát
triển thị trường mới và đặc
biệt là xây dựng thương hiệu
trong nông nghiệp, từ gạo đến
tôm, đến giống lúa, cá tra…
vì hiện chúng ta còn chậm
so với Thái Lan, Campuchia.
Nhấn mạnh việc xây dựng
nông thôn mới, Thủ tướng
lưu ý: “Cần chú trọng tiêu
chí thu nhập của người dân.
Đừng bị bệnh thành tích, chỉ
có hình thức mà quan trọng
là đời sống của người dân ở
các vùng chúng ta xây dựng
nông thôn mới như thế nào”.•
Chứng khoán đầu năm đỏ lửa,
các tỉ phú mất cả chục ngàn tỉ
Ở hai phiên giao dịch đầu năm nay, thị trường
chứng khoán liên tục đỏ sàn. Phiên ngày 3-1 được
xem là “nỗi đau đớn” của thị trường khi chỉ số VN-
Index mất 13,53 điểm, xuống chỉ còn 878,22 điểm.
Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 11-2017 tới nay.
Hiệu ứng đỏ sàn của thị trường chứng khoán đã
tác động tiêu cực đến hàng loạt cổ phiếu của các tỉ
phú Việt Nam. Nữ tỉ phú USD duy nhất của Việt
Nam là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng Giám
đốc VietJet, chỉ trong hai ngày mất 260 tỉ đồng vì
cổ phiếu VietJet mất 3.800 đồng.
Vừa lọt vào tốp 3 người giàu nhất Việt Nam, ông
Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank, cũng
mất hơn 400 tỉ đồng; ông Nguyễn Đăng Quang, xếp
thứ tư người giàu nhất Việt Nam, Chủ tịch HĐQT
Masan, mất hơn 370 tỉ đồng.
Đáng chú ý, tỉ phú USD Trần Đình Long, Chủ
tịch Tập đoàn Hòa Phát, trong hai ngày liền đã mất
hơn 700 tỉ đồng. Đặc biệt, Sabeco đã mất 7.500 tỉ
đồng do cổ phiếu rớt giá.
PV
Giòhoa langiá siêuđắt trên1 tỉ đồng
(PL)- Giò hoa lan giã hạc năm cánh trắng tại Gia Lai
vừa được bán với giá hơn 1,1 tỉ đồng. Chủ nhân của giò
lan trắng giã hạc (hay còn gọi là phi điệp) này là anh
Nguyễn Duy Cường (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia
Lai). Lý giải về mức giá đắt đỏ trên, anh Cường cho hay
cây lan của anh thuộc loại đột biến. Màu hoa trắng, cây
phân thùy rõ ràng, mắt nhỏ gọn, khuôn cánh, môi, phối
màu tổng thể rất đẹp.
Trước đó không lâu, CLB Hoa lan đột biến sông Hàn,
TP Đà Nẵng tổ chức buổi tiếp nhận lan giã hạc năm cánh
trắng độc đáo từ thị xã La Gi, Bình Thuận với giá lên đến
6,8 tỉ đồng. Đây là hoa lan giã hạc độc đáo và được giới
chơi lan trong cả nước đánh giá rất cao.
Chia sẻ với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Phạm Đức
Phượng, chủ vườn lan rừng và người săn hoa tại Đắk Lắk,
cho hay lan giã hạc thường có hai loại đột biến là đột biến
lá và đột biến hoa. Tuy nhiên, đột biến hoa thường có giá
trị về kinh tế cao hơn. Thông thường hoa giã hạc có màu
tím, phớt hồng. Tuy nhiên, khi đột biến chúng lại sở hữu
màu trắng, các thùy thân cũng rõ ràng, đẹp.
Theo ông Phượng, giá bán của lan giã hạc thông thường
khoảng 200.000-
300.000 đồng.
Tuy nhiên, với
các dòng lan giã
hạc rừng đột biến
thì giá bán phụ
thuộc vào từng
centimet thân cây,
có khi lên tới 10
triệu đồng/cm.
Còn TS Nguyễn
Văn Tiến, Phó
Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu và phát triển hoa cây cảnh Việt Nam, chia
sẻ với báo chí rằng các loại giã hạc trên thị trường hiện nay
chủ yếu là hàng nhân tạo, do các nhà vườn tiến hành thuần
hoặc nhân giống và tự đặt tên. Còn giã hạc rừng hầu như đã
tuyệt chủng. Để tìm được cây, dân chơi phải sang tận Lào,
Campuchia hay các vùng có nhiều rừng để săn lùng. Vì thế
những cây này được xem là hiếm. Giá bán được tính theo
từng centimet cây hay độ đột biến của bông hoa.
T.HÀ
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook